Bài tập tình huống điều dưỡng ngoại khoa năm 2024

Xem thêm: BỘ 35 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG ĐIỀU DƯỠNG NGÀNH Y TẾ, - Sau mỗi động tác cần đánh giá xem dị vật đã được tống ra chưa. Thành công khi NB ngừng ho và da trở lại bình thường.

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG [cô Nam]

TÊN HỌC PHẦN: LÂM SÀNG NHI

MỤC TIÊU HỌC PHẦN:

– Trình bày [không dùng từ trình bày vì nó giống như đọc lại, không thuộc phân cấp tư duy cấp cao] được các bệnh đã học ở lâm sàng

– Lập kế hoạch chăm sóc cụ thể cho bệnh nhi

TÊN BÀI HỌC: SỐT

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

– Phân loại sốt và xử trí sốt

– Thực hiện kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhi sốt cao co giật

TÌNH HUỐNG:

Tại trạm y tế xã Tân An thuộc huyện Tân Châu, vào lúc 22h chị Bành Thị Chọt [20 tuổi, nghề nghiệp: Nội trợ, trình độ văn hóa: 04/12] bế con gái Tạ Trân Trân 12 tháng tuổi, nặng 10kg đến khám bệnh. Chị khai bé Trân sốt từ sáng hôm qua, có mua thuốc bán dạo cho bé uống, 2 lần uống [sáng, chiều], có giảm sốt, đột nhiên lúc 21h bé sốt lại, sờ thấy con gái sốt mỗi lúc một tăng, bé quấy khóc nhiều nên chị đưa con đến trạm y tế [cách nhà chị 07km]. Hiện tại bé lừ đừ, môi khô, điều dưỡng Kim Chi lấy dấu hiệu sinh tồn như sau:

– Mạch: 140 lần/phút

– Nhiệt độ: 40oC

– Nhịp thở: 46 lần/phút

– Huyết áp: 80/40mmHg

Chưa kịp xử trí gì, đột nhiên bé lên cơn co giật toàn thân, trong tour trực chỉ có mình cô Kim Chi vì bác sĩ Lê Vinh trực chung đã về nhà gấp trước đó, do mẹ anh đột nhiên tăng huyết áp.

Nếu anh/chị là cô Kim Chi trong tour trực này, ngay thời điểm bé đang co giật, anh/chị sẽ xử trí gì?

CÂU HỎI:

  1. Trình tự anh/chị xử trí ra sao?
  1. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhi trong cơn co giật và sau khi co giật
  1. Anh/chị tư vấn gì cho bà mẹ trẻ để phòng cơn co giật tiếp theo có thể xảy ra cho bé?

———————————————————————————————————————————-

THIẾT KẾ BÀI TẬP DỰ ÁN

– Đối tượng: Học sinh Điều dưỡng trung học

– Nhóm lâm sàng: 10 học sinh

– Học phần: LÂM SÀNG SẢN

– Thời gian thực tập lâm sàng: 2 tuần

  1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA HỌC PHẦN:

– Tư vấn được các biện pháp tránh thai thông dụng [Dụng cụ tử cung, bao cao su, thuốc tiêm, thuốc viên [uống], tính ngày an toàn].

– Cung cấp kiến thức, tư vấn về việc nuôi con bằng sữa mẹ cho các sản phụ sau sinh, các thai phụ tại khoa sản bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ.

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM CẦN DẠY:

– Cơ chế tác dụng của các biện pháp tránh thai

– Giá trị dinh dưỡng “thực” của sữa mẹ, cách cho trẻ bú đúng

– Cách làm 1 bệnh án chăm sóc sản phụ cụ thể

BỆNH ÁN CHĂM SÓC

  1. BỆNH ÁN

1. Hành chánh:

2. Lý do nhập viện:

3. Tiền sử:

4. Bệnh sử:

5. Khám lâm sàng:

6. Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng:

8. Tóm tắt bệnh án à Chẩn đoán

9. Thực hiện thuốc:

  1. CHĂM SÓC

1. Nhận định vấn đề:

2. Chẩn đoán điều dưỡng:

3. Can thiệp điều dưỡng:

4. Đánh giá:

5. Giáo dục sức khỏe:

III. CÂU HỎI:

Vận dụng lý thuyết và thực tế lâm sàng em hãy lập bệnh án chăm sóc sản phụ sau sanh.

IV. MỤC TIÊU CỦA BÀI TẬP:

– Giúp học sinh vận dụng được kiến thức từ lý thuyết vào lâm sàng – cụ thể là trên Người bệnh

– Giúp cho học sinh có năng lực hợp tác; rèn kỹ năng giao tiếp trong y học [giữa đồng nghiệp với nhau, giữa thầy thuốc và Người bệnh].

– Bên cạnh đó còn rèn cho học sinh tính tự chủ, tính tổ chức trong công việc.

  1. YÊU CẦU, NỘI DUNG TRÌNH BÀY:

– Mỗi học sinh được tự chọn Bệnh nhân nhưng không được chọn trùng Bệnh nhân

– Nộp bài vào ngày thứ 4 của tuần thứ 2

– Trình bày trên giấy A4

– Viết tay – không được đánh máy

VI. BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CỦA NHÓM:

– Điểm danh lâm sàng đầu giờ, cuối giờ [cho ký tên]

– Bầu nhóm trưởng

– Kiểm tra nhật ký lâm sàng bất chợt

– Phỏng vấn nhanh và giải đáp thắc mắc

– Trong giờ lên lớp lâm sàng cho tình huống nhỏ, học sinh đóng vai [thầy thuốc, người bệnh]

– Ngoài ra có thể hỏi tour trực nhật của các nhân viên tại khoa về sự hiện diện của các em

\==> Dựa trên những tiêu chí nêu trên để tính điểm lâm sàng cho các em.

————–the end—————-

BÀI THU HOẠCH

HỌC PHẦN: CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC [cô Nam]

THIẾT KẾ BÀI TẬP DỰ ÁN CHO SINH VIÊN THỰC HIỆN

  1. Tên học phần: Thực tập điều dưỡng Nội 2

– Địa điểm thực tập: Khoa nội hô hấp [Nội phổi] của bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ.

– Thời gian thực tập: 02 tuần.

– Số tín chỉ: 01 tín chỉ.

– Nhóm: 10 sinh viên.

II. Mục tiêu học phần:

– Lập được quy trình chăm sóc các bệnh hô hấp [COPD – Chronic Obstructive Pulmonary Disease [bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính], Hen phế quản, Viêm phổi, Tràn dịch màng phổi, Abces phổi.

– Nhận định và khám được các bệnh [đã nêu trên] tại khoa nội phổi.

– Phân biệt được bệnh về đường hô hấp.

– Khai thác bệnh tích cực.

– Tôn trọng bệnh nhân, mềm dẽo trong ứng xử.

III. Nội dung câu hỏi:

Anh/chị hãy lập quy trình chăm sóc bệnh nhân đợt cấp của COPD [bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính] hoặc lập quy trình chăm sóc bệnh nhân hen phế quản.

IV. Mục tiêu cần đạt của bài tập:

– Sinh viên trình bệnh đầu giường [báo cáo bệnh] cho giảng viên mỗi sáng [1 – 2 sinh viên].

– Chỉ rõ sự khác biệt giữa COPD và hen phế quản.

– Chẩn đoán được bệnh về hô hấp, nhận định đúng để từ đó có mục tiêu chăm sóc đúng và lập được quy trình chăm sóc bệnh nhân [BN] toàn diện.

– Rèn luyện kỹ năng diễn giải của sinh viên, kỹ năng khai thác bệnh, giao tiếp trên lâm sàng.

  1. Yêu cầu đối với nội dung:

– Sinh viên bốc thăm bệnh nhân do giảng viên chọn.

– Hình thức: Trình bày trên giấy A4, đánh máy vi tính, đóng bìa giấy cứng không mùi. Font chữ Times New Roman, cỡ chữa 14, cách dòng 1.5 lines, canh lề trên/dưới/trái/phải tương ứng là: 2cm/2cm/3.5cm/2.5cm.

Quy trình chăm sóc như sau:

Trang bìa

Danh mục các từ viết tắt

Mục lục

Phần I: THU THẬP DỮ KIỆN [1 điểm]

1. Hành chánh:

– Họ tên bệnh nhân: Tuổi : Giới:

– Dân tộc:

– Nghề nghiệp: Trình độ học vấn:

– Địa chỉ:

– Ngày vào viện:

– Vào khoa điều trị lúc:

2. Lý do vào viện:

3. Bệnh sử:

4. Tiền sử:

5. Tình trạng lúc nhập viện:

6. Chẩn đoán:

7. Hướng điều trị:

8. Tình trạng hiện tại [ngày, giờ khám]:

9. Y lệnh thuốc:

10. Y lệnh chăm sóc:

11. Phân cấp điều dưỡng:

Phần II: SO SÁNH THỰC TẾ VÀ LÝ THUYẾT [1.5 điểm]

  1. 1. Sinh lý bệnh:
  2. 2. Triệu chứng học: Triệu chứng học Thực tế ở bệnh nhân Nhận xét ………………… ……………………. ……….
  3. 3. Cận lâm sàng: Tên xét nghiệm Trị số bình thường Kết quả của bệnh nhân Nhận xét ………….. ……………….. ……………… ………

Các xét nghiệm khác

Phần III: ĐIỀU DƯỠNG THUỐC [1 điểm]

Tên thuốc, liều dùng Tác dụng [chỉ định, chống chỉ định] Điều dưỡng thuốc …………………….. ……………………. ……………….

Phần IV: CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG [1 điểm]

Phần V: CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG [2 điểm]

Phần VI: KẾ HOẠCH CHĂM SÓC [2 điểm]

Vấn đề của bệnh nhân Mục tiêu Kế hoạch chăm sóc Lý do Lượng giá …………………. …………. ……………………. ………. ……………

Phần VII: GIÁO DỤC SỨC KHỎE [0.5 điểm]

– Trước mắt:

– Lâu dài:

** Ghi chú:

+ Sinh viên trong nhóm hợp tác trong việc thực tập, hỗ trợ và bổ sung cho nhau khi khai thác bệnh, nhưng khi làm quy trình chăm sóc thì mỗi sinh viên phải tự làm, tự chủ trong công việc.

+ Điểm cho toàn quy trình là 09 điểm [trong đó điểm cho mỗi phần của quy trình giảng viên sẽ quy ra điểm 10 để dễ dàng tính điểm cho các nội dung nhỏ bên dưới [01 điểm ở các phần [phần I, phần II…] của quy trình sẽ tương ứng điểm 10, như vậy điểm toàn quy trình là 90 điểm, sẽ được cộng với điểm chuyên cần của sinh viên là 10 điểm, điểm tổng cao nhất của sinh viên là 100 điểm, sau đó giảng viên chia lại cho 10 để làm điểm tổng kết cuối đợt].

+ Điểm chuyên cần: sinh viên thực tập đúng giờ, đầy đủ, tham gia tour trực nghiêm túc, trang phục chỉnh tề [đội nón, mang khẩu trang, đi dép bằng, có quay hậu, quần trắng], sinh viên trình bệnh đầu giường tốt sẽ được ghi nhận điểm cộng.

+ Ngày nộp quy trình: Nhóm trưởng gom đủ bài và nộp cho giảng viên vào thứ sáu của tuần thứ 02.

+ Sinh viên nộp bài không đúng hạn sẽ bị trừ ít nhất là 02 điểm.

VI. Biện pháp theo dõi tiến trình thực hiện của sinh viên tại khoa:

– Điểm danh sinh viên tại phòng giao ban của sinh viên: 07h và 11h.

– Sinh viên tự phân công lịch trực và dán lịch trực tại phòng giao ban của sinh viên.

– Sinh viên bỏ trực ban đêm, hoặc không tham gia lâm sàng vào buổi sáng 01 buổi sẽ thi lại học phần này vào học kỳ hè.

– Sổ ký tên trực nhật để ở phòng giao ban của khoa, đêm trực phải được nhân viên trong tour trực ký nhận, trường hợp giả mạo chữ ký sẽ bị thi lại học phần này.

– Mỗi sinh viên đều phải trình bệnh đầu giường cho giảng viên ít nhất 2 lần/1 sinh viên vào mỗi sáng thực tập, lúc 08h30.

– Giảng viên sẽ hỏi bệnh bất chợt ở bất cứ sinh viên nào, tại khoa phòng mà sinh viên đó đảm nhiệm.

—————–the end——————–

CẤU TRÚC BÀI THU HOẠCH

– Họ tên HV:

– Đơn vị công tác

– Nhóm:

– Bài thu hoạch của học phần…………………..

1. Tên học phần anh/chị đảm nhận

2. Số tín chỉ:

3. Mục tiêu của học phần: Nhằm giúp sinh viên hình thành

– Kiến thức

– Kỹ năng

– Thái độ

4. Nội dung câu hỏi/đề án

Ví dụ: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc X tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ

5. Mục tiêu cần đạt của đề án: Thực hiện đề án này nhằm giúp cho SV đạt được:

– Kiến thức

– Kỹ năng

– Thái độ

6. Thời gian thực hiện đề án:

7. Cỡ nhóm: [không quá 7 SV/nhóm]

8. Hướng dẫn cách thực hiện đề án:

– Kế hoạch thực hiện

– Tài liệu cần đọc, nguồn tài liệu: địa chỉ trang web, thư viện…

– Địa điểm khảo sát/thu thập số liệu

– Phương pháp khảo sát/thu thập số liệu

– ….

9. Yêu cầu về nội dung và hình thức của đề án:

9.1. Nội dung ?

– Đặt vấn đề

– Mục tiêu nghiên cứu

– Câu hỏi nghiên cứu

– Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

– Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp chọn mẫu

+ Phương pháp thu thập số liệu

+ Phương pháp xử lý và thu thập số liệu

+ ……..

– Phần nội dung/ kết quả nghiên cứu

– Kết luận và kiến nghị

9.2. Hình thức trình bày:?

– Số trang?

– Size chữ, font chữ?

– Trình bày: thời gian, cách trình bày…

10. Tiêu chí đánh giá và thang điểm

– Đánh giá về kỹ năng hợp tác

– Đánh giá về chất lượng bài thuyết trình

– Đánh giá về chất lượng bài viết

————————————————————————————————————————————————-

LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC [Mr Lê Phước Lộc] Bài làm của SV: Camelia

BÀI THU HOẠCH

Học phần: LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC

Họ & tên học viên:

Chuyên ngành: Cử nhân điều dưỡng đa khoa

Lớp: NVSP_02

CÂU HỎI:

Câu 01:

Bạn hiểu như thế nào về nhiệm vụ thứ hai của người giáo viên “Dạy học và phát triển năng lực trí tuệ cho sinh viên [SV]? Hãy cho 03 ví dụ [trong chuyên môn của bạn] thể hiện bạn muốn phát triển tư duy người học.

Câu 02:

Bạn hiểu như thế nào về các khái niệm: tình hình, tình huống, tình huống có vấn đề. Hãy cho 03 ví dụ [thuộc chuyên môn của bạn] thể hiện sự khác nhau giữa 03 khái niệm này.

Câu 03:

Hãy thiết kế một hệ thống câu hỏi [khoảng 05 câu] nhằm hướng dẫn người học tự nghiên cứu một chương trong chuyên môn của bạn với đầy đủ các yêu cầu như đã học.

Lưu ý: Đính kèm [copy] chương mà bạn muốn thiết kế câu hỏi.

BÀI LÀM

TRẢ LỜI CÂU 01:

Bạn hiểu như thế nào về nhiệm vụ thứ hai của người giáo viên “Dạy học và phát triển năng lực trí tuệ cho sinh viên [SV]”? Hãy cho 03 ví dụ [trong chuyên môn của bạn] thể hiện bạn muốn phát triển tư duy người học.

– Xã hội ngày càng tiến bộ, phát triển thì vai trò của người giáo viên càng quan trọng, họ không dừng lại ở việc dạy chữ hay truyền thụ kiến thức một cách thuần túy mà còn phải dạy người – hướng người học tới các cung bậc khác nhau của tư duy. Dạy học được xem là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và hướng tới sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách cho SV. Chính vì thế mà dạy học và phát triển trí tuệ có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Ba ví dụ trong chuyên môn với mục đích muốn phát triển tư duy người học:

1.1. Anh/chị hãy phân biệt COPD [bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính] và hen phế quản.

Ở ví dụ đầu tiên này nhằm giúp cho sinh viên phát triển tư duy tổng hợp và phân tích vấn đề.

1.2. Anh/chị hãy giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân COPD tại khoa phòng mà anh/chị đảm nhiệm.

Ở ví dụ thứ hai này nhằm giúp cho sv phát triển tư duy sáng tạo. Vì ở tất cả các BN COPD, không phải BN nào cũng giống BN nào. Một BN làm việc trong môi trường lạnh lẽo, có thói quen hút thuốc lá sẽ được tư vấn giáo dục sức khỏe khác với một BN làm việc ở môi trường bình thường nhưng cũng có thói quen hút thuốc lá. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho một BN có trình độ đại học sẽ khác với BN có học vấn thấp [sẽ phải giáo dục sức khỏe kỷ hơn, dùng các từ địa phương gần gũi dễ hiểu, giải thích cụ thể hơn do khả năng tiếp thu của họ có thể kém hơn]. Ngoài ra ở BN COPD không phải chỉ có duy nhất một bệnh nền, mà có thể còn có nhiều bệnh nội, ngoại khoa khác kèm theo. Vì thế sự tư vấn phải linh hoạt chứ không thể rập khuôn. Biểu hiện của tư duy sáng tạo là sự thông minh, linh hoạt, góp phần tạo nên kinh nghiệm.

1.3. Sau khi lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân COPD anh/chị hãy lượng giá [đánh giá] lại việc làm đó.

Ví dụ thứ ba này giúp sinh viên hình thành và phát triển tư duy phê phán [năng lực hình thành ý kiến riêng, năng lực tìm một giải pháp…]

Mục lượng giá lại hay đánh giá lại việc đã làm là mục mà sv thường quên làm nhất trong các quy trình chăm sóc hay sau khi thực hiện kế hoạch chăm sóc. Từ những việc đã làm sv phải đánh giá lại xem BN còn những vấn đề nào đang tiếp diễn, và vấn đề nào đã thuyên giảm. Vấn đề mà BN gặp phải là do cơ thể họ, do bệnh tật hay là do môi trường tác động vào. Từ đó mà có đề xuất, kiến nghị phù hợp.

TRẢ LỜI CÂU 02:

Bạn hiểu như thế nào về các khái niệm: tình hình, tình huống, tình huống có vấn đề và cho 03 ví dụ thể hiện sự khác nhau giữa 03 khái niệm này.

2.1. Tình hình:

Tình hình không phải là câu hỏi mà là sự thông báo, là cái mang ý nghĩa nổi bật [hay thời sự nhất] mà người nói muốn đề cập đến.

Ví dụ: Tình hình viêm phổi ở bệnh nhân có thở máy ở khoa chăm sóc đặc biệt của bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh.

Hơn 90% trường hợp viêm phổi ở ICU mắc phải xảy ra trong thời gian thở máy, và 50% viêm phổi liên quan đến máy thở xảy ra trong 4 ngày đầu tiên sau khi đặt nội khí quản. [Đặng Quang Thuyết, 2011, Viêm phổi ở bệnh nhân chăm sóc đặc biệt [ICU], Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh].

2.1. Tình huống:

Một tình huống là một câu chuyện về một con người, tổ chức, chương trình, tiến trình…trong đó chứa đựng các vấn đề cần giải quyết. Hay nói cách khác tình huống = tình hình + mâu thuẫn nhận thức [sự việc xảy ra bên ngoài chủ thể].

Tình huống – gắn với câu hỏi, với yêu cầu đặt ra là người học phải lí giải, giải thích [Tình huống “Tại sao”], phải lựa chọn [Tình huống lựa chọn], hay phải đi tìm cái mới, cách mới theo phương pháp mới do phương pháp cũ không thể áp dụng được, không khả thi [Tình huống bế tắc].

Ví dụ: Tại sao không dùng oxy liệu pháp với liều cao ở bệnh nhân COPD? [Tình huống “Tại sao”].

2.3. Tình huống có vấn đề:

Người thầy góp phần quan trọng khơi dậy sự hứng thú cho người học. Tình huống có vấn đề là tình huống mang tính thách thức đối với người học, trong một thời khắc nhất định người học không dễ dàng tìm ra phương án giải quyết, mà phải có tư duy, trong quá trình tư duy người học phải đặt mình vào trong nhân vật trong tình huống đó, hay đặt mình vào một môi trường, sự kiện… buộc người học phải giải quyết. Phần lớn các tình huống được xây dựng dựa trên các sự kiện có thật.

Hay nói một cách ngắn ngọn: tình huống có vấn đề gây cho chủ thể sự bức xúc, muốn khám phá, muốn giải trình. Từ đó chủ thể tự giác chấp nhận giải quyết tình huống [qua đó phát triển tư duy cấp cao].

Ví dụ: Anh/chị là người đang trực tại một trạm Y tế, trong tour trực chỉ có mình anh/chị. Một bệnh nhân nam 60 tuổi, có tiền sử COPD, hiện đang ở đợt cấp của bệnh, đang lên cơn khó thở dữ dội, anh/chị sẽ xử trí gì?

Tình huống đặt ra ở đây là “Anh/chị” phải đóng vai mình là nhân viên y tế ở tour trực đó, và cách giải quyết của anh/chị ra sao? Tập giải quyết tình huống để tự đúc kết làm trải nghiệm cho bản thân, xử trí nhanh một tình huống trên lâm sàng có thể xảy ra là vô cùng cần thiết và đặc biệt quan trọng đối với sinh viên ngành y nói chung. Vì điều đó liên quan đến sức khỏe, sự sống còn của người bệnh.

TRẢ LỜI CÂU 03: [Có đính kèm chương hô hấp ở trang]

Hãy thiết kế một hệ thống câu hỏi [khoảng 05 câu] nhằm hướng dẫn người học tự nghiên cứu một chương trong chuyên môn của bạn với đầy đủ các yêu cầu như đã học.

– Chọn chương thiết kế: CHƯƠNG HÔ HẤP của học phần ĐIỀU DƯỠNG NỘI 2.

Gồm các bài:

§ Bài 01: Chăm sóc bệnh nhân COPD – Chronic Obstructive Pulmonary Disease [Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính].

§ Bài 02: Hen phế quản và cách chăm sóc

§ Bài 03: Bệnh viêm phổi và cách chăm sóc

§ Bài 04: Bệnh viêm phế quản cấp và chăm sóc

§ Bài 05: Bệnh áp xe phổi và chăm sóc

3.1. Mục đích của chương: Phân biệt các bệnh về đường hô hấp, từ đó có kế hoạch chăm sóc cụ thể.

3.2. Trọng tâm: Chăm sóc bệnh nhân trên lâm sàng [Từ lý thuyết đã học, vận dụng vào thực tế lâm sàng – người thật, việc thật].

3.3. Cấu trúc: Bản đồ tư duy

Hệ thống các câu hỏi:

  1. Hãy phân biệt những đặc trưng chính của COPD và hen phế quản [Hai bệnh có thể lẫn lộn trên lâm sàng].
  1. Trình bày triệu chứng [Cả về lâm sàng và cận lâm sàng], nguyên nhân gây bệnh của COPD, Hen phế quản, Viêm phổi, Viêm phế quản cấp, Áp xe phổi. Cần chú ý ở triệu chứng nào của từng bệnh? Tại sao?
  1. Lập kế hoạch chăm sóc cụ thể cho bệnh nhân [Tùy theo từng loại bệnh].
  1. Tư vấn giáo dục sức khỏe để bệnh nhân biết cách phòng bệnh, hạn chế tái phát, hay rút ngắn được thời gian điều trị để sớm trở về hòa nhập với cuộc sống.
  1. Thành lập hệ thống câu hỏi để khai thác bệnh tối ưu nhất [Bệnh này khai thác khác bệnh kia ra sao]; khai thác bệnh tích cực nhưng có tính mềm dẽo, hợp thời điểm, và thể hiện y đức.

Chủ Đề