Bài tập về Tự nhận thức bản thân

Hướng dẫn GiảiSBT GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Chân trời sáng tạo, giúp các em học tốt hơn.

A. CỦNG CỐ

Bài tập 1. Em hãy chọn câu trả lời đúng.

Câu 1. Để tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta cần:

A. Thường xuyên đặt ra và trả lời câu hỏi tôi là ai, tôi thích gì, tôi làm điều gì giỏi nhất

B. Lắng nghe nhận xét từ người thân, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh

C. Tham gia các hoạt động xã hội và giao tiếp với mọi người xung quanh

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 2. Khi không hiểu rõ về bản thân mình , chúng ta sẽ dễ dẫn tới những sai lầm nào ?

A. Không xác định được mục tiêu trong cuộc sống

B. Không biết cách ứng xử với những người xung quanh

C. Thiếu CƠ SỞ cho việc ra quyết định

D. Cả ba ý trên đều đúng

Câu 3. Tự nhận thức bản thân là quá trình quan sát và tìm hiểu về:

A. Thầy cô

B. Bạn bè

C. Chính mình

D. Bố mẹ

Trả lời:

Câu 1. D

Câu 2. D

Câu 3. C

Bài tập 2. Điền từ vào chỗ [ ... ]

Tự nhận thức bản thân là khả năng ................chính xác bản thân , biết mình .................... muốn gì , đâu là .......... của mình. Khi tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta .................. về mình, ..................bản thân , ........................... cởi mở và ...................... chính mình, từ đó sẽ có cách cư xử , hành động phù hợp.

Trả lời:

hiểu rõ/ cần gì/ điểm manh, điểm yếu/

tự tìm hiểu/ hiểu rõ, cư xử/ sống đúng với

Bài tập 3. Thảo luận.

Em cùng các các bạn thảo luận về 2 câu danh ngôn sau:

- Người không biết khả năng của bản thân không hiểu được chính mình – Xenophon

- Người sáng tác chính bản thân mình thông thái hơn người sáng tác một cuốn sách

[Benjamin Franklin]

Trả lời:

Nếu bạn muốn thành công trong cuộc sống bạn cần biết mình là ai,hiểu rõ mình muốn gì,mình đang ở vị trí nào, khả năng của mình ra sao thì mới có thể làm được những điều phù hợp với bản thân.

B. LUYỆN TẬP

Bài tập 4. Xử lí tình huống.

Tình huống 1: Nam là lớp trưởng của lớp 6A1 . Từ trước đến nay, Nam hát không hay nên mỗi khi cầm micro , Nam đều cảm thấy không tự tin về chất giọng của mình . Có một lần , Nam được cô chủ nhiệm phân công đại diện lớp tham gia cuộc thi Ý tưởng bảo vệ môi trường và trình bày trước toàn trường . Nam đã mất hơn 1 tuần để chuẩn bị bài phát biểu . Mặc dù thầy cô và bạn bè đều khen giọng Nam trên micro nghe rất ấm và cuốn hút nhưng Nam lại không dám thể hiện và có ý định từ bỏ việc tham gia cuộc thi. Nếu là Nam, em sẽ làm gì ?

Tình huống 2: Phú và Ân là hai anh em sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học , Ấn tuy học rất giỏi nhưng năng khiếu thể thao lại không được tốt . Ngược lại , Phú có năng khiếu với nhiều môn thể thao khác nhau nhưng học tập lại không tốt . Trong những bữa cơm gia đình, bố mẹ thường khen thành tích học tập của Ân làm cho Phủ cảm thấy rất tự ti. Nếu là Phú, em sẽ làm gì ?

Trả lời:

- Tình huống 1: Nếu em là Nam, em sẽ lấy lời khen của mọi người làm động lực và tin rằng bản thân sẽ làm được, Nam phải cố gắng để mang thành tích về cho lớp.

- Tình huống 2: Nếu em là Phú, em sẽ không tự ti nữa mà cố gắng học tập tốt nhất có thể. Vì mỗi người đều có thế mạnh riêng và năng khiếu thể thao của Phú cũng là điều đáng để bạn tự hào về bản thân.

Bài tập 5. Sắm vai.

Em cùng các bạn hãy sắm vai để chia sẻ cùng với bạn Lan trong tình huống sau:

Bạn bè đều cho rằng Lan vẽ không đẹp vì rất ít khi thấy Lan đăng kí các cuộc thi vẽ do lớp, trường tổ chức. Trong các tiết học vẽ, cô giáo cũng nhận xét bức tranh của Lan ở mức trung bình - khá, sử dụng màu sắc còn hạn chế. Lan suy nghĩ rất nhiều về những góp ý đó, đôi lúc Lan cũng cảm thấy buồn vì bản thân rất đam mê hội họa. Sau khi trò chuyện với 2 người bạn thân nhất của mình Huệ và Hồng, Lan quyết tâm theo đuổi đam mê của bản thân, dành nhiều thời gian để tự học mà tự luyện việc thể hiện cảm xúc qua màu sắc tại nhà. Sau 3 tháng, nét vẽ của Lan dần hoàn thiện và sinh động hơn rất nhiều. Tại cuộc thi vẽ cấp trường năm nay, Lan xuất sắc đem về giải nhì cho lớp của mình.

Câu hỏi:

- Lan đã tiếp nhận như thế nào về các góp ý của người xung quanh?

- Kết quả tự đánh giá bản thân đã giúp Lan cải thiện khả năng vẽ của mình ra sao?

Trả lời:

Lan đã tiếp nhận lời nhân xét của cô và các bạn. Lan nhận thấy bản thân chưa thực sự xuất sắc nhưng vì đam mê nên bạn đã quyết tâm cố gắng theo đuổi ước mơ của mình.

Kết quả tự đánh giá bản thân đã giúp Lan dần hoàn thiện và nét vẽ sinh động hơn nhiều. Lan đã xuất sắc đem về giải nhì cho lớp.

C. VẬN DỤNG

Bài tập 6. Em hãy liệt kê 5 điều mới mẻ mà bản thân em có được nhờ sự rèn luyện so với khi em còn học lớp 5 [Chiều cao , cân nặng, tính cách, mối quan hệ, học tập, mục tiêu,…]

Trả lời:

- Chiều cao: Cao hơn 5cm nhờ học bơi.

-Tính cách: Hòa nhã hơn với mọi người, không còn ương bướng, đòi hỏi, biết nhường nhịn em

-Mối quan hệ: Có nhiều bạn bè hơn

-Học tập: Đạt nhiều hoa điểm 10 hơn

-Mục tiêu: Sẽ thi đậu vào trường chuyên của tỉnh.

Bài tập 7. Em hãy trò chuyện với 3 người [bố mẹ, bạn bè, thầy cô và những người xung quanh] mà em tin tưởng để biết được những nhận xét của họ về những ưu – nhược điểm cảu em, nhờ họ góp ý những điểm mà em cần khắc phục để có thể phát triển bản thân. Hãy lựa chọn những góp ý phù hợp để xây dựng kế hoạch hoàn thiện bản thân em trong năm học này.

Trả lời:

HS tự làm.

 Câu 1: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là

  • A. thông minh.
  • C. có kĩ năng sống.
  • D. tự trọng.

Câu 2: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

  • A. sống tự do và không cần phải quan tâm tới bất kì ai.
  • B. bình tĩnh, tự tin hơn lôi cuốn sự quan tâm của người khác.
  • C. để mình sống không cần dựa dẫm vào người xung quanh.

Câu 3: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

  • B. tỏ ra thờ ơ, lạnh cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
  • C. bắt trước lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người.
  • D. sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân.

Câu 4: Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình [về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…] là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • B. Tố chất thông minh.
  • C. Đánh giá bản thân.
  • D. Lòng tự trọng.

Câu 5: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục; biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể

  • B. bình tĩnh, tự tin hơn mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
  • C. nhìn  nhận đúng và ứng phó được với tất cả người xung quanh.
  • D. tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.

Câu 6: Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

  • B. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
  • C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.
  • D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. 

Câu 7: Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

  • A. Không cần phải quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. 
  • C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình đối với người khác.
  • D. Khi thấy mình hoàn hảo rồi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. 

Câu 8: Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • B. K thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.
  • C. V rất thích vẽ và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học vẽ trên trị trấn.
  • D. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.

Câu 9: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải 

  • B. qua nhiều biến cố.
  • C. có sự lựa chọn đúng đắn.
  • D. có quyết định đúng đắn.

Câu 10: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

  • B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
  • C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
  • D. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.

Câu 11: Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một

  • A. điều tất yếu của con người.
  • B. giá trị sống cơ bản.
  • D. năng lực của cá nhân

Câu 12: Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. H chấp nhận tất cả những đều mà người khác nói về mình. 
  • B. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.
  • C. A rất thích múa và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học múa trên huyện.

Câu 13: Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về

  • A. bản chất riêng của mình.
  • B. tiềm năng riêng của mình.
  • C. mặt tốt của bản thân.

Câu 14: Tự nhận thức về bản thân là một kĩ năng sống rất 

  • A. cốt lõi của con người.
  • C. hàng đầu của con người.
  • D. quan trọng của con người.

Câu 15: D thường xuyên viết nhật kí về những điều xảy ra hàng ngày, để từ đó có thể tự nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân… giúp D hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn. Việc làm này thể hiện D là người biết

  • A. sở thích của mình.
  • B. điểm yếu của mình.
  • D. điểm mạnh của mình.

Câu 16:T là một học sinh chậm chạp nên sau mỗi ngày đi học về, T thường ghi chép lại toàn bộ những nội dung được học và dành nhiều thời gian để tìm hiểu, chỗ nào chưa rõ T thường nhờ chị gái giảng lại và tự hoàn thành bài tập cô giao,... Vì thế mà thành tích học tập của T ngày càng tiến bộ. Việc làm này thể hiện T là người biết

  • B. được điểm yếu của mình.
  • C. thân biết phận của mình.
  • D. được điểm mạnh của mình.

Câu 17: N luôn muốn mình học giỏi như bạn A,  nhưng N nghĩ rằng đó là điều rất khó với mình, vì bạn cho rằng những người học giỏi là những người có tố chất thông minh. Vì vậy không thông minh có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được. Nếu là bạn của N em sẽ khuyên bạn

  • B. thôi đừng cố công vô ích vì mình không có tố chất thông minh.
  • C. nên biết thân biết phận của mình, đừng mong ước viễn vong nữa.
  • D. nên tìm cách lấy lòng A, để A cho nhìn bài trong giờ kiểm tra.

Câu 18: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì hay mắc nhiều lỗi nên L bị cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở. Và bị các bạn trong lớp nhận xét và đưa ra những điều cần phải cố gắng. Nếu là L, em sẽ làm gì?

  • A. tỏ ra khó chịu với những lời các bạn góp ý
  • C. cãi lại các bạn và ngày càng mắc nhiều lỗi để chứng tỏ bản thân khác biệt
  • D. im lặng và không quan tâm.

Câu 19: Hiền là người rất thích nhảy, bạn mong muốn thi vào đội vũ đạo của trường mặc dù tỷ lệ được chọn vào rất khó. Nếu em là Hiền, em sẽ làm gì?

  • B. Bỏ cuộc vì nghĩ mọi thứ quá khó, chắc bản thân mình không làm được đâu.
  • C. Tự tin vào khả năng của mình và đăng kí thi mà không cần xem yêu cầu
  • D. Phản bác lại yêu cầu của đội vũ đạo bằng cách đi nói xấu

Câu 20: Mẹ bắt Nhi đi học đàn violon nhưng Nhi lại cảm thấy rằng bản thân không phù hợp với nghệ thuật và thực chất Nhi thích học võ.Nếu em là Nhi, em sẽ làm gì?

  • A.Cứ im lặng học theo yêu cầu của bố mẹ, còn việc mình tiếp thu hay không thì đó là quyền của mình.
  • C. Tỏ ra khó chịu, chán nản mỗi lần học Violon để bố mẹ thấy mình chán mà hủy lớp học đàn.
  • D. Cãi nhau với bố mẹ về chuyện học đàn, cho rằng bố mẹ không tôn trọng sở thích của mình.

Video liên quan

Chủ Đề