Bài thu hoạch học tập tư tưởng hồ chí minh năm 2024

Bài báo sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học để tìm hiểu nhận thức của sinh viên [SV] khoa Địa lí khi đăng kí các học phần chuyên ngành tự chọn. Kết quả khảo sát cho thấy SV Địa lí lựa chọn các học phần chuyên ngành bị chi phối nhiều bởi các yếu tố khách quan, môi trường học tập và các mục tiêu ngắn hạn; đồng thời, một số yếu tố hỗ trợ học chế tín chỉ của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh [ĐHSP TPHCM] chưa phát huy vai trò đúng mức.

Để hiểu được sự phát triển của công tác thông tin đối ngoại ở Việt Nam, bài viết này đã khảo sát hoạt động thông tin đối ngoại của Hồ Chí Minh - người đã đặt nền móng cho hoạt động này. Ngay từ buổi đầu cách mạng, Hồ Chí Minh đã sớm quan tâm đến tuyên truyền thông tin đối ngoại, coi đó là một phần quan trọng của công tác ngoại giao và công tác tuyên truyền. Bằng nhiều hình thức khác nhau, Hồ Chí Minh đã cung cấp nhiều thông tin hai chiều về Việt Nam cho thế giới và thông tin thế giới tới người dân Việt Nam. Những thông tin này đã góp phần lớn vào nâng cao nhận thức cho người dân Việt Nam về các vấn đề quốc tế, tạo sự đồng thuận trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; tuyên truyền đường lối ngoại giao của Đảng, thể hiện rõ quan điểm chính trị của Việt Nam trong xây dựng mối quan hệ giữa các nước và giải quyết các vấn đề quốc tế thời kỳ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945.

Hiện nay, tại chùa Bảo Ninh Sùng Phúc [huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang] còn lưu giữ được tấm bia cổ duy nhất thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có niên đại từ thời nhà Lý. Nội dung văn bia chép về dòng họ Hà và những đóng góp của dòng họ này đối với vùng đất Vị Long nói riêng và đất nước nói chung ở thế kỷ XI - XII. Trong đó phải kể đến công lao to lớn của nhân vật lịch sử Hà Di Khánh.

TÓM TẮT: Rút gọn thuộc tính là bài toán quan trọng trong bước tiền xử lý dữ liệu của quá trình khai phá dữ liệu và khám phá tri thức. Trong mấy năm gần đây, các nhà nghiên cứu đề xuất các phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ [Fuzzy Rough Set FRS] nhằm nâng cao độ chính xác mô hình phân lớp. Tuy nhiên, số lượng thuộc tính thu được theo tiếp cận FRS chưa tối ưu do ràng buộc giữa các đối tượng trong bảng quyết định chưa được xem xét đầy đủ. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ trực cảm [Intuitionistic Fuzzy Rough Set IFRS] dựa trên các đề xuất mới về hàm thành viên và không thành viên. Kết quả thử nghiệm trên các bộ dữ liệu mẫu cho thấy, số lượng thuộc tính của tập rút gọn theo phương pháp đề xuất giảm đáng kể so với các phương pháp FRS và một số phương pháp IFRS khác.

Tóm tắt: Lòng trung thành của du khách đối với điểm đến là một yếu tố quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của một điểm đến du lịch. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở điều tra khảo sát ý kiến của 231 du khách trong nước và quốc tế đến Hội An. Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa động cơ đẩy và kéo, sự hài lòng và lòng trung thành của du khách đối với điểm đến Hội An. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố đẩy, nhân tố kéo, cùng với sự hài lòng có ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách đối với điểm đến Hội An. Ngoài ra, trong bối cảnh du lịch di sản, du khách có xu hướng trung thành với điểm đến với nhu cầu được tìm hiểu lịch sử, đến thăm những điểm tham quan di sản – văn hóa, gặp gỡ những con người mới và giao lưu với cộng đồng địa phương. Theo đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao lòng trung thành của du khách, góp phần thu hút du khách quay trở lại điểm đến di sản Hội An, bao gồm định vị và phát triển hình ảnh điểm đến H...

BÀI THU HOẠCH Tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh Nhận thức của cá nhân về nội dung trưng bày của bảo tàng liên quan đến môn học

  1. Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng lỗi lạc. Người đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Với tinh thần yêu nước nồng nàn cùng lối tư duy chính trị sáng suốt, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước. Người tìm đường ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Bác hòa mình với những công nhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Bác Hồ - lúc bấy giờ lấy tên là Văn Ba – đã xin một chân làm phụ bếp trên con tàu Amiral Latouche Tréville, xuất phát từ bến cảng Sài Gòn để ra đi tìm đường cứu nước. II. Bảo tàng Hồ Chí Minh Tại bến cảng Nhà Rồng ngày ấy, giờ đây người dân đã xây nên "Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh". Bảo tàng là nơi bảo quan, trưng bày, tuyên truyền và nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Hồ Chủ tịch. Tại đây, cuộc đời vĩ đại của Bác được tái hiện một cách gần như toàn diện nhất, mang lại những hiểu biết vô giá về lịch sử Việt Nam nói chung và về cá nhân Hồ Chủ tịch nói riêng.

Các tư liệu, hiện vật được bảo tàng trưng bày theo trình tự thời gian, trải dài theo những mốc sự kiện quan trọng trong cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác. Do đó, quá trình hình thành tư

tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được khắc họa chân thực, tạo cho người tham quan cảm giác như đang tự mình đồng hành trên từng bước đường hoạt động của Bác.

Các hiện vật được bảo tàng trưng bày dựa trên 4 chủ đề:

Chủ đề 1: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận Chủ nghĩa Mác-Lenin và khẳng định con đường cách mạng Việt Nam [1890 – 1920]

Chủ đề 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của V. Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam [1920 – 1930]

Chủ đề 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược [1930 – 1954]

Chủ đề 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước [1954 – 1969]

Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên 4 nền tảng chính: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; tinh hoa văn hoá nhân loại [phương Đông và phương Tây]; chủ nghĩa Mác – Lênin; tài năng và hoạt động thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí Minh. Các yếu tố trên được Hồ Chủ tịch lĩnh hội liên tục và chọn lọc trong suốt quãng đời của mình nhằm tìm ra hướng đi đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam.

III. Nội dung trưng bày của Bảo tàng liên hệ với Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nội dung trưng bày của bảo tàng có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Do các hiện vật được trưng bày theo trình tự thời gian và sắp xếp theo các chủ đề nhất định nên việc tham quan bảo tàng giúp chúng ta dễ dàng dõi theo hành trình học tập, làm việc và hình thành một tư tưởng vĩ đại của Người.

  1. Từ nhỏ đến khi ra đi tìm đường cứu nước trước tháng 6/

Ở chủ đề đầu tiên của bảo tàng, thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tái hiện sinh động, nhằm giải thích những bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng của Người. Tại đây trưng bày những bức tranh về quê hương của Bác – ngôi nhà mái lá nơi Bác đã sinh ra, ở làng Hoàng Trù và làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bên cạnh đó là những bằng cấp, chức danh của cụ Nguyễn Sinh Sắc; cùng một số tranh ảnh khác về gia đình của Bác Hồ, chứng minh Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước nên từ thuở nhỏ đã

một người dân thuộc địa nhỏ bé đã dám đứng lên đòi quyền lợi cho dân tộc cả mình ngay tại chính quốc.

  1. Thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành về cơ bản [1920-1930]

Đây là thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm được con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam, được minh họa qua các hình ảnh, hiện vật được trưng bày tại Chủ đề 2 của bản tàng. Lúc này, Bác ngụ tại căn nhà số 9, ngõ Compoint, quận 17, Paris [Pháp] và làm qua rất nhiều nghề để có thể vừa trang trải cho cuộc sống vừa hoạt động cách mạng. Căn phòng trọ rất thiếu thốn tiện nghi, không có lò sưởi nên mùa đông rất lạnh. Người đã phải dùng một viên gạch để chống chọi với mùa đông lạnh giá, bằng cách gửi viên gạch trong lò sưởi của chủ nhà, tối về Bác để viên gạch dưới gầm giường để sưởi ấm.

Tháng 7-1920, qua báo Nhân đạo của Pháp, “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin đến với Nguyễn Ái Quốc, từ đây Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Bên cạnh là hình ảnh Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 18, Đảng xã hội Pháp ở thành Tua, Nguyễn Ái Quốc tham dự với tư cách là đại biểu chính thức duy nhất của các nước Đông Dương [tháng 12/1920]. Người đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và Người cũng trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 7-1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhân vật yêu nước của các nước thuộc địa ở Pháp sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa nhằm tổ chức và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc, cho ra đời tờ báo “Le Paria” – Người cùng khổ - để tuyên truyền, vận động cách mạng ở các nước thuộc địa. Ở đây có hình ảnh của trụ sở đầu tiên của tòa soạn, tại nhà số 16, phố Jacques Calot, quận 4, Pari. Năm 1923 Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô, tham dự Đại hội I Quốc tế Nông dân, Đại hội V Quốc tế Cộng sản và một số Đại hội quốc tế khác. Hình ảnh về sự kiện Bác Hồ cùng một số đại biểu tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5 tại khách sạn trung tâm Mát xco va [7/1924] – một trong những sự kiện ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh – được trưng bày ở đây. Tại đó, Nguyễn Ái Quốc trình bày tham luận của mình nêu lên những lập luận, quan điểm về vấn đề cách mạng ở thuộc địa và được Đại hội chú ý quan tâm.

Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc sang Quảng Châu [Trung Quốc], tại đây Nguyễn Ái Quốc chọn một số thanh niên yêu nước vào học tại các lớp huấn luyện chính trị nhằm đào tạo họ trở thành cán bộ cách mạng. Hàng loạt hình ảnh về sách, báo mà Nguyễn Ái Quốc đã viết để đấu tranh cho quyền lợi dân tộc cũng được trưng bày bao gồm: Sách Bản án chế độ thực dân Pháp [năm 1925]; bài “Lenin và các dân tộc thuộc địa” đăng báo Sự thật, Liên Xô [27/1/1924]; báo Thanh niên, cơ quan tuyên truyền của Hội Việt Nam Cách mạng Than niên, do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, xuất bản ở Quảng Châu, Trung Quốc [1925]; cuốn Đường Kách mệnh, tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1925-1927 tại lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Từ 3-2-1930 đến 7-2-1930, tại Cửu Long [Hồng Kông], Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kiện ấy đã đưa Việt Nam bước vào con đường mới dưới ánh sáng của cách mạng vô sản.

  1. Thời kỳ Hồ Chí Minh gặp những khó khăn, thử thách và sự kiên định của Người về cách mạng Việt Nam [1930-1941]

Sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, theo sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, cuối tháng 4/1930 Nguyễn Ái Quốc đến Xiêm [Thái Lan] và Malaysia. Tháng 5/1930, Người qua Singapore rồi trở lại Hồng Kông. Tháng 10/1930 tại Hồng Kông, Nguyễn Ái Quốc tham dự Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Các sự kiện tương ứng với chủ đề 3 của bảo tàng.

thứ III của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh được đại hội bầu lại làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.

Năm 1961-1965, miền Bắc thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất, miền Nam tiếp tục sự nghiệp đấu tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đến tháng 11/1964, Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội là sự cổ vũ lớn lao cho cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam.

Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời để lại niềm tiếc thương vô hạn cho dân tộc Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Vậy quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh đã được thể hiện rõ ràng, mạch lạc thông qua trình tự trưng bày các hình ảnh và hiện vật của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Tất cả các vật sưu tầm như những chứng nhân lịch sử đang kể lại hành trình của Bác một cách sinh động và hào hùng, giúp bản thân em và các bạn hiểu sâu hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh – di sản vô giá mà Bác đã truyền lại cho thế hệ sau.

Chủ Đề