Bài tập lớn môn đường lối cách mạng việt nam năm 2024

Câu 1 [1]: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Kết quả và ý nghĩa. Trả lời: Cần làm: + Tình hình VN cuối TK 19, đầu TK 20 + Vai trò chuẩn bị về tổ chức + Kết quả của sự chuẩn bị a, Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị thành lập Đảng Tình hình VN cuối TK 19, đầu TK 20: ‒ Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. ‒ Nhiều phong trào yêu nước nổ ra theo hai khuynh hướng là phong kiến và tư sản nhưng đều thất bại không lâu sau đó. → Phong trào yêu nước ở Việt Nam rơi vào khủng hoảng về đường lối → Lịch sử đặt ra yêu cầu cần có 1 con đường mới. Về tổ chức: ‒ Tháng 6‒1925: Người thành lập " Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên " , nòng cốt là thanh niên cộng sản đoàn ‒ Tổ chức thanh niên phát huy tác dụng nhiều mặt + Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin vào VN qua nhiều tờ báo, tác phầm " Người cùng khổ " , " Đường Kách mệnh " + Đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt + Chuẩn bị tích cực về mọi mặt cho việc thành lập Đảng. + Sau phong trào " vô sản hóa ". Chủ nghĩa Mác Lê nin được truyền bá sâu rộng vào VN, phong trào đã có sự chuyển biến về chất những người yêu nước trở thành người cộng sản, phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác ‒ Sau khi phong trào phát triển mạnh tổ chức thanh niên không còn khả năng lãnh đạo → 3 tổ chức cộng sản ra đời + Đông Dương Cộng sản Đảng + An Nam Cộng sản Đảng + Đông Dương Cộng sản Liên đoàn → 3 tổ chức này có ưu điểm: lãnh đạo phong trào phát triển mạnh mẽ rộng khắp hạn chế sự công kích và lôi kéo quần chúng nhân dân tạo nên sự chia rẽ → Yêu cầu lịch sử đặt ra là cần hợp nhất các tổ chức cộng sản thành 1 Đảng duy nhất Kết quả: ‒ Hội nghị hợp nhất được diễn ra từ 6/1 đến 7/2/1930 tại Cửu Long, Hương Cảng Trung Quốc. Hội nghị nhất trí hợp nhất 3 đảng thành 1 chính đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua: Chánh cương văn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng. b, Ý nghĩa ‒ Đảng CSVN ra đời đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử CM VN: + Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước giải phóng dân tộc. + Chứng tỏ giai cấp CNVN trưởng thành, đủ sức lãnh đạo CM, PT chuyển từ tự phát sang tự giác.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-***

BÀI TẬP LỚN
MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM

ĐỀ BÀI : Phận tích cấu trúc hệ thống chính trị nước ta hiện nay.Trình bày
suy nghĩ của nhóm về văn hóa chính trị của giới trẻ hiện nay.

Họ và tên: NHÓM 3
Lớp: ĐLCMCĐCSVN_21

Hà Nội, ngày 24 tháng 2 năm 2017

Bài làm
1. Cấu trúc hệ thống chính trị nước ta hiện nay
1.1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống chính trị.
1.1.1. Khái niệm
Hệ thống chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các
tổ chức, các thiết chế có quan hệ với nhau về mặt mục đích, chức năng trong việc
thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị hoặc đưa ra quyết định chính trị.
Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể chính trị -xã hội, và các mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống.
1.1.2. Bản chất.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp
công nhân Việt Nam, nhân dân ta đã đứng lên làm cách mạng giành lấy quyền lực
và tổ chức ra hệ thống chính trị của mình. Hệ thống chính trị nước ta có những bản
chất sau:
- Hệ thống chính trị ở nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân.
- Quyền lực thuộc về nhân dân với việc nhà nước của dân do dân và vì dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng độ tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung
thành lơi ích của giai caaso công nhân và nhân dân lao động và của cả dân tộc,
thiết lập sự thống trị của đạ số nhân dân với thiểu số bóc lột.
- Bản chất thống nhất không đối kháng của hệ thống chính trị ở nước ta. Bản
chất đó dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu về sự thống
nhất giữ những lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn
thể dân tộc.
1.1.3. Đặc điểm của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay:
- Các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động,
Các quan điểm và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đề

đc tổ chức trong hệ thống chính tri ở nước ta vận dụng ghi rõ trong hoặt động của
từng tổ chức.
- Hệ thống chính trị nước ta đặt dưới sự lãnh đạo củaĐảng cộng sản Việt
Nam.
-Hệ thống chính trị nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập
trung dân chủ. Nguyên tắc này được tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị ở
nước ta thực hiện.
Việc quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là nhân tố cơ bản
đảm bảo bảo cho hệ thống chính trị có được sự thổng nhất về tổ chức và hành động
nhằm phát huy sức mạnh đồng bộ của hệ thống cũng như của mỗi tổ chức trong hệ
thống chính trị.
-Hệ thống chính trị đảm bảo sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân
và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.
=> Đây là đặc điểm khác biệt căn bản của hệ thống chính trị ở nước ta với hệ
thống chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa thể hiện tính ưu việt của hệ thống xã
hội chủ nghĩa, sự thống nhất lợi ích giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động
cũng như cả dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.

1.1.4. Chức năng

Ở nước ta hiện nay, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang là chủ thể
chân chính của quyền lực. Vì vậy, hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng là
công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động. Mỗi tổ chức của hệ thống
chính trị có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng tác động vào các quá trình
phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo quyền lực của nhân dân.
* Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị nhưng
lại là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị. Vai trò của Đảng thể hiện
những nội dung chủ yếu sau:
 Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, những quan
điểm, chủ truong phát triển kinh tê – xã hội.
 Đảng lãnh đạo và tổ chư thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng.

 Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đoàn thể
quần chúng

Đường lối, chủ trương của Đảng được Nhà nước tiếp nhận, thể chế hóa, cụ
thể bằng pháp luật và chủ trương chính sách, kế hoạch, chương trình cụ thể. Vì
vậy, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước và bộ máy Nhà nước, đồng
thời kiểm tra việc Nhà nước thực hiện các nghị quyết của Đảng.
* Nhà nước
Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị của nước ta, là công cụ tổ chức
thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm
trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Đó chính là Nhà
nước của dân, do dân và vì dân. Mặt khác, nhà nước chịu sự lãnh đạo của giai cấp
công nhân, thực hiện và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.
Như vậy, Nhà nước xã hội chủ nghĩ vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy
chính trị, hành chính, vừa tổ chức quản lý kinh tế văn hóa, xã hội của nhân dân.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội quyết định
những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan
hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao
với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc
thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và
đối ngoại của Nhà nước. Chính phủ là cơ quan chấp hành, chịu trách nhiệm trước
Quốc hội và phải báo cáo công tác với Quốc hội [cơ quan hành pháp].
Tòa án các cấp là cơ quan nhân danh Nhà nước, thể hiện thái độ và ý chí của
Nhà nước trước các vụ án thông qua hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Chủ Đề