Bài tập mạch điện hỗn hợp lớp 11

Bài 1: Có 4 cách mắc:

RAB = R + R + R = 3R

RAB = R + RGB = R + $\frac{R.R}{R+R}$ = 1,5R

RAB =  $\frac{2R.R}{2R+R}$ = $\frac{2}{3}$R

$\frac{1}{R_{AB}}= 3.\frac{1}{R}$ => RAB = $\frac{1}{3}$R

Bài 2: 

a, Ta có R23 = R2 + R3 = 3 + 7 = 10Ω

R234 = $\frac{R_{23}.R_{4}}{R_{23}+R_{4}}$ = $\frac{10.10}{10+10}$= 5Ω

Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là:

RAB = R1 + R234 = 15 + 5 = 20Ω

b, Cường độ dòng điện qua R1 là:

I1 = I = $\frac{U_{AB}}{R_{AB}}$ = 1,75A

Hiệu điện thế UCB = I.R234 = 1,75 . 5 = 8,75V

Cường độ dòng điện qua R4 là:

I4 = $\frac{U_{CB}}{R_{4}}$ = 0,875A

Cường độ dòng điện qua R2, R3 là:

I2 = I3 = $\frac{U_{CB}}{R_{23}}$ = 0,875A

Hoặc vì R2 + R3 = R4 nên I4 = I2 = I3 = $\frac{1}{2}$I = 0,875A

Bài 3: 

a, Các kí hiệu ghi trên mỗi đèn cho ta biết: Khi mắc mỗi đèn vào hai đầu mạch điện có hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua đèn 1 là 0,8A và đèn 2 là 1,2A .

Điện trở của mỗi đèn là: 

R1 = $\frac{U}{I_{1}}$ = $\frac{12}{0,8}$ = 15Ω; R2 = $\frac{U}{I_{2}}$ = $\frac{12}{1,2}$ = 10Ω

b, Khi mắc nối tiếp hai bóng đèn vào mạch điện có hiệu điện thế U = 24V

Điện trở của đoạn mạch là: Rtđ = R1 + R2 = 15 + 10 = 25Ω

Cường độ dòng điện qua mỗi đèn là:

I = I1 = I2 = $\frac{U}{R_{tđ}}$ = $\frac{24}{25}$ = 0,96A

Đèn 1 bị sáng quá, đèn 2 sáng yếu .

c, Để hai đèn sáng bình thường khi mắc vào mạch điện có U = 12V thì ta mắc song song hai đèn vào đoạn mạch có hiệu điện thế trên.

d, Để hai đèn sáng bình thường ta mắc đèn 2 nối tiếp với đoạn mạch gồm đèn 1 và điện trở Rx mắc song song. Ta có sơ đồ cách mắc như sau:

Trong trường hợp này cường độ dòng điện của mạch chính là 1,2A cho nên cường độ dòng điện qua điện trở Rx là:

IX = 1,2 – 0,8 = 0,4A

Vậy điện trở Rx là: 

RX = $\frac{U_{1}}{I_{X}}=\frac{12}{0,4}$ = 30Ω

Cách giải bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp và song song hay, chi tiết

A. Phương pháp & Ví dụ

Định luật ôm cho toàn mạch:

Mạch điện mắc nối tiếp các điện trở:

Liên quan: đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song

Mạch điện mắc song song các điện trở:

Ví dụ 1: Hai điện trở R1, R2 mắc vào hiệu điện thế U = 12V. Lần đầu R1, R2 mắc song song, dòng điện mạch chính Is = 10A. Lần sau R1, R2 mắc nối tiếp, dòng điện trong mạch In = 2,4A. Tìm R1, R2.

Hướng dẫn:

Điện trở tương đương của đoạn mạch khi:

+ [R1 // R2]:

+ [R1 nt R2]:

Từ [1] và [2] ta có hệ:

R1 và R2 là nghiệm của phương trình:

x2 – 5x + 6 = 0

Ví dụ 2: Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = 12Ω, R2 = 15Ω, R3 = 5Ω, cường độ qua mạch chính I = 2A. Tìm cường độ dòng điện qua từng điện trở.

Ta có: R23 = R2 + R3 = 15 + 5 = 20Ω

UAB = I.RAB = 2.7,5 = 15V.

Cường độ dòng điện qua điện trở R1:

Cường độ dòng điện qua điện trở R2, R3:

Ví dụ 3: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết UMN = 18V, cường độ dòng điện qua R2 là I2 = 2A. Tìm:

a] R1 nếu R2 = 6Ω, R3 = 3Ω.

b] R3 nếu R1 = 3Ω, R2 = 1Ω.

Hướng dẫn:

a] Hiệu điện thế giữa hai đầu R2: U2 = I2.R2 = 2.6 = 12V.

Cường độ dòng điện qua R3:

Cường độ dòng điện qua R1: I1 = I2 + I3 = 2 + 4 = 6A.

Hiệu điện thế giữa hai đầu R1: U1 = UMN – U2 = 18 – 12 = 6V.

Điện trở của R1:

b] Hiệu điện thế giữa hai đầu R2: U2 = I2.R2 = 2.1 = 2V.

Hiệu điện thế giữa hai đầu R1: U1 = UMN – U2 = 18 – 2 = 16V.

Cường độ dòng điện qua R1:

Cường độ dòng điện qua R3:

Điện trở của R3:

Ví dụ 4: Cho đoạn mạch như hình vẽ: R1 = R3 = 3Ω, R2 = 2Ω, R4 = 1Ω, R5 = 4Ω, cường độ qua mạch chính I = 3A. Tìm:

a] UAB.

b] Hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở.

c] UAD, UED.

d] Nối D, E bằng tụ điện C = 2μF. Tìm điện tích của tụ.

Hướng dẫn:

a] R13 = R1 + R3 = 3 + 3 = 6Ω;

R24 = R2 + R4 = 2 + 1 = 3Ω;

RAB = R5 + RCB = 4 + 2 = 6Ω → UAB = I.RAB = 3.6 = 18V.

b] U5 = I.R5 = 3.4 = 12V.

UCB = I.RCB = 3.2 = 6V

U3 = I3.R3 = 1.3 = 3V.

→ U2 = I2.R2 = 2.2 = 4V; U4 = I4.R4 = 2.1 = 2V.

c] UAD = UAC + UCD = U5 + U1 = 12 + 3 = 15V.

UED = UEB + UBD = U4 – U3 = 2 – 3 = -1V.

d] Q = CU = 2.10-6.1 = 2.10-6 C.

Ví dụ 5: Cho đoạn mạch như hình vẽ: R1 = 36Ω, R2 = 12Ω, R3 = 10Ω, R4 = 30Ω, UAB = 54V. Tìm cường độ dòng điện qua từng điện trở.

Hướng dẫn:

Mạch điện được vẽ lại như sau:

Cường độ dòng điện qua R1:

Cường độ dòng điện qua R2:

Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R3 và R4: U34 = U3 = U4 = I2.R34 = 2,25.12 = 27V.

Cường độ dòng điện qua R3:

Cường độ dòng điện qua R4:

Ví dụ 6:Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = R3 = 45Ω, R2 = 90Ω, UAB = 90V. Khi K mở hoặc đóng, cường độ dòng điện qua R4 là như nhau. Tính R4 và hiệu điện thế hai đầu R4.

Hướng dẫn:

– Khi K đóng, mạch điện được vẽ như hình a; khi K mở, mạch điện được vẽ như hình b:

– Khi K đóng, ta có:

– Khi K mở, ta có:

– Từ [1] và [2], ta có:

⇔ 902R4 + 243000 = 4050R4 + 303750 ⇔ 4050R4 = 60750 ⇒ R4 = 15Ω.

B. Bài tập

Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = R2 = 4 Ω; R3 = 6 Ω; R4 = 3 Ω; R5 = 10 Ω; UAB = 24 V. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua từng điện trở.

Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = 2,4 Ω; R3 = 4 Ω; R2 = 14 Ω; R4 = R5 = 6 Ω; I3 = 2 A. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở.

Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = R3 = R5 = 3 Ω; R2 = 8 Ω; R4 = 6 Ω; U5 = 6 V. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở.

Bài 4: Hai điện trở R1 = 6Ω, R2 = 4Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 1A và 1,2A. Hỏi bộ hai điện trở chịu được cường độ tối đa là bao nhiêu nếu chúng mắc:

a] Nối tiếp.

b] Song song.

Bài 5: Cho mạch điện như hình vẽ: U = 12V, R2 = 3Ω, R3 = 5Ω.

a] Khi K mở, hiệu điện thế giữa C, D là 2V. Tìm R1.

b] Khi K đóng, hiệu điện thế giữa C, D là 1V. Tìm R4.

Bài 6: Cho mạch điện như hình vẽ.

UAB = 75V, R2 = 2R1 = 6Ω, R3 = 9Ω.

a] Cho R4 = 2Ω. Tính cường độ qua CD.

b] Tính R4 khi cường độ qua CD là 0.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

  • Dạng 1: Cách tính điện trở tương đương mạch nối tiếp, mạch song song, mạch cầu
  • Trắc nghiệm tính điện trở tương đương mạch nối tiếp, mạch song song, mạch cầu
  • Trắc nghiệm Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp và song song
  • Dạng 3: Tìm số chỉ của Ampe kế và Vôn kế
  • Trắc nghiệm Tìm số chỉ của Ampe kế và Vôn kế
  • 50 bài tập trắc nghiệm Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở R có đáp án chi tiết [phần 1]
  • 50 bài tập trắc nghiệm Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở R có đáp án chi tiết [phần 2]

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Danh mục: Tin Tức

Nguồn: //banmaynuocnong.com

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại banmaynuocnong.com

  • Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán 11 có đáp án
  • Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa 11 có đáp án chi tiết
  • Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý 11 có đáp án
  • Kho trắc nghiệm các môn khác

Video liên quan

Chủ Đề