Bảng thanh toán tiền thưởng dùng làm gì năm 2024

Để hỗ trợ các bạn kế toán Công ty kế toán Thiên Ưng đã thiết kế 1 mẫu bảng thanh toán tiền lương trên Excel, tải về tại đây:

II. Cách lập bảng thanh toán tiền lương:

1. Mục đích: - Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng. Cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành...

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ tên của người lao động được hưởng lương. Cột 1, 2: Ghi bậc lương, hệ số lương của người lao động. Cột 3, 4: Ghi số sản phẩm và số tiền tính theo lương sản phẩm. Cột 5, 6: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian. Cột 7, 8: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian hoặc ngừng, nghỉ việc hưởng các loại % lương. Cột 9: Ghi các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương. Cột 10: Ghi số phụ cấp khác được tính vào thu nhập của người lao động nhưng không nằm trong quỹ lương, quỹ thưởng. Cột 11: Ghi tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng. Cột 12: Ghi số tiền tạm ứng kỳ I của mỗi người. Cột 13, 14, 15, 16: Ghi các khoản phải khấu trừ khỏi lương của người lao động và tính ra tổng số tiền phải khấu trừ trong tháng. Cột 17: Ghi số tiền còn được nhận kỳ II. Cột C: Người lao động ký nhận khi nhận lương kỳ II.

- Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng soát xét xong trình cho giám đốc hoặc người được ủy quyền ký duyệt, chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương. Bảng thanh toán tiền lương được lưu tại phòng (ban) kế toán của đơn vị.

- Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay.

Lương theo thời gian sẽ được trả cho người lao động dựa trên thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ. Cụ thể như sau:

– Tiền lương tháng được trả cho công sức lao động trong một tháng làm việc dựa trên hợp đồng lao động đã ký kết.

– Tiền lương tuần được trả cho người lao động sau một tuần lao động được xác định trên được xác định theo công thức: lương tháng x 12 tháng : 52 tuần

– Tiền lương ngày được trả cho người lao động sau một ngày lao động bình thường xác định theo công thức: lương tháng : số ngày làm việc bình thường trong tháng (tối đa 26 ngày)

– Tiền lương giờ được trả cho người lao động sau 1 giờ lao động được xác định theo công thức: lương ngày : số giờ làm việc

1.2 Cách tính tiền lương theo hình thức trả theo sản phẩm

Lương theo sản phẩm là số tiền mà người lao động được hưởng dựa trên mức hoàn thành, số lượng, chất lượng sản phẩm.

L = SL* ĐG

* Chú thích

L: Lương sản phẩm

SL: Sản lượng sản phẩm

ĐG: Đơn giá sản phẩm

Xem thêm: Bảng lương tiếng anh

1.3 Cách tính tiền lương dựa trên hình thức trả lương khoán

Lương khoán là hình thức được trả dựa trên khối lượng công việc hoàn thành theo đúng chất lượng và thời gian được giao.

L= MLK * HTCV

* Chú thích

L: Lương

MLK: Mức lương khoán

HTCV: Phần trăm hoàn thành công việc

1.4 Lương/thưởng theo doanh thu

Hình thứ trả lương/thường được trả dựa trên doanh số, chỉ tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Thường được áp dụng cho nhân viên kinh doanh, bán hàng…

Những văn bản liên quan đến việc lập bản lương bao gồm:

– Bảng chấm công, phiếu xác nhận hoàn thành công việc, hợp đồng lao động

– Mức lương tối thiểu vùng được quy định mới nhất

– Các khoản thu nhập chịu thuế và không chịu thuế thu nhập cá nhân, để tính được thuế thu nhập cá nhân phải nộp

– Các khoản bảo hiểm xã hội

2. Bảng thanh toán tiền lương

Bảng thanh toán tiền lương có thể được thiết kế bởi doanh nghiệp dựa trên mẫu bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 200 và 133, sao phù hợp với mô hình hoạt động của đơn vị.

Bảng thanh toán tiền thưởng dùng làm gì năm 2024
Bảng thanh toán tiền lương mẫu

Tải về: Tại đây

Dựa vào mẫu bảng thanh toán tiền lương, thì kế toán sẽ tính các chỉ tiêu sau công việc như sau:

2.1 Lương chính trong bảng thanh toán tiền lương

Lương chính là lương được thỏa thuận và ghi trên hợp đồng lao động. Mức lương dựa trên thang bảng lương và cũng là căn cứ để xây dựng mức lương đóng bảo hiểm cố định. Chú ý mức lương này không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Ví dụ: Công ty AZTAX ở Vùng I với mức lương tối thiểu năm 2020 là: 4.420.000đ một tháng --> Do đó mức lương tối thiểu mà công ty phải chi trả là 4.420.000đ một tháng cho nhân viên.

2.2 Các khoản phụ cấp trong bảng thanh toán tiền lương

Các khoản hỗ trợ như: tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, xăng xe, điện thoại, đi lại, nhà ở, tiền giữ trẻ…

2.3 Lương đóng bảo hiểm xã hội

LĐBHXH = MLC1 +PCHBXH + KBSK

* Chú thích

– LĐBHXH: Lương đóng bảo hiểm xã hội

– MLC1: Mức lương chính ở phần 1

– PCBHXH: Các khoản phụ cấp phải đóng Bảo hiểm xã hội

– KBSK: Các khoản bổ sung khác được ghi nhận trên hợp đồng lao động

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH về các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội:

– Phụ cấp chức vụ, chức danh, trách nhiệm

– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

– Phụ cấp thâm niên, khu vực, lưu động

– Phụ cấp thu hút và phụ cấp tương tự

2.4 Thuế thu nhập cá nhân trong bảng thanh toán tiền lương

Bảng thanh toán tiền thưởng dùng làm gì năm 2024
Thuế thu nhập cá nhân trong bảng thanh toán lương

Công việc này rất quan trọng để thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính theo từng đối tượng như:

– Nếu hợp đồng trên 3 tháng thì bạn có thể sử dụng công thức biểu lũy tiến từng phần.

– Nếu hợp đồng dưới 3 tháng thì tiền thuế thu nhập cá nhân sẽ khấu trừ 10% vào lương chính của người lao động.

2.5 Trích các khoản theo lương vào lương của người lao động và chi phí của doanh nghiệp

Các khoản trích theo lương Chi phí doanh nghiệp chịu Chi phí người lao động chịu Bảo hiểm xã hội 17,5% 8% Bảo hiểm y tế 3% 1,5% Kinh phí công đoàn 2% 0% Bảo hiểm thất nghiệp 1% 1% Tổng cộng 23,5% 10,5%

2.6 Các khoản tạm ứng tạm ứng trong bảng thanh toán tiền lương

Trong trường hợp người lao động tạm ứng lương trước thì sẽ ghi nhận và trừ vào lương trong tháng sau hoặc tháng sau nữa, sao cho cân bằng với mức lương thực tế.

2.7 Thực lĩnh

Thực lĩnh sẽ được tính theo công thức dưới đây:

TL = TNN – BHXHLNV – TTNCD -TU

* Chú thích

– TL: Thực lĩnh

– TTN: Tổng thu nhập

– BHXHLNV: Bảo hiểm xã hội trích vào lương nhân viên

– TTNCD: Thuế thu nhập cá nhân

– TU: Tiền tạm ứng

Tổng thu nhập:

– Tổng thu nhập = Lương Chính + Phụ cấp …

Lưu ý: khi nhận tiền lương người lao động phải ký nhận hay người nhận hộ ký thay.

Trong thực tế thì việc tính tiền lương và lập bảng lương luôn là sự trở ngại của doanh nghiệp, bởi vì công việc này khá là phức tạp khi phải thông qua nhiều bước, cần sự chính xác tuyệt đối và mất rất nhiều thời gian.

Hiểu được những khó khăn trên của doanh nghiệp, công ty AZTAX với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kế toán lương đã và đang đưa ra thị trường gói dịch vụ payroll. Dịch vụ trên ra đời với sứ mệnh là giải quyết những vấn đề tiền lương, giúp doanh nghiệp quản lý sổ sách kế toán về quỹ lương một cách hiệu quả và dễ dàng hơn.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho bạn hiểu được một phần nào đó về cách tính lương và lập bảng thanh toán tiền lương. Nếu bạn gặp vấn đề, trở ngại trong việc lập bảng thanh toán lương hay cách tính tiền lương hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ dịch vụ một cách tốt nhất.