Bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

Chương I. Mở đầu về khoa học tự nhiên

Đây là chương mở đầu về môn Khoa học tự nhiên, đến với chương này, học sinh sẽ biết được môn Khoa học tự nhiên bao gồm những thành phần gì, phân biệt được vật sống và vật không sống, phân biệt được các lĩnh vực khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu, trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống. Ngoài ra, học sinh còn được tìm hiểu thêm về các cách an toàn khi sử dụng các thiết bị trong phòng thực hành, mở đầu tiếp cận đến với một số loại dụng cụ đo như kính lúp, kính hiển vi, tìm hiểu về một số đại lượng đo khối lượng, chiều dài, thời gian và nhiệt độ.

Chương II. Chất quanh ta

Đây là nội dung đầu tiên thuộc lĩnh vực hóa học, nội dung đề cập đến sự đa dạng của chất, tính chất vật lí, tính chất hóa học của chất. Điểm khó của chương này là trình bày quá trình diễn ra sự chuyển thể: sự nóng chảy, sự đông đặc, sự hóa hơi và sự ngưng tụ. Bên cạnh đó, học sinh còn được tìm hiểu một số tính chất của oxygen, tầm quan trọng của oxygen, thành phần của không khí.

Chương III. Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng

Đây là nội dung quan trọng trong chương trình khoa học tự nhiên lớp 6, thường xuất hiện trong các đề thi, đề kiểm tra. Để học tốt chương này, học sinh cần nắm rõ được khái niệm của vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - thực phẩm và tính chất của chúng. Từ đó, vận dụng để sử dụng chúng hợp lí, an toàn và hiệu quả

Chương IV. Hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Ở chương 4, học sinh cần nắm vững khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết, dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch đồng nhất, dung dịch không đồng nhất, huyền phù, nhũ tương, nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hòa tan chất rắn và chất khí.  Ngoài ra, chúng ta cần hiểu được bản chất của các phương pháp tách chất: lọc, gạn. cô cạn, chiết để áp dụng vào các bài tập

Chương V: Tế bào

Đây là phần nội dung quan trọng trong chương trình khoa học nội dung 6, là nền tảng đầu tiên giúp học sinh tiếp cận với môn Sinh học, thường xuất hiện trong các đề thi. Chương này sẽ giới thiệu về khái niệm của tế bào, hình dạng và kích thước của tế bào, sự lớn lên và sinh sản của tế bào, tế bào đơn vị cấu tạo cơ sở của sự sống.

Cương VI: Từ tế bào đến cơ thể

Đây là phần nội dung quan trọng trong chương trình khoa học nội dung 6, thường xuất hiện trong các đề thi. Chương này sẽ giải thích cho câu hỏi của chương trước “tế bào là đơn vị cấu tạo cơ sở của sự sống” từ mối quan hệ từ tế bào đến mô, từ mô đến cơ quan, từ cơ quan đến hệ cơ quan và từ hệ cơ quan đến cơ thể.

Chương VII: Đa dạng thế giới sống

Đây là phần nội dung quan trọng, chiếm phần lớn nội dung môn Sinh học trong chương trình khoa học tự nhiên 6, thường xuất hiện trong các đề thi. Chương này sẽ giới thiệu về sự đa dạng của thế giới sống gồm, phân loại thế giới sống, sự đa dạng của các nhóm sinh vật theo thứ tự từ cơ bản đến phức tạp gồm virus và vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật, động vật, vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và tầm quan trọng của bảo vệ đa dạng sinh học.

Chương VIII. Lực trong đời sống

Đây là chương mở đầu giúp học tiếp cận về lực trong thực tế, giúp học sinh biết được trong thực tế có những loại lực [lực đàn hồi, trọng lực, lực hấp dẫn, lực ma sát, lực cản của nước], cách biểu diễn ra sao, độ lớn được tính như thế nào?

Sai lầm của học sinh trong chương này là biểu diễn thiếu lực trong hệ vật

Chương IX. Năng lượng

Năng lượng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Vì vậy, trong chương này đã giới thiệu đến với học sinh năng lượng và sự truyền năng lượng, đề cập đến một số năng lượng [động năng, thế năng, hóa năng, nhiệt năng, cơ năng, quang năng,...]. Ngoài ra, chương còn đề cập đến năng lượng hao phí và năng lượng tái tạo, năng lượng ngày càng cạn kiệt vì vậy cần phải tiết kiệm năng lượng.

Chương X. Trái Đất và bầu trời.

Hiện tượng tự nhiên ngoài dưới mặt đất ra thì không thể không nhắc đến trên bầu trời. Trong chương này đề cập đến cho học sinh những chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, thiên thể, mặt trăng, khái quát hóa hệ mặt trời và ngân hà.

Câu 1: Hoạt động nào sau đây cần dùng đến năng lượng?

  • A. Học tập trên lớp.
  • B. Chạy máy phát điện.
  • C. Đi ngủ.

Câu 2: Đơn vị của năng lượng là:

Câu 3: Năng lượng mà một vật có được do chuyển động được gọi là …

  • A. Thế năng.
  • C. Nhiệt năng.
  • D. Cơ năng.

Câu 4: Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là …

  • A. Nhiệt năng.
  • B. Thế năng đàn hồi.
  • D. Động năng.

Câu 5: Hoá năng dự trữ trong bao diêm khi cọ xát với vỏ bao diên được chuyển hoá thành:

  • A. Nhiệt năng.
  • B. Quang năng.
  • D. Điện năng.

Câu 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Hoá năng lưu trữ trong thực phẩm, khi ta ăn được chuyển hoá thành… giúp ta đạp xe.

  • A. Nhiệt năng.
  • C. Thế năng.
  • D. Quang năng.

Câu 7: Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng:

  • B. Quang năng.
  • C. Động năng.
  • D. Điện năng.

Câu 8: Nguồn năng lượng tái tạo là:

  • A. Nguồn năng lượng không có sẵn trong tự nhiên.
  • C. Nguồn năng lượng sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 9: Năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo?

  • B. Khí tự nhiên.
  • C. Xăng.
  • D. Than đá.

Câu 10: Tiết kiệm năng lượng giúp:

  • A. Tiết kiệm chi phí.               
  • B. Bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo.
  • C. Góp phần giảm lượng chất thải, giảm ô nhiễm môi trường.                  

Câu 11: Hoàn thành câu sau: Năng lượng… của mặt trời chiếu xuống trái đất được các loài thực vật hấp thụ để… và…

  • A. ánh sáng, sống, năng lượng.
  • B. nhiệt, sống, năng lượng.
  • D. nhiệt, sống, phát triển.

Câu 12: Hoàn thành câu sau: Xăng, dầu và các chất đốt [than, gỗ,…] được gọi là nhiên liệu. Chúng giải phóng…, tạo ra nhiệt và… khi bị đốt cháy.

  • A. ánh sáng, năng lượng.                             
  • C. năng lượng, khí.                       
  • D. nhiệt lượng, ánh sáng.

Câu 13: Cầu thủ đá quả bóng bay lên cao so với mặt đất. Hỏi tại độ cao bất kì quả bóng có những năng lượng nào?

  • A. Thế năng đàn hồi và động năng.
  • C. Nhiệt năng và quang năng.
  • D. Năng lượng âm và hóa năng.

Câu 14: Năng lượng hóa học có trong những vật chất nào sau đây?

  • A. Cốc nước nóng, mặt trời, pin.
  • B. Ắc quy, xăng dầu, mặt trời.
  • D. Thức ăn, ắc quy, ngọn lửa.

Câu 15: Tại sao khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên?

  • A. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, động năng làm tay ta nóng lên.
  • B. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ nhiệt năng sang nhiệt năng, động năng làm tay ta nóng lên.
  • D. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ nhiệt năng sang động năng, động năng làm tay ta nóng lên.

Câu 16: Điền vào chỗ trống để thành câu hoàn chỉnh: Hoá năng trong nhiên liệu khi đốt cháy được chuyển hoá thành…, … và … của máy bay, tàu hoả.

  • B. Động năng, thế năng, năng lượng ánh sáng.
  • C. Động năng, điện năng, thế năng.
  • D. Động năng, nhiệt năng, thế năng.

Câu 17: Khi một chiếc tủ lạnh hoạt động bình thường thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?

  • A. Làm nóng động cơ của tủ lạnh.
  • C. Tiếng ồn phát ra từ tủ lạnh.
  • D. Đưa thức ăn vào tủ khi còn quá nóng.

Câu 18: Khi máy tính hoạt động, ta thấy vỏ máy tính nóng lên. Năng lượng làm vỏ máy tính nóng lên là gì? Nó có ích hay hao phí?

  • A. Quang năng – có ích.
  • B. Quang năng – hao phí. 
  • C. Nhiệt năng – có ích.

Câu 19: Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có đặc điểm gì?

  • B. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn không liên tục được coi là vô hạn.
  • C. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ nguồn nhiên liệu.
  • D. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có thế tái chế.

Câu 20: Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?

  • A. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc.                             
  • B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút.
  • D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sủ dụng.

Câu 21: Một học sinh lớp 6 cần trung bình 2000kcal mỗi ngày. Tính theo đơn vị Jun thì năng lượng này bằng bao nhiêu? Biết 1cal ≈ 4,2J và 1kcal = 1000cal.

  • A. 8400J.
  • B. 84000J.
  • C. 840000J.

Câu 22: Ghép tên dạng năng lượng ở cột A phù hợp với phần mô tả ở cột B.

  • B. 1e, 2g, 3h, 4d, 5c, 6a, 7d.
  • C. 1e, 2h, 3g, 4d, 5a, 6c, 7d.
  • D. 1b, 2a, 3h, 4d, 5g, 6c, 7e.

Câu 23: Các nhà sản xuất ô tô và các phương tiện giao thông khác luôn quan tâm đến việc cải tiến kiểu dáng bên ngoài của chúng. Việc cải tiến kiểu dáng hợp lí cho các loại phương tiện giao thông đã đem lại lợi ích gì? 

  • A. Giảm lực cản không khí..                             
  • B. Tránh lãng phí năng lượng.                             .
  • C. Tiết kiệm chi phí sản xuất.                   

Câu 24: Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống đất rồi lại nảy lên nhưng chỉ tới điểm B. Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên lại tới điểm A?

  • A. Vì khi va chạm với mặt đất, một phần năng lượng của nó đã chuyển hoá thành năng lượng nhiệt.                             
  • B. Vì khi va chạm với mặt đất, một phần năng lượng của nó đã chuyển hoá thành năng lượng âm.                             .
  • D. Cả ba phương án trên đều sai.

Câu 25: Cho bảng số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ của bóng đèn dây tóc như sau:

Hãy tính toán toàn bộ chi phí mua bóng đèn và tiền điện phải trả cho việc sử dụng bóng đèn dây tóc trên trong 1 năm. Cho biết giá điện là 1500 đồng/k.W.h và một năm có 365 ngày, mỗi ngày các đèn hoạt động 12h.

  • A. Chi phí: 2190 đồng, tiền điện: 492750 đồng.
  • C. Chi phí: 4380 đồng, tiền điện: 657000 đồng.
  • D. Chi phí: 43800 đồng, tiền điện: 657000  đồng.

Video liên quan

Chủ Đề