Bài tập trắc nghiệm khách quan phần thể tích năm 2024

Tài liệu gồm 64 trang, tuyển chọn các bài tập trắc nghiệm thể tích khối đa diện vận dụng cao, có đáp án và lời giải chi tiết, giúp học sinh lớp 12 tham khảo khi học chương trình Toán 12 phần Hình học chương 1: Khối Đa Diện Và Thể Tích Của Chúng.

THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN: Phần 1. Thể tích khối đa diện. Phần 2. Tỷ số thể tích. Phần 3. Cực trị.

  • Khối Đa Diện

Ghi chú: Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên TOANMATH.com bằng cách gửi về: Facebook: TOÁN MATH Email: [email protected]

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

của HS bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Gọi là khách quan vì cách cho điểm

[đánh giá] hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm. Dạng câu hỏi này có nhiều dạng

câu hỏi: đúng – sai, điền khuyết, ghép hợp, đa lựa chọn,… Trong đó, dạng câu hỏi đa lựa

chọn [nhiều lựa chọn] được sử dụng nhiều nhất trong đánh giá kết quả học tập của HS.

1. Dạng câu hỏi đúng – sai: Là dạng câu hỏi đưa ra các phát biểu để HS đánh giá đúng

hay sai hoặc để trả lời có hoặc không. Loại câu hỏi này thích hợp để HS nhớ lại một khối

lượng kiến thức đánh kể trong một thời gian ngắn. Do đó, câu dẫn của loại câu hỏi này phải

rất rõ ràng để HS có thể trả lời dứt khoát có hoặc không, đúng hoặc sai. Tuy nhiên, GV

cũng cần cân nhắc khi lựa chọn dạng câu hỏi này để đánh giá vì xác xuất trả lời đoán mò

của HS rất cao [50%].

Ví dụ 1. GV có thể thiết kế dạng câu hỏi này để đánh giá khả năng nhận thức của HS

về các đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội,... của châu lục hoặc khu vực nào đó.

Em hãy điền Đ [Đúng] hoặc S [Sai] vào các nhận định sau:

Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, kéo dài từ vùng cực Bắc

tới Xích đạo.

Dạng địa hình phổ biến của châu Á là đồng bằng châu thổ.

Phía đông nam của châu Á có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Châu Á có cơ cấu dân số trẻ và đang chuyển biến theo hướng già hóa.

Châu Á có nhiều đô thị đông dân và phân bố chủ yếu ở phía Tây Á.

Ví dụ 2: Thiết kế câu hỏi đúng sai để đánh giá khả năng nhận thức của HS về các

nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn như sau:

Khi nói về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn, các nhận định sau

đây đúng hay sai? Hãy điền Đ [Đúng] cho các nhận định đúng hoặc S [Sai] cho các nhận

định sai.

  1. Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào 1 ô trong bảng tuần hoàn
  1. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.

Chủ Đề