Bài toán lớp 3 khiến người lớn đau đầu năm 2024

Đề bài ra 8 - 3 + 3 = ? . Đáp án học sinh đưa ra là 8 nhưng cô giáo đã gạch bỏ và khẳng định rằng 2 mới là đáp án chính xác.

Bài toán lớp 1 về phép tính tuy đơn giản nhưng gây nhiều tranh cãi.

Phép toán 8 - 3 + 3 là một trong những phép toán gây "chia rẽ" cộng đồng mạng thành hai phe. Khi hầu hết mọi người cho rằng câu trả lời với kết quả [8] đúng.

Trong khi đó, lại có người khẳng định theo nguyên tắc nhân, chia trước, cộng, trừ sau, cô giáo đưa ra đáp án [2] như vậy mới đúng. Đương nhiên, cách hiểu về thứ tự phép tính như vậy là hoàn toàn sai, nếu có cộng, trừ trước ta thực hiện phép tính từ trái qua phải.

Bài toán lớp 1 khiến ông bố hoang mang phải lên mạng nhờ trợ giúp

Câu chuyện bắt đầu từ phần chia sẻ của một facebook có tên N.K.C với nội dung như thế này: "Đề toán kiểm tra lớp 1 của bé nhà em. Nhìn xong thấy hoang mang quá, không biết là cải cách của ai nữa đây ạ?

Liệu như này có ảnh hưởng nhiều tới các em học sinh không? Câu 5: Cháu làm sai thì cô chấm đúng; Câu 6: Cháu làm đúng thì cô chấm sai".

Cụ thể trong đề thi, câu hỏi thứ 5 được đưa ra như sau: "Bố của Hà đi công tác 1 tuần lễ và 2 ngày. Hỏi bố Hà đi công tác mấy ngày?". Học sinh đã đưa ra đáp án là 7 ngày và cô giáo chấm đúng, trong khi đó người bố thì lại cho rằng con đã làm sai.

Hai câu hỏi trắc nghiệm trong một đề thi toán lớp 1 khiến không ít người đau đầu.

Với câu hỏi này, nhiều dân mạng cũng đưa ra không ít ý kiến tranh luận, lý giải cho đáp án trên.

"Đề bài đưa ra là bố đi công tác 1 tuần lễ - chắc ở đây là chỉ tính số lượng ngày đi làm thôi, mà ngày đi làm trong tuần trừ thứ bảy, chủ nhật thì chỉ có 5 ngày. Chắc đó là lý do vì sao đáp án của 1 tuần lễ, 2 ngày là 7", thành viên Mai Hương bình luận. "Chắc đi công tác 1 tuần lễ ở đây là chỉ tính 5 ngày đi làm thôi, 2 ngày cuối tuần không tính. Đó là cách lý giải của người lớn, còn đề bài quả thực làm khó các bé rồi", thành viên Tuấn Nguyễn bình luận.

Còn ở câu hỏi số 6, nếu người làm không đọc kỹ đề thì chắc chắn sẽ làm sai. Trong trường hợp này, học sinh thì đọc kỹ đề, nhưng giáo viên thì lại không. Câu hỏi đưa ra rất rõ ràng: "Kết quả của phép tính 79cm - 4cm + 3cm lớn hơn?" Các đáp án lần lượt được đưa ra là 75cm, 78cm và 87cm. Học sinh chọn đáp án 75cm, nhưng bị cô giáo gạch sai và cô đưa ra đáp lán là 78cm. Kết quả của phép tính trên đúng là 78cm, nhưng rõ ràng đề bài hỏi kết quả của phép tính lớn hơn số nào mà?

Bài toán tìm hình vuông của lớp 1 khiến phụ huynh, giáo viên đau đầu

Bài toán cho đề bài là tìm số hình vuông [Hình bên có mấy hình vuông]. Học sinh chỉ cần khoanh vào đáp án đúng đã được cho sẵn theo 4 phương án: A. 5 hình; B. 4 hình; C. 3 hình và D. 2 hình.

Khi học sinh chọn đáp án 3 hình vuông thì bị giáo viên đánh sai bằng mực đỏ và khoanh vào đáp án là 4 hình vuông.

Bài toán về đếm hình vuông nhưng cả giáo viên và phụ huynh đều tranh cãi chưa có hồi kết.

Kể từ khi đăng tải, câu hỏi đã có hàng trăm bình luận kèm theo những ý kiến trái chiều khác nhau, người nói 2 hình, người bảo 3. Nhiều giáo viên có đáp án là 4 hình vuông. Bài toán này vẫn đang khiến phụ huynh và giáo viên tranh luận để tìm cho ra đáp án đúng.

Bài toán rót dầu của học sinh lớp 1 gây nhiều tranh cãi

Một phụ huynh chụp ảnh bài toán của con mình đang học lớp 1 đưa lên mạng xã hội, với mong muốn mọi người có thể đưa ra đáp án chính xác cho đề bài này.

Bài toán như sau: "Có hai thùng dầu. Sau khi người ta đổ 5 lít dầu từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai, số dầu ở hai thùng bằng nhau. Hỏi lúc đầu, thùng thứ nhất có nhiều hơn thùng thứ hai bao nhiêu lít dầu."

Đáp án của học trò đưa ra là 10l. Nhưng cô giáo không chấp nhận kết quả này. Theo cô, 5l mới là kết quả đúng của bài toán.

Bài toán rót dầu của học sinh lớp 1 là vấn đề khiến nhiều dân mạng tranh cãi.

Về phía dân mạng, có người cho rằng đề bài không rõ ràng; Người ủng hộ cách chấm của cô giáo còn có người lại bênh vực cách tính toán của bạn học sinh. Bài toán còn được đông đảo các giáo viên trong nước quan tâm và tìm lời giải sao cho chính xác.

Bài toán đếm hình tam giác khiến nhiều người "nhức não" và lao vào cuộc tranh cãi không hồi kết. Một số người còn cho rằng đáp án là 11, tức không nằm trong số 4 phương án đề bài đưa ra.

Mới đây, dân mạng "đào" lại một bài toán trong cuốn sách bài tập Toán nâng cao dành cho học sinh lớp 3 do một người tên H.A chia sẻ cách đây 3 năm về trước khiến nhiều phụ huynh và cả giáo viên "điên đầu".

Cụ thể đề bài như sau: "Một người nuôi 30 con vịt, vừa rồi người đó bán đi một số vịt. Hỏi người đó còn lại bao nhiêu con vịt?". Đề bài yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính.

Ngay khi đăng tải, bài toán này tiếp tục thu hút sự chú ý của mọi người dù đã xuất hiện 3 năm về trước. Đến thời điểm hiện tại, đa phần ý kiến khẳng định rằng đề ra thiếu dữ liệu nên không thể giải được. Họ cũng không hiểu tại sao dưới phần đặt tính lại có cả cách đặt phép tính chia. Tuy nhiên, một số cho rằng đây là dạng toán tự nghĩ câu hỏi, tự trả lời nhằm giúp học sinh sáng tạo hơn.

Bài toán tính số vịt của học sinh lớp 3 khiến nhiều người đau đầu tìm lời giải.

Một số người lập luận đây là dạng Toán tự nghĩ câu hỏi, tự trả lời nhằm giúp học sinh sáng tạo hơn.

Không ít người hoang mang về cách ra đề cho học sinh hiện nay.

"Em năm nay học lớp 12, đọc đề mà thấy tương lai đại học mù mịt quá. Đến bài lớp 3 cũng không hiểu nổi", Mai Phương bình luận.

Hình ảnh về bài Toán lớp 3 này nhanh chóng được nhiều người chia sẻ. Hàng loạt dân mạng cố gắng tìm đáp số cho đề bài "bí ẩn" nhưng không thể đưa ra câu trả lời thuyết phục.

Trao đổi với Zing.vn, cô Mai - một giáo viên tiểu học ở Lâm Đồng - cho rằng đây là sơ suất của người ra đề, bài thiếu dữ liệu nên không thể có đáp án. Nếu gặp trường hợp này, giáo viên nên giải thích rõ cho học sinh về sai sót từ người biên soạn.

Cô nói thêm nhiều khi, các sai sót như vậy khiến giáo viên rất khó xử vì học sinh còn nhỏ, thường tin tưởng thầy cô có thể giải quyết các khó khăn liên quan đến bài tập. Nhưng khi gặp những bài mà đến người lớn cũng "bó tay", các em không hiểu hết vấn đề và dễ mất niềm tin vào giáo viên.

Thực tế đã có rất nhiều bài toán tưởng chừng dễ như ăn kẹo của học sinh lớp 1 nhưng lại trở thành đề tài tranh luận sôi nổi khiến nhiều người đau đầu.

Chủ Đề