Chỉ số lãi suất cổ phiếu trung bình năm 2024

Đầu tư cổ phiếu đòi hỏi NĐT cần có những hiểu biết nhất định về sản phẩm để đảm bảo mang lại lợi nhuận tốt khi đầu tư. Trung bình giá cổ phiếu là một trong những khái niệm phổ biến với các NĐT cổ phiếu. Vậy cụ thể trung bình giá là gì? Tại sao nên áp dụng chiến thuật trung bình giá trong việc đầu tư? Tất cả các thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu.

Trung bình giá là gì? DCA là gì?

Trung bình giá [tiếng Anh: Dollar Cost Average hay còn được viết tắt là DCA] có thể hiểu là phương pháp phân bổ nguồn vốn của NĐT thành nhiều phần khác nhau khi mua một cổ phiếu, thay vì đầu tư một khoản vốn lớn trong một lần. Với cách làm này, NĐT sẽ mua được cổ phiếu với mức giá tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, cũng sẽ có những khác biệt nhất định quyết định đến cách chi tiền của NĐT. Vì giá cổ phiếu luôn luôn biến động mỗi phút mỗi giờ, vậy nên sẽ không thể nào biết được giá cổ phiếu bao nhiêu là thấp nhất, thị trường chứng khoán sẽ có những biến động ra sao. Vậy nên, phương pháp trung bình giá ra đời giúp NĐT giải pháp được khó khăn này và sở hữu được nhiều cổ phiếu tiềm năng hơn. Kể cả khi giá cổ phiếu có giảm thấp hơn nữa so với dự đoán của bạn, NĐT vẫn không cần lo sợ vấn đề bỏ lỡ cơ hội đầu tư.

Xem thêm: Nên DCA cổ phiếu hay DCA chứng chỉ quỹ

Công thức áp dụng chiến lược trung bình giá là gì?

Để tính toán được trung bình giá [DCA], NĐT cần có sự quan sát sâu sắc với thị trường về các yếu tố như giá cả, biến động chung, biến động cổ phiếu trong thời gian ngắn hạn và dài hạn cũng như xem xét các loại hình tài sản. NĐT nên chia nhỏ số vốn ban đầu của mình ra thành nhiều phần bằng nhau và đầu tư vào loại hình tài sản mà bản thân đánh giá thấy tiềm năng. Khi đầu tư theo chiến lược này, dù thị trường chứng khoán có những diễn biến tăng giảm ra sao đi chăng nữa, tổng nguồn vốn của NĐT vẫn sẽ luôn được đảm bảo giữ ở mức trung bình. Nhờ vậy, nguy cơ lỗ vốn đã được giảm xuống một cách đáng kể. Cơ chế hoạt động của phương thức này chính là chia nhỏ nguồn vốn thay vì đầu tư tất cả số vốn cùng một lúc. Ví dụ: bạn có 10.000.000 đ và muốn đầu tư vào cổ phiếu A đang có giá là 25.000 đ/cổ phiếu. Thông thường, bạn sẽ dùng toàn bộ số tiền để mua cổ phiếu A. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp DCA, bạn sẽ chia số vốn bằng các phần 5 phần bằng nhau. Và bạn sẽ phân bổ 5 phần vốn ấy để mua cổ phiếu A theo chu kỳ tuần. Với biến động giá của cổ phiếu A, sau 5 tuần bạn sẽ có:

Giá cổ phiếu A Không áp dụng Áp dụng DCA Lần 1 25.000 400 cổ phiếu [10.000.000/25.000=400] 80 cổ phiếu [2.000.000/25.000=80] Lần 2 26.000 76,9 cổ phiếu [2.000.000/26.000=76,9] Lần 3 23.000 87 cổ phiếu [2.000.000/23.000=86,95] Lần 4 27.000 74 cổ phiếu [2.000.000/27.000=74,07] Lần 5 21.000 95 cổ phiếu [2.000.000/21.000=95,24] Tổng 400 cổ phiếu 413 cổ phiếu

Với giá mua cổ phiếu trung bình = 24.400 đ Như vậy với số lượng vốn bỏ ra bằng nhau, nhà đầu tư khi áp dụng chiến lược DCA đã thu về 413 cổ phiếu lớn hơn khi đầu tư tất cả một lần, chỉ thu về 400 cổ phiếu. Với cách thức hoạt động này, dù thị trường có biến động tăng hay giảm thì tổng nguồn vốn của nhà đầu tư vẫn luôn được đảm bảo ở mức trung bình. Từ đó, rủi ro thua lỗ đã được giảm xuống đáng kể.

Tại sao nên áp dụng chiến lược trung bình giá?

Có nhiều lý do để chiến lược trung bình giá cổ phiếu được các NĐT lựa chọn: Cách thức đầu tư này sẽ giúp NĐT nhanh chóng có lãi hơn. Có thể hiểu một cách đơn giản giá trung bình của 100 mã cổ phiếu A đang là 100.000 VNĐ thì NĐT sẽ có lãi ngay khi giá thị trường của mã cổ phiếu này tăng lên trên 100.000 VNĐ. Trong khi đó, nếu mua cổ phiếu ở mức giá 100.000 VNĐ, việc hồi vốn sẽ cần thời gian lâu hơn. Hạn chế đáng kể những rủi ro do sự biến động của thị trường. Nhất là trong thời điểm hiện tại khi tình hình xã hội luôn có những diễn biến và thay đổi thất thường thì việc giá cổ phiếu liên tục thay đổi là thường xuyên xảy ra. Chính vì thế nếu NĐT đầu tư tất cả số vốn đang có vào một lúc thì khả năng chịu lỗ rất cao. Chiến lược trung bình giá giúp NĐT vừa giảm được chi phí đầu tư vừa tối ưu giá trị tài sản mình đang có. Áp dụng chiến lược trung bình giá sẽ không yêu cầu NĐT bỏ ra một số vốn quá lớn để đầu tư. NĐT có thể dàn trải số tiền đầu tư vào nhiều đầu mục khác nhau và mỗi thời điểm riêng. Không nhất thiết phải sử dụng toàn bộ số vốn đang có cùng một lúc.

Sau 4 tuần phục hồi liên tiếp, thị trường chứng khoán trong nước [20 – 24/5] trải qua một tuần biến động mạnh và kết tuần bằng một phiên giảm sâu khiến chỉ số VN-Index có tuần giảm nhẹ. Áp lực bán chốt lời gia tăng khi chỉ số VN-Index tiến tới vùng kháng cự mạnh quanh mốc 1.280 điểm. Lực bán là tương đối lớn kết hợp với diễn biến bán ròng mạnh của khối ngoại đã tác động tới tâm lý của nhà đầu tư. Đáng chú ý nhất là phiên giảm sâu cuối tuần đến khá bất ngờ, xóa đi những kỳ vọng thị trường có thể vượt đỉnh sau phiên hưng phấn kế trước.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 1.261,93 điểm, giảm 11,18 điểm so với phiên cuối tuần trước, tương đương với mức giảm khoảng 0,88%. Như vậy, chỉ số VN-Index đã không trụ được mức kháng cự 1.280 điểm, mà chính thức cắt đứt chuỗi 4 tuần tăng liên tiếp trước đó.

Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính dù cũng giảm khá mạnh trong phiên cuối tuần, nhưng tính chung cả tuần vẫn tăng điểm. Theo đó, chỉ số HNX-Index đóng cửa tuần tại 241,72 điểm, tăng nhẹ +0,07 điểm so với tuần trước; trong khi đó, chỉ số UPCoM-Index cũng tăng 1,43%, đạt 94,4 điểm.

Trước biến động mạnh của thị trường, các nhóm ngành cũng có sự thay đổi khá mạnh và phân hóa. Bên cạnh nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa tăng mạnh trong tuần trên sàn UPCoM, một số ít các ngành cho thấy diễn biến tích cực trong tuần, điển hình là cổ phiếu bảo hiểm… Tuy nhiên, nhiều nhóm khác lại diễn biến tiêu cực hơn trước áp lực bán mạnh như ngân hàng, dịch vụ tài chính, bất động sản…

Theo đó, trên thị trường tuần qua, nhiều cổ phiếu trên sàn UPCoM giao dịch rất sôi động, nổi bật và tăng giá mạnh như: ALV [+32,53%], PVO [+29,82%], VTK [+26,53%], VTD [+17,28%], MML [+18,43%], BSR [+15,31%], VEA [+13,94%]....

Các cổ phiếu ngành bảo hiểm cũng để lại dấu ấn tăng mạnh trong tuần qua, nhiều mã hướng đến vùng đỉnh cũ lịch sử, nổi bật như: MIG [+20,35%], BMI [+10,17%], BVH [+9,18%], ABI [+7,63], BIC [+7,52%]...

Thanh khoản toàn thị trường chứng khoán trong tuần tăng rất mạnh so với tuần trước. Dòng tiền trong tuần có sự luân phiên giữa các nhóm ngành, song tập trung nhiều hơn vào các nhóm vốn hóa trung bình, nhỏ. Tính chung trên toàn thị trường, thanh khoản bình quân 3 sàn đạt tới 32.279 tỷ đồng/phiên, tăng tới +40,2% so với tuần trước.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu công nghệ, viễn thông với diễn biến tăng giá mạnh trong những tuần trước đa số bắt đầu chịu áp lực bán, điều chỉnh mạnh với thanh khoản vược mức trung bình như: VTP [-8,13%], CTR [-5,88%], FOX [-3,05%], CMG [-2,61%]...

Các cổ phiếu nhóm dịch vụ tài chính, chứng khoán diễn biến tương tự khi chịu áp lực bán mạnh nhưng có sự phân hóa. Trong khi các mã VND [-8,45%], CSI [-6,74%], VFS [-6,67%], APG [-5,42%].... giảm, thì ngược lại cũng có một số mã vẫn tăng tích cực như: BVS [+10,50%], TVB [+9,22%], APS [+5,80%]...

Cũng không ngoại lệ, các cổ phiếu bất động sản dân dụng, bất động sản khu công nghiệp, cao su đa số cũng chịu áp lực bán mạnh đột biến trong phiên cuối tuần và kết tuần giảm như: DRH [-7,51%], NTL [-6,61%], DIG [-4,96%], NDN [-4,59%]... Trong khi đó, nhóm này vẫn có một số mã tăng khá như: CSC [+21,89%], NHA [+14,34%], DTD [+11,66%], HDG [+10,58%]...

Nhóm cổ phiếu ngân hàng có diễn biến không nổi bật và có sự phân hóa. Các mã ngân hàng lớn không tạo được sự dẫn dắt, trong khi một số mã giảm như: BVB [-4,76%], TCB [-3,83%], SHB [-3,75%], TPB [-3,53%]… Tuy vậy, nhóm ngân hàng trong tuần cũng có một số mã có diễn biến tăng bất ngờ khi xuất hiện các thông tin tích cực như: ABB [+10,26%], KLB [+5,31%], ACB [+3,53%]...

Thanh khoản toàn thị trường chứng khoán trong tuần tăng rất mạnh so với tuần trước. Dòng tiền trong tuần có sự luân phiên giữa các nhóm ngành, song tập trung nhiều hơn vào các nhóm vốn hóa trung bình, nhỏ. Tính chung trên toàn thị trường, thanh khoản bình quân 3 sàn đạt tới 32.279 tỷ đồng/phiên, tăng tới +40,2% so với tuần trước.

Thanh khoản tăng tốt trên cả 3 sàn, đặc biệt là sự nổi bật của sàn UPCoM. Cụ thể, giá trị giao dịch bình quân phiên sàn HOSE đạt 27.670 tỷ đồng/phiên, tăng 37,6% so với tuần trước. Trên sàn HNX niêm yết, thanh khoản bình quân phiên cũng tăng +28,2%, đạt 2.512 tỷ đồng/phiên. Ấn tượng nhất là sàn UPCoM, giá trị giao dịch bình quân đạt 2.097 tỷ đồng/phiên, tăng tới +120,3% so với tuần trước.

Khối ngoại có một tuần giao dịch rất tiêu cực, khi giá trị bán ròng tăng mạnh, hơn gấp đôi so với con số của tuần trước. Theo đó, trong tuần, khối ngoại đã bán ròng mạnh với -5.353 tỷ đồng, hơn gấp đôi so với con số -2.458 tỷ đồng của tuần trước. Lũy kế từ đầu năm, khối ngoại đã bán ròng kỷ lục, lên tới -28.066 tỷ đồng.

Lượng bán ròng chủ yếu tập trung trên sàn HOSE và UPCoM với lần lượt đạt -3.872 tỷ đồng và -1.448 tỷ đồng, trong khi khối ngoại chỉ bán ròng nhẹ trên HNX với -33 tỷ đồng.

Bên cạnh áp lực tâm lý về việc FED kéo dài hạ lãi suất, khiến đồng USD tăng giá, thị trường chứng khoán trong nước tuần qua chịu tác động khá mạnh từ các thông tin vĩ mô trong nước. Ngày 20/5/2024 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc với báo cáo của Chính phủ cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục hồi phục.

Sau phiên giảm mạnh kèm thanh khoản tăng cao trong phiên cuối tuần khiến rủi ro thị trường vào nhịp phân phối gia tăng. Tâm lý nhà đầu tư luôn nhạy cảm với diễn biến trên thị trường tiền tệ nên có thể áp lực bán mạnh còn duy trì trong những phiên đầu tuần tới.

Thị trường tiền tệ là điểm nhấn về các yếu tố tác động tới thị trường chứng khoán tuần qua. Thị trường vàng biến động mạnh, tỷ giá tiếp tục tăng cao khiến Ngân hàng Nhà nước sử dụng nhiều giải pháp để bình ổn. Các rủi ro về áp lực tỷ giá, khả năng tăng lãi suất đã tác động tới tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường và cũng là một trong những nguyên nhân khiến lực bán tăng mạnh phiên cuối tuần.

Thị trường trải qua một tuần tăng giảm đan xen và với phiên giảm sâu cuối tuần thì cần thêm thời gian để kiểm đếm thêm. Tuy nhiên, sau phiên giảm mạnh kèm thanh khoản tăng cao trong phiên cuối tuần khiến rủi ro thị trường vào nhịp phân phối gia tăng. Tâm lý nhà đầu tư luôn nhạy cảm với diễn biến trên thị trường tiền tệ nên có thể áp lực bán mạnh còn duy trì trong những phiên đầu tuần tới.

Theo các chuyên gia của SHS Research, trong ngắn hạn, nếu giữ được vùng hỗ trợ 1.250 điểm trong các phiên sắp tới, VN-Index vẫn có thể duy trì kỳ vọng phục hồi trở lại hướng tới vùng 1.282 điểm – 1.287 điểm. Trong kịch bản kém tích cực hơn chỉ số sẽ có thể hướng tới tích lũy trong kênh giá rộng hơn 1.200 điểm – 1.250 điểm.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh thị trường chịu áp lực bán lớn và tâm lý chung kém hơn, nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục. Cơ hội trung hạn sẽ xuất hiện kèm những đợt rung lắc mạnh, do vậy, việc nắm giữ những cổ phiếu nào trong giai đoạn này có thể sẽ quyết định hiệu quả đầu tư cho giai đoạn tới./.

Chủ Đề