Bài tập thể dục vẩy tay có tác dụng gì năm 2024

Y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp chữa bệnh như châm cứu xoa bóp, dùng thuốc, khí công dưỡng sinh...

Y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp chữa bệnh như châm cứu xoa bóp, dùng thuốc, khí công dưỡng sinh... trong đó có một phương pháp chữa bệnh rất đơn giản, có độ an toàn cao, hiệu quả mà nhiều người chưa biết đó là vẫy tay. Vẫy tay là một môn nội công xuất phát từ Trung Quốc và đã được áp dụng ở Việt Nam từ nhiều năm nay, để chữa các bệnh mạn tính như hen suyễn, tiêu hóa, tim mạch, suy nhược thần kinh... Chúng tôi xin giới thiệu kinh nghiệm của một bệnh nhân đã thực hiện phương pháp này nhiều năm và thấy hiệu quả chữa một số bệnh khá rõ rệt.

Môn tập vẫy tay là vận nội công hỗ trợ chữa được nhiều bệnh, nhất là về đường ruột như đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy, về tim phổi như hen phế quản.

Bản thân tôi năm nay 97 tuổi và vợ tôi 94 tuổi. Chúng tôi ít ốm đau, vẫn đi lại được là nhờ hàng chục năm nay chúng tôi tập đều đặn môn này, học từ Viện châm cứu. Nhưng phải kiên trì, tập đều hằng ngày, hằng tháng đúng quy cách. Vợ tôi khỏi được sa dạ dày, giảm bớt tăng áp huyết. Tôi khỏi bệnh dạ dày (loét hành tá tràng), bệnh hen phế quản từ thời thanh niên.

Động tác vẫy tay.

Cách tập như sau:

Thế đứng: Đứng thật ngay thẳng như đứng chào cờ, mắt nhìn chăm chăm vào một điểm, hai bàn chân đặt song song chiếu thẳng hai vai, các ngón chân bấm chặt xuống đất, như đứng chỗ đất trơn, sợ ngã. Phần từ chân đến hông lên gân thật cứng, còn phần trên để lỏng lẻo. Các ngón tay để mở tự nhiên, úp về phía sau.

Động tác:

- Hai tay giơ lên nửa chừng, hít thở mạnh đồng thời thót hậu môn (như khi nhịn đại tiện). Bụng sẽ thót vào và ngực nở ra, nâng các bộ phận trong bụng lên và vận động tim phổi. Đó là vận nội công. Lại nhẹ nhàng buông hai tay xuống ấp vào đùi. Từ đây hất hai tay thật mạnh ra sau và lên trên rồi lại buông xuống nhẹ nhàng. Thế là xong một động tác, đếm là một.

- Tiếp tục động tác đó và đếm. Tập như thế và đếm tiếp cho đến mệt (được bao nhiêu động tác đó tùy theo sức mình) và có thể nghỉ. Thở nhẹ nhàng để hồi sức, rồi lại tiếp tục và đếm, cho đến khi nghỉ hẳn.

Tập lần sau nhiều hơn lần trước và tăng dần cho đến khi nghỉ, dần dần tăng lên đến ít nhất là 300 thì trị được bệnh, tập liên tục hàng tháng thấy bệnh giảm dần, có thể khỏi. Tôi đã tự chữa và hướng dẫn mọi người trong gia đình, người thân cùng tập và thấy đã chữa được một số bệnh:

Mỗi chiều ở sảnh Bệnh viện K Hà Nội, Vòng Thanh Trúc đứng trụ hai chân bằng vai, lưng thẳng, vẩy tay mạnh ra sau, nét mặt tươi cười.

Đây là bài tập Đạt ma Dịch cân kinh, giúp lưu thông các mạch máu, cơ thể khỏe mạnh. Người phụ nữ 47 tuổi luyện vẩy tay 30 phút mỗi ngày, vào buổi sáng và tối.

"Vẩy tay càng mạnh càng tốt. Nằm nhiều tại giường bệnh, các khớp vai cũng như toàn cơ thể bị đau mỏi, bài tập này vừa khỏe người mà tinh thần lại thoải mái", cô Trúc chia sẻ.

Bài tập thể dục vẩy tay có tác dụng gì năm 2024

Bài tập Đạt ma dịch cân kinh được cô giáo Trúc tập mỗi ngày. Ảnh: Đình Tùng

Phát hiện bị ung thư cổ tử cung vào năm 2016, cô Trúc được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương mổ nội soi. Tuy nhiên, mổ xong kiểm tra thấy có hạch, các bác sĩ tiếp tục một ca mổ nữa. 10 ngày sau, bệnh nhân chuyển sang viện K để truyền hóa chất. "Tôi xót xa khi mới truyền được 15 ngày mà từng sợi tóc của mình rụng sạch", cô giáo chia sẻ, "Nhưng bất ngờ được mọi người khen nhìn đẹp như sư thầy, tôi lại thấy vui".

"Người nhà và các em học sinh của tôi động viên rất nhiều, là động lực để tôi chữa trị vào 6 đợt hóa chất", cô Trúc chia sẻ. Thế nhưng, một thời gian sau tiểu không chủ động, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị thủng bàng quang, tiếp tục mổ lần 3.

"Suốt 15 tháng tôi phải đóng bỉm, đến hè năm 2017 lại phải mổ lần thứ tư", cô Trúc cho biết. Từ đó, cô giáo chăm chút cho sức khỏe bản thân hơn, cứ 3 tháng khám sức khỏe một lần. Đến lần kiểm tra thứ 7, bác sĩ nội soi siêu âm vét 19 cái hạch trong đó có 10 di căn, cô giáo tiếp tục trải qua ca mổ lần thứ 5.

Không khóc lóc, không suy sụp, cô Trúc đón nhận bệnh tình bằng thái độ bình thản hơn. "Tôi đã nghĩ mình không qua khỏi, nhưng đến lúc này thì cảm thấy bình thường rồi. Tôi đã quen với việc vừa chữa bệnh vừa đi dạy học với mái đầu không có tóc. Tiếp xúc với học sinh tiểu học làm tinh thần tôi luôn trẻ trung và lạc quan. Thời gian nằm viện không bao giờ tôi nghĩ đến chuyện mình chết", cô giáo vui vẻ nói.

Bài tập thể dục vẩy tay có tác dụng gì năm 2024

Động tác đơn giản trong bài tập Đạt ma Dịch cân kinh.

Cô giáo Trúc được các bác sĩ tại Bệnh viện K hướng dẫn tập bài Đạt ma Dịch cân kinh hàng ngày. Theo các bác sĩ, "Dịch là thay đổi, Cân - gân cốt, Kinh là sách quý". Đây là bài tập kinh điển hỗ trợ điều trị bệnh lý cột sống và các bệnh về cơ khớp, gân, đặc biệt là khớp vai. "Bản chất của phương pháp này là miễn sao mỗi lần tập cơ thể người bệnh cảm thấy khỏe mạnh, thoải mái là được, tránh làm quá sức", các bác sĩ cho biết.

Bác sĩ Trần Quang Khang ở Viện Quân y 175 khuyên khi vẩy tay cần nhớ “lên không, xuống có”, nghĩa là lấy sức vẩy tay về phía sau, khi tay trở lại phía trước là do quán tính mà không dùng sức đưa ra trước. “Trên ba, dưới bảy” là nguyên tắc tập cho phần cơ thể trên thả lỏng chỉ độ 3 phần khí lực, phần cơ thể dưới lấy sức tới bảy phần thể lực. "Nguyên tắc này phải thấu hiểu đầy đủ thì hiệu quả tập mới tốt", bác sĩ Khang hướng dẫn.

Gần hai năm nay cô Trúc vừa điều trị vừa kết hợp tập luyện bài Đạt ma dịch cân kinh. Cô thường chọn nơi thoáng mát, yên tĩnh, đứng bình tĩnh cho tâm được thoải mái, đầu óc thư thái. Cô chia sẻ kinh nghiệm: "Khi tập vẩy tay thì cơ thể buông lỏng thảnh thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào việc tập. Xương cổ, ngực cần buông lỏng để cho có cảm giác như đầu treo lơ lửng, phổi thở tự nhiên. Cánh tay buông tự nhiên giống như hai mái chèo gần vào vai, mười ngón chân bám chặt vào đất, giữ cho đùi và bắp chân trong trạng thái căng, xương mông thẳng như cây gỗ".

"Bài tập này giúp tôi khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ ngon hơn, gân cốt thư thái khỏe mạnh".

Bài tập thể dục vẩy tay có tác dụng gì năm 2024

Buổi tối đơn giản của cô giáo Trúc (thứ 2 từ trái sang) và các bệnh nhân ở viện K. Ảnh: Đình Tùng

Căn phòng điều trị của cô Trúc nằm trên tầng 4 viện K cùng với những bệnh nhân ung thư khác. Khác với những phòng bệnh ngập mùi thuốc, bệnh nhân nằm liệt gường, căn phòng này luôn sạch sẽ và lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười. Cô giáo cũng hướng dẫn cách thực hiện bài tập này đến nhiều bệnh nhân khác để tiếp thêm phần lạc quan và nghị lực sống. "Bệnh nhân nặng có thể ngồi vẩy tay để tập, miễn sao thấy thoải mái", cô nói.

Bữa ăn tối của các bệnh nhân thường đạm bạc nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng gồm cháo, khoai lang, rau và sữa. Ăn xong, cô Trúc lại đi bộ một mình xuống sân bệnh viện để hít thở không khí trong lành và tập thể dục. "Tôi không quan trọng số lượng ngày sống, mà chỉ quan trọng ý nghĩa mình sống mỗi ngày", cô giáo chia sẻ.