Mắc thuốc con nhộng ở cổ họng

Dạo gần đây, Tiểu Mai có dấu hiệu tức ngực, biếng ăn, cổ họng đau rát, nôn ói, nuốt nước miếng cảm thấy đau.

  • Chuyên gia tai mũi họng chia sẻ cách dùng nước muối để súc miệng và ngăn ngừa đau họng

Tiểu Mai [25 tuổi] sống tại Cao Hùng, Đài Loan. Dạo gần đây, Tiểu Mai có dấu hiệu tức ngực, biếng ăn, cổ họng đau rát, nôn ói, nuốt nước miếng cảm thấy đau. Thời gian đầu, Tiểu Mai xem nhẹ tình trạng của mình và khi bệnh chuyển biến nặng thì cô mới đến bệnh viện khám.

BS Trấn Tử Hạo, khoa Tiêu hóa & Gan mật, bệnh viện E-Da Hospital, kiểm tra nội soi và phát hiện thực quản của bệnh nhân bị loét với những đốm trắng. Theo tìm hiểu, vài ngày trước, Tiểu Mai gặp vấn đề về da liễu nên cô được điều trị bằng thuốc con nhộng. Tiểu Mai có thói quen uống ít nước nên viên thuốc con nhộng đã tắc nghẽn ở cổ họng, thuốc không thể vào dạ dày, không thể phân giải nên gây ra loét thực quản.

BS Hạo cho biết, khi uống thuốc nếu người bệnh uống ít nước, viên thuốc con nhộng có thể tắc nghẹn ở cổ họng gây ra loét thực quản. Uống thuốc đúng cách là bạn nên uống thuốc với nước ấm khoảng 200ml trở lên. Sau khi uống thuốc, không nằm xuống ngay, tư thế tốt nhất là ngồi để viên thuốc thuận lợi đến dạ dày, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh Tetracycline, Aspirin... cần đặc biệt lưu ý.

Vỏ ngoài của thuốc con nhộng khi gặp nước sẽ gia tăng độ bám dính nên dễ tắc nghẽn ở cổ họng. Nếu bạn không uống nhiều nước để đẩy viên thuốc xuống dạ dày sẽ gây ra loét thực quản. Đau rát khi uống nước có thể là dấu hiệu của loét thực quản hoặc ung thư thực quản. Nếu uống nước lọc cảm thấy đau rát ở cổ họng thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra. Khi kết quả chẩn đoán là loét thực quản thì bạn cần hạn chế thức ăn cay nóng.

Loét thực quản là bệnh gì?

Loét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa. Dạng viêm loét này gây đau đớn ở lớp niêm mạc phần dưới của thực quản, chỗ gặp nhau giữa thực quản và dạ dày. Thực quản là ống nối cổ họng với dạ dày.

Những dấu hiệu và triệu chứng của loét thực quản?

- Đau khi nuốt hoặc khó nuốt.

- Đau phía sau xương ức [ợ nóng].

- Dạ dày khó chịu [buồn nôn] và nôn.

- Ói ra máu

- Đau ngực.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh loét thực quản?

- Tìm cách giảm căng thẳng như tập thể dục hoặc tham gia một lớp yoga.

- Ngủ đầy đủ.

- Chế độ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế các thức ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm có đường.

- Ăn nhiều bữa ăn nhỏ.

- Nhai kẹo cao su sau bữa ăn để giúp tăng lượng nước bọt và ngăn axit trào vào thực quản.

- Giữ tư thế thẳng đứng một vài giờ sau khi ăn.

- Tránh rượu.

- Uống nhiều nước.

- Không hút thuốc lá.

- Giảm cân nếu bạn đang thừa cân.

Theo Ettoday

Sụt 13kg vì đau cổ họng nhưng bác sĩ lại cho chụp X-quang ngực, người đàn ông “chết điếng” vì đã mắc loại ung thư không ngờ

 Chào bạn. Trường hợp của bạn là do một viên thuốc nhộng bị dính vào thành thực quản. Bạn có thể nhai luyện một miếng cơm thật to, khi miếng cơm được luyện kỹ với nước bọt thì nuốt để đẩy viên thuốc này đi. Bạn uống nước không có tác dụng để đẩy viên nhộng xuống dưới.

Chúc bạn mạnh khỏe

BS. Đỗ Hữu Thảnh-Chuyên khoa Nội-Đã từng công tác tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam

Chào bác ѕĩ, Vợ tôi mỗi lần uống thuốc haу nghẹn ở cổ họng, khoảng 1 tiếng mới hết. Xin hỏi bác ѕĩ đó là triệu chứng gì? Xin cám ơn.

Bạn đang хem: Uống thuốc bị mắc ở cổ họng

Hội đồng An toàn Quốc gia Hoa Kỳ lưu ý rằng 5.051 người Mỹ đã chết vì ngạt thở vào năm 2015. Con số này nói lên điều quan trọng để mọi người biết cách ngăn chặn hoặc xử trí khi gặp tình trạng nghẹt thở cấp tính sau uống thuốc. Cũng có một thực tế cần chỉ ra rằng thức ăn có nhiều khả năng gây tử vong do ngạt thở hơn là thuốc. Khi một người bị sặc thuốc, thường chúng ta có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và đơn giản. Ngoài ra biết cách phòng tránh cũng giúp giảm thiểu khả năng nó xảy ra một cách thấp nhất.

Khi bạn ở một mình

Nếu một người ở một mình và bị sặc thuốc, trước tiên họ nên gọi 115. Sau đó, tự mình thực hiện thủ thuật Heimlich như sau:

-  Nắm tay lại, ngón cái hướng về phía trong cơ thể, giữ vị trí của nắm tay chống lại lực cơ hoành

-  Đẩy mạnh tay cho đến khi vật thể bị đẩy ra

-  Nếu không thể làm hoặc không hiệu quả, cố gắng sử dụng các đồ vật mềm như chiếc ghế  xoay để giúp  tăng lực đẩy lên cơ hoành.

Phương pháp Heimlich là một cách đơn giản và hiệu quả để loại bỏ tắc nghẽn trong cổ họng. Một nghiên cứu năm 2017 lưu ý rằng việc trang bị cho bản thân cách tự làm thủ thuật Heimlich cũng hiệu quả như nhờ người khác thực hiện.

Nếu nạn nhân không thể thở, ho hoặc khóc

Nếu bạn ở gần một người vẫn còn tỉnh nhưng không thể thở, ban có thể thử một số cách sau:

Thủ thuật Heimlich

Thực hiện động tác Heimlich hoặc động tác đẩy bụng lên người khác có thể giúp đánh bật viên thuốc bị mắc kẹt ra khỏi đường thở. Các bước thực hiện như sau:

  • Người thực hiện thủ thuật nên đứng phía sau người bị nghẹt thở, vòng tay qua eo người bị nghẹt thở và hơi nghiêng người về phía trước.
  • Người thực hiện lấy bàn tay này nắm lấy cổ bàn tay kia của mình trong tư thế ôm người nghẹt thở.
  • Sau đó, nhanh chóng ép tay vào và hơi hướng lên trên bụng của người đó.

Lặp lại hành động này tối đa năm lần hoặc cho đến khi viên thuốc ra khỏi miệng người bị nghẹn.

Đòn lưng

Bạn cũng có thể thử sử dụng kết hợp các động tác đánh lưng và đẩy bụng để cố gắng đánh bật viên thuốc bằng cách thực hiện như sau:

  • Đứng ngay sau người đó, đặt một cánh tay trước ngực của họ.
  • Hơi nghiêng người về phía trước ở phần thắt lưng.
  • Lấy khuỷu tay đối diện và giáng cho người đó 5 cú đánh mạnh vào lưng giữa hai bả vai.
  • Đặt một nắm tay vào bụng ngay trên rốn.
  • Nắm lấy cổ tay đó bằng tay đối diện.
  • Nhanh chóng bóp tay vào và lên năm lần.

Lặp lại hai quá trình này cho đến khi viên thuốc bị bắn ra hoặc có các dấu hiệu thở khác, chẳng hạn như ho hoặc thở hổn hển.

Nếu nạn nhân bất tỉnh

Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy gọi ngay cấp cứu 115. Chú ý là bạn không được đưa ngón tay vào cổ họng người bị nạn. Việc đặt ngón tay vào cổ họng của nạn có thể chỉ đưa viên thuốc vào sâu hơn và khiến tình hình trở nên nguy hiểm hơn. Nếu có thể bạn hãy đặt bệnh nhân nằm ngửa và thực hiện ép ngực, thường xuyên kiểm tra xem dị vật đã được ép ra ngoài chưa.

Phòng ngừa nghẹn đường thở

Việc uống thuốc, đặc biệt ở trẻ nhỏ không đúng cách có thể gây ra những hậu quả tắc nghẽn đường thở cấp tính, và thậm chí nguy hiểm đến tình mạng nếu không được cấp cứu đúng và kịp thời. Trước tình hình đó, có một số bước phòng ngừa để giữ cho viên thuốc không bị mắc kẹt trong cổ họng. Bao gồm những phương pháp sau:

Hydrat hóa

Một mẹo phòng ngừa đơn giản có thể là uống một lượng nhỏ nước trước khi uống thuốc. Giữ ẩm cho cổ họng sẽ làm giảm khả năng viên thuốc mắc vào cổ họng khi người bệnh đang nuốt. Một số viên thuốc có vẻ khô hơn những viên thuốc khác, và một số người chỉ đơn giản là có vấn đề với việc viên thuốc mắc kẹt trong cổ họng. Trong những trường hợp này, bạn có thể uống nước trước khi uống thuốc, nuốt một ngụm nước lớn và tiếp tục uống nước sau khi nuốt viên thuốc.

Nghiền viên thuốc

Nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ về khả năng nghiền nhỏ thuốc. Một số viên thuốc có thể hoạt động tốt nếu người bệnh nghiền chúng thành bột hoặc làm viên nang. Sau đó, người bệnh có thể chỉ cần trộn bột với thức ăn lỏng hoặc mịn để uống. Tuy nhiên, cách này có thể không phù hợp với mọi loại thuốc và tác dụng của thuốc có thể thay đổi tùy theo cách dùng của người bệnh. Vì vậy, bạn cần tham khảo thông tin của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị trước khi thực hiện biện pháp này.

Những nguyên nhân nào có thể khiến viên thuốc bị kẹt và mắc ở cổ họng?

Thiếu độ ẩm là nguyên nhân phổ biến khiến viên thuốc mắc kẹt trong cổ họng. Điều này có thể đặc biệt đúng đối với những viên thuốc mà một người phải uống vào buổi sáng. Một số lớp phủ hoặc viên nang cũng có thể dễ bị kẹt hơn. Một số người có thể cảm thấy khó nuốt thuốc hơn những người khác, ví dụ như trẻ nhỏ và những người có phản xạ bịt miệng nhạy cảm. Người lớn tuổi cũng có thể gặp khó khăn khi nuốt viên thuốc, đặc biệt là những viên thuốc lớn. Những người có rối loạn ảnh hưởng đến cổ họng, chẳng hạn như khó nuốt hoặc nuốt đau, cũng có thể gặp khó khăn khi nuốt thuốc.

Việc mắc phải một viên thuốc trong cổ họng có thể gây khó chịu và đáng báo động. Hầu hết thời gian, viên thuốc không bị kẹt trong đường thở, đoạn thực quản trên đường xuống dạ dày. Có thể ho ra hoặc giúp thuốc tiếp tục trôi xuống bằng cách uống nhiều nước hơn hoặc ăn một miếng thức ăn. Để tránh tình trạng này xảy ra trong tương lai, hãy đảm bảo uống nước trước, trong và sau khi uống thuốc. Những người gặp khó khăn với chứng nôn khi uống thuốc có thể thử nuốt chúng với thức ăn mịn như nước sốt táo. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị những viên thuốc nhỏ hơn hoặc yêu cầu người bệnh nghiền nát viên thuốc hoặc viên nang rỗng trước khi uống. Tuy nhiên, hãy luôn thảo luận điều này với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi thử.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cấp cứu người bị nghẹn

Video liên quan

Chủ Đề