Bài thuyết trình về ngôn ngữ cơ thể

Bạn đã biết gì về ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình để chinh phục người nghe ngay từ những giây đầu tiên hay chưa? Có một sự thật là dù bạn có chuẩn bị nội dung thuyết trình hay đến đâu, nhưng chỉ đứng im như tượng khi thuyết trình, thì bạn khó có thể nào mà thành công được. Để giúp các bạn tránh được tình trạng này, hôm nay hanoitc.com sẽ chia sẻ cho các bạn việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình “từ chân tơ đến kẽ tóc”.

Bạn đang xem: Ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình

Nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình

- Không giấu đôi bàn tay vào túi trong khi thuyết trình bởi nó sẽ làm cho khán giả thấy bạn đnag bị mất bình tĩnh và thiếu đi sự tự tin. Ngoài ra, đây còn là một trong những biểu hiện thiếu tôn trọng khán giả, giống như bạn đang là cấp trên của họ.

- Không khoanh tay trước ngực bởi nó dễ gây hiểu lầm rằng bạn đang phòng thủ một điều gì đó. Chính điều này khiến khán giả cảm thấy bạn không thực sự nhiệt tình trong chính bài thuyết trình của mình.

- Không chuyển động chân quá nhiều vì nó là một biểu hiện của việc khó kiểm soát khi bạn đang mất tự tin, không thoải mái. Tuy nhiên bạn không nên đứng im một chỗ trong khi thuyết trình. Hãy di chuyển có chừng mực để bại thuyết trình của bạn trở nên thu hút nhất.

Nụ cười là vũ khí lợi hại khi thuyết trình

- Không lãng tránh ánh mắt của khán giả là một trong những nguyên tắc khắc cốt ghi tâm bạn phải nhớ. nếu bạn chứ thật sự tự tin, hãy chọn một điểm cố định như: sống mũi, hoặc trên đầu người nghe để tạo nên cảm giác chân thật nhất khi tương tác với khán giả trong bài thuyết trình.

- Nụ cười là vũ khí lợi hại giúp bạn tạo ấn tượng tốt với người nghe, nhờ vậy mà thông điểm của bạn cũng được truyền tải một cách rõ ràng và có thiện cảm. Vì thế, đừng quên sử dụng nụ cười một cách hợp lý để nó trở nên thật sự đáng giá hơn ngàn lời nói nhé. 

Biểu hiện ngôn ngũ cơ thể trong thuyết trình

1. Ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình qua ánh mắt

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, trong thuyết trình nó làm nhiệm vụ truyền tải thông tin. Một người có kinh nghiệm sẽ vận dụng ánh mắt một cách thích hợp và khéo léo để thể hiện tình cảm, cũng như lan tỏa đến người nghe. Do đó, khi thuyết trình, bạn hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện để thể hiện sự gần gũi giống như bạn đang nói chuyện riêng với họ vậy.

Sử dụng ánh mắt trong thuyết trình sẽ giúp bạn làm nhiệm vụ truyền tải thông tin

Bạn có thể thể hiện ngôn ngữ cơ thể mắt trong thuyết trình bằng cách:

- Nhìn thằng: Nhìn về phía trước, điểm nhìn phải rơi vào giữa mặt người nghe.

- Nhìn theo hình vòng tròn: Mắt của người thuyết trình phải quét từ phải sang trái, từ trước ra sau, tiếp xúc ánh mắt của toàn thể người nghe, tăng cường liên hệ ánh mắt giữa 2 bên.

- Cách nhìn điểm: Đây là cách nhìn ngẫu nhiên, ánh mắt chăm chú quan sát một người hoặc một góc riêng biệt.

- Cách nhìn lướt: Đây là cách nhìn mà người thuyết trình sẽ nhìn khán giả nhưng thực sự là không thấy họ.

- Nhắm mắt: Khi cần thể hiện tình cảm hoặc thái độ nào đó thì người nói có thể nhắm mắt tạm thời và im lặng trong một khoảnh khắc.

Tuy nhiên, khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình, bạn không nên chỉ nhìn về một phía. Thực tế, bạn chỉ cần nhìn từ 2 - 3 giây rồi chuyển ánh mắt qua đối tượng khác. Như vậy, bạn mới có thể tương tác được nhiều khán giả hơn.

Để hiểu rõ hơn về ngôn ngữ cơ thể, bạn hãy tham khảo ngay khóa học “Làm chủ ngôn ngữ cơ thể trong 4 giờ” của giảng viên Phạm Phượng trên hanoitc.com. Đến với khóa học này, bạn sẽ hiểu được mọi người xung quanh và biết cách tạo được thiện cảm với người khác.

2. Nụ cười và biểu cảm của gương mặt

“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, chẳng có lý do gì mà bạn từ chối sử dụng nó trong buổi thuyết trình đúng không! Khi thuyết trình, nụ cười sẽ tạo dựng được mối quan hệ hài hòa giữa người thuyết trình và người nghe. Ngoài ra, nó còn giúp bạn “đánh bay” căng thẳng, sự khô khan khi phải truyền đạt những lý luận khoa học mang tính trừu tượng.

Khi thuyết trình bạn nên quan tâm đến nụ cười và biểu cảm của gương mặt

Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm đến biểu hiện của khuôn mặt. Đừng khiến khán giả nhận xét bạn là pho tượng biết nói. Biểu hiện của gương mặt phải tự nhiên, thay đổi nhiều nét mặt. Đây cũng chính là cách giúp bạn xây dựng được sự tự tin và thể hiện bài thuyết trình thuyết phục hơn.

3. Hành động của đôi tay

Não thường có thói quen ghi nhớ một câu chuyện khi nó được liên hệ với một hành động cụ thể. Đây chính là nguyên tắc của nghệ thuật trò chuyện bằng tay. Nếu bạn muốn người nghe ấn tượng hơn về thông điệp mà bạn truyền tải, thì bạn hãy nhấn nhá bài nói của mình tại những điểm quan trọng bằng một cử chỉ tay dứt khoát.

Tuy nhiên, không phải vận dụng tay lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Nếu không được sử dụng đúng hoặc lặp đi lặp lại quá nhiều lần sẽ mất đi sức mạnh của nó, đôi khi còn làm phản tác dụng. Đây chính là ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình bạn cần khắc cốt ghi tâm.

4. Tư thế cởi mở

Nếu bạn có thói quen chắp tay sau lưng, khoanh tay trước ngực thì hãy bỏ ngay đi nhé! Bởi những hành động này khiến khán giả cảm thấy không được tôn trọng và không hào hứng khi bạn chia sẻ câu chuyện của mình. Như vậy thì làm sao bạn có thể thuyết phục được khán giả đón nhận bài thuyết trình? Để làm được điều này hãy xây dựng một tư thế cởi mở bằng cách đứng thẳng lưng, đầu gối thả lỏng, đôi tay luôn mở rộng để cử động linh hoạt theo lời nói.

5. Di chuyển để làm chủ sân khấu

Làm sao để người nghe không rời mắt theo dõi từng bước chân của mình khi thuyết trình? Câu trả lời rất đơn giản, bạn chỉ cần tưởng tượng bục giảng chính là sân khấu, còn bạn là người nghệ sĩ đang “phiêu” theo câu chuyện của mình. Từ đó, bạn sẽ tạo được một mạch cảm xúc tuyệt vời, khiến khán giả không thể rời mắt.

Để làm chủ ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình hãy di chuyển

6. Giọng nói trong ngôn ngữ cơ thể

Giọng nói chính là “vũ khí” quan trọng giúp bài thuyết trình thành công. Bạn có thể nói cùng 1 từ nhưng biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau bằng cách thay đổi giọng điệu. Chúng ta thường thấy các diễn giả nổi tiếng đều sử dụng các cách phát âm đa dạng. Không những thế họ còn thường xuyên thay đổi nhịp điệu của lời nói. Ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình này rất quan trọng đóng góp rất lớn vào bài thuyết trình.

Chính vì thế, nếu bạn muốn giữ thế chủ động thì hãy tập nói với sắc thái trung lập. Tập trung chú ý đến ngữ điệu trong giọng nói, tăng thái độ tích cực trong âm sắc. Hãy cho khán giả cảm nhận rằng bạn đang thể hiện tình cảm của mình qua giọng nói.

Trong bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình. Hãy nghiêm túc luyện tập để biến nó thành thứ “vũ khí” của mình để chinh phục người nghe ngay từ cái nhìn đầu tiên bạn nhé. Ngoài ra, nếu bạn muốn trau dồi thêm các kỹ năng liên quan đến thuyết trình, bạn có thể tham khảo khóa học "Nghệ thuật thuyết trình thuyết phục" được biên soạn bởi giảng viên Phan Quốc Việt có tại hanoitc.com.

Xem thêm: Top 23 Ngành Nghề Hot Nhất Tại Việt Nam Trong Tương Lai Các Phụ Huynh Và Học Sinh Cần Biết

Tham khảo khóa học "Nghệ thuật thuyết trình thuyết phục" 

Khóa học có 27 bài giảng trực tuyến với thời lượng 2 giờ 44 phút, bao gồm các nội dung chính như sau: Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình, Thiết kế bài thuyết trình hoàn hảo, Thuyết trình chuyên nghiệp, Sử dụng cơ thể cuốn hút. 

Với lối giảng dạy chi tiết, bài bản, tận tâm và lôi cuốn, kết thúc khóa học, bạn sẽ nắm được ký thuyết và kiến thức nền tảng từ thầy Phan Quốc Việt để có thể tự tin thuyết trình tốt. Ngoài ra, học viên còn học được những tuyệt chiêu để có thể thấu hiểu cơ chế ứng xử hành vi của mình nhắm kích hoạt tâm thế của bản thân trong thuyết trình một cách xuất sắc nhất. 

XEM CHI TIẾT TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

Vậy còn chần chừ gì mà không nhanh tay đăng ký để có cơ hội sở hữu khóa học ngay hôm nay bạn nhé! Và còn điều bất ngờ nữa mà hanoitc.com muốn mang đến cho bạn, đó chính là kho tàng kiến thức đến từ khóa học nghệ thuật giao tiếp và học làm MC của chuyên gia hàng đầu hanoitc.com sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng thuyết trình của mình và khả năng trả lời, giao tiếp với người lắng nghe bài thuyết trình của bạn.

Ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể được coi là một dạng giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm các cử chỉ, hành động, biểu cảm trên khuôn mặt của người nói. Ngôn ngữ cơ thể từ rất lâu đã được coi là một phần rất quan trọng trong giao tiếp đặc biệt là khi bạn muốn thành công trong thuyết trình. Vậy bạn đã hiểu rõ về ngôn ngữ cơ thể và cách vận dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp và thuyết trình hay chưa?

Giải mã ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp và thuyết trình

Ngôn ngữ cơ thể

Trong một cuộc nghiên cứu của chuyên gia Center for Body Language [Trung tâm huấn luyện ngôn ngữ cơ thể có đại diện tại hơn 15 nước] đã tiến hành nghiên cứu và quan sát một nhóm đối tượng tham gia cuộc thi toàn cầu của các nhà khởi nghiệp công nghệ. Tại đây Center for Body Language quan sát xem kỹ năng giao tiếp không lời đóng góp như thế nào đến sự thành công hay thất bại của những người này.

Cuộc nghiên cứu của Center for Body Language đánh giá từng nhà khởi nghiệp tương lai theo thang điểm từ 0-15. Mọi người được tính điểm cho mỗi dấu hiệu thể hiện sự tích cực, ngôn ngữ cơ thể tự tin như mỉm cười, duy trì tiếp xúc qua ánh mắt và cử chỉ thuyết phục. Họ mất điểm cho mỗi biểu hiện tiêu cực như nản lòng, chuyển động tay không tự nhiên, cứng hoặc mắt nhìn sang hướng khác.

Kết quả cho thấy Top 8 người có thứ hạng cao nhất trung bình đạt từ 8,3-15 điểm theo thang điểm đưa ra ở nghiên cứu trong khi những người không thuộc nhóm này có điểm trung bình là 5,5. Ngôn ngữ cơ thể tích cực có liên quan mạnh mẽ với những kết quả thành công”, Kasia Wazowski – nhà sáng lập Center for Body Language nói.

Những dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp, thuyết trình và cách giải mã chúng

Giữ bóng: Thể hiện ưu thế, quyền chỉ huy

Hiệu này bạn có thể dễ dàng nhận ra khi quan sát thấy một người đang thuyết trình hay giao tiếp nhưng cử chỉ tay của họ giống như bạn đang giữ trái bóng giữa hai tay. Theo các chuyên gia phân tích tâm lý học lý giải đây là dấu hiệu của sự tự tin và kiểm soát, như thể bạn đang nắm giữ sự thật trong tay bạn. Steve Jobs thường dùng cử chỉ này trong các bài diễn văn của ông.

Lòng bàn tay úp xuống: Thể hiện sự Mạnh mẽ, quyết đoán

Chuyển động bàn tay úp xuống cũng được xem là một cử chỉ tích cực – một biểu hiện của sức mạnh, quyền lực và sự quyết đoán. Cựu Tổng thống Barack Obama thường sử dụng cử chỉ này để làm đám đông bình tĩnh lại sau một lời nói khuấy động.

Bàn tay kim tự tháp: thể hiện sự thư giãn, tự tin.

Bạn có hay để ý quan sát mọi người xung quanh, không chỉ với người khác ngay chính bạn cũng không biết rằng khi bạn hồi hộp, bàn tay của bạn thường động đậy không yên. Nhưng khi tự tin, bàn tay của bạn sẽ để yên hai bàn tay cài vào nhau theo kiểu hình kim tự tháp.

Rất nhiều nhà quản trị sử dụng cử chỉ ngôn ngữ cơ thể này trong giao tiếp tuy nhiên với bạn không nên lạm dụng hoặc nếu song hành với nó là vẻ mặt kiêu ngạo, độc đoán thì không nên. Ý tưởng ở đây là bạn cần thư giãn, chứ không phải thể hiện sự tự mãn.

Lòng bàn tay ngửa lên: Thể hiện sự trung thực, cởi mở

Cử chỉ này bày tỏ sự cởi mở và trung thực. Oprah Winfrey là một diễn giả giỏi sử dụng “lòng bàn tay ngửa lên”. Bà thể hiện một hình ảnh mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng nhưng cũng sẵn sàng kết nối một cách chân thành với những người mà mình đang trò chuyện, dù đó là một người hay đám đông hàng ngàn người.

Thế đứng rộng

Thể hiện sự Tự tin, tự chủ. Đây là ngôn ngữ cơ thể, cho bạn thấy sự mạnh mẽ trong tư duy của người giao tiếp. Khi bạn có thể đứng vững vàng, với hai bàn chân cách nhau rộng bằng vai, thì đó là dấu hiệu thể hiện rằng bạn cảm thấy mình đang kiểm soát tình hình.

Lần tới khi bạn có thuyết trình, thử ghi hình và xem lại video không cần có tiếng, chỉ nhìn ngôn ngữ cơ thể của bạn. Bạn đứng như thế nào và cử chỉ ra sao? Bạn đã sử dụng những cử chỉ vừa đề cập chưa? Nếu chưa, hãy nghĩ về cách mà bạn có thể thực hành vào lần sau trước khán giả của mình, hoặc thậm chí là lúc nói chuyện với sếp hoặc một khách hàng lớn. Thực hành trước gương, sau đó là với bạn bè, cho tới khi họ cảm thấy tự nhiên.

Ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp và thuyết trình

Ngôn ngữ cơ thể dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của mỗi người và cũng còn có thể để che giấu, đánh lạc hướng người khác chính vì vậy nó có ý nghĩa rất lớn trong giao tiếp và thuyết trình.

Điều này được cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton nói rất rõ trong bài phát biểu của mình. Khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong các bài diễn văn của mình nó làm cho ông trông có vẻ không được tin cậy. Để giúp ông kiểm soát ngôn ngữ cơ thể, các nhà tư vấn đã hướng dẫn ông tưởng tượng một chiếc hộp ngay trước vùng ngực và bụng rồi đặt chuyển động bàn tay trong chiếc hộp đó. Từ đó, “chiếc hộp Clinton” đã trở thành một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực ngôn ngữ cơ thể.

Giao tiếp không lời không hẳn ảnh hưởng mang tính quyết định đến năng lực lãnh đạo của bạn nhưng nó có thể giúp bạn đạt được nhiều thành quả hơn. Nếu biết cách vận dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp và thuyết trình thì nó có thể đem lại hiệu quả không ngờ dành cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề