Báo cáo đánh giá nghị quyết 48

Tham dự có đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ; các chuyên gia…

Phát biểu tại Hội thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển cho biết, Nghị quyết 48 - NQ/TW về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã gần đến thời điểm hoàn thành sứ mệnh của mình, nên cần tiến hành đánh giá, tổng kết việc thực hiện. Trên cơ sở này, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Đảng đoàn QH chủ trì thực hiện công tác này. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Đảng đoàn QH đã thành lập Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 48-NQ/TW; tiến hành tổng kết ở 63 tỉnh, thành phố; tổng hợp qua 8 đầu mối. Qua 8 báo cáo do các đầu mối sẽ xây dựng báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 48 - NQ/TW. Ông Nguyễn Văn Hiển cho biết, Viện Nghiên cứu lập pháp được giao là cơ quan thường trực giúp Ban chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết.

Hội thảo này được tổ chức nhằm lấy ý kiến các ĐBQH, chuyên gia, nhà khoa học về đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 48 - NQ/TW, đưa ra kiến nghị cho xác định tầm nhìn trong hoàn thiện hệ thống pháp luật thời gian tới. Từ mục tiêu này, ông Nguyễn Văn Hiển gợi mở thảo luận về các nhóm vấn đề như: Quan niệm về hệ thống pháp luật; các trụ cột chính trong hoàn thiện hệ thống pháp luật; sự đồng bộ giữa cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp; xác định tầm nhìn cho hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời gian tới…

Các đại biểu dự Hội thảo nêu rõ, khi xây dựng Nghị quyết 48 - NQ/TW đã có sự thay đổi tư duy xây dựng và thi hành pháp luật, trong đó thay đổi đầu tiên là về nhận thức lại quan niệm về hệ thống pháp luật. Trong Nhà nước pháp quyền XHCN mà chúng ta đang xây dựng, hệ thống pháp luật đóng vai trò không chỉ là một khuôn khổ pháp luật “tĩnh” được tạo lập bởi các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, mà cần được nhìn nhận từ góc độ “pháp luật trong hành động”, là một tập hợp các quy phạm pháp luật đang được ban hành, vận hành trong cuộc sống bởi các thiết chế [lập pháp, hành pháp, tư pháp và các thiết chế liên quan…].

Nhiều ý kiến tại Hội thảo cũng cho rằng, thực tiễn triển khai, thực hiện Nghị quyết 48 - NQ/TW cho thấy, tác động tích cực rõ rệt của việc cân đối lại hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với định hướng của Nghị quyết. Tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần đánh giá tổng thể nhu cầu cải cách thể chế, tổ chức, hoạt động của các thiết chế lập pháp, hành pháp, tư pháp; phát triển đội ngũ nhân lực làm việc trong ba lĩnh vực này; tạo các điều kiện bảo đảm cho quá trình cải cách.

Cũng có ý kiến cho rằng, không nên xây dựng chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật dài hạn cho giai đoạn tới, thậm chí cần mang tính mở, để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, thích ứng với nhu cầu của quản lý nhà nước trong bối cảnh mới hiện nay. Trong chiến lược này, bên cạnh các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp chung cần có đề án triển khai cho từng lĩnh vực, theo từng giai đoạn, với sự phân công trách nhiệm thực hiện cụ thể.

Đồng chí Nguyễn Doãn Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 48 và đồng chí Hà Hùng Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: HH

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Hà Hùng Cường cho biết, Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị “về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” là văn kiện chính trị quan trọng của Đảng trong lĩnh vực xây dựng pháp luật. Qua 10 năm triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nước ta đã có một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, điều chỉnh các mặt của đời sống, kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhiệm vụ do Nghị quyết đề ra chưa thực hiện được; hệ thống pháp luật chưa thực sự hoàn chỉnh và đồng bộ, chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu tình hình thực tiễn.

Để đánh giá đúng kết quả 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, ngày 16- 3-2015, Ban Bí thư đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo tổng kết. Ngay sau khi thành lập, Ban Chỉ đạo đã ban hành Kế hoạch hướng dẫn công tác tổng kết trên phạm vi toàn quốc; phân công 05 đầu mối chịu trách nhiệm tổng kết ở Trung ương [gồm: Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ; Đảng đoàn Mặt trận Tồ quốc và các tổ chức thành viên; Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các ban đảng và các tỉnh thành ủy trực thuộc Trung ương]; tổ chức 02 hội nghị khu vực để triển khai Kế hoạch tổng kết; tổ chức 12 đoàn công tác do các thành viên Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn tiến hành đi khảo sát, kiểm tra đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết tại 21 tỉnh, thành phố và một số cơ quan ở Trung ương. Đến hết tháng 10-2015, đã có 63/63 tỉnh, thành ủy và hầu hết các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương gửi báo cáo tổng kết về Ban Chỉ đạo.

Trên cơ sở báo cáo tổng kết của các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương và các tỉnh, thành ủy, Ban Chỉ đạo tổng kết đã tổng hợp kết quả, xây dựng dự thảo Báo cáo tổng kết, gửi lấy ý kiến góp ý của các tỉnh ủy, thành ủy; đồng thời tiến hành tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện lãnh đạo một số cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương và địa phương vào dự thảo Báo cáo tổng kết. Nhìn chung, việc tổng kết đã được thực hiện đúng yêu cầu, khách quan, toàn diện. Ban Chỉ đạo tổng kết đã thảo luận, cho ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Báo cáo trình Bộ Chính trị.

Báo cáo tổng kết gồm 3 phần: Thứ nhất là, đặc điểm tình hình và quá trình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; thứ hai là, đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết [kết quả tổng quát về ưu điểm, hạn chế, vướng mắc nguyên nhân, bài học kinh nghiệm]; thứ ba là, định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo.

Thảo luận tại Hội nghị lần, các đại biểu cơ bản nhất trí với những nội dung trong dự thảo báo cáo tổng kết. Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị ban soạn thảo tiếp tục bổ sung điều chỉnh một số nội dung về mục tiêu, quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với Cương lĩnh chính trị [bổ sung phát triển năm 2011], Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đặc biệt là Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 và các quy định của Hiến pháp năm 2013.

Có ý kiến đề nghị, dự thảo Báo cáo cần làm rõ hơn những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, những thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập, nhất là những vấn đề tác động trực tiếp đến yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Bên cạnh nội dung liên quan đến việc thực hiện 3 cuộc cải cách về lập pháp, hành pháp và tư pháp để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đề nghị bổ sung thêm nội dung về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí cũng đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm thời gian qua, trong đó có cả chỉ đạo hoàn thiện thể chế về lĩnh vực này. Một số đại biểu đề nghị bổ sung thêm mục đánh giá hoàn thiện thể chế; tổ chức và hoạt động của Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; bổ sung thêm đánh giá hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương [HĐND và UBND các cấp].

Nhằm thực hiện bước chuyển hướng chỉ đạo chiến lược từ việc đặt trọng tâm vào công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật sang giai đoạn tổ chức thi hành pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tính liên thông gắn kết mật thiết giữa công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, GSTS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội góp ý: Theo tôi trong thực tế thì vai trò thực hiện chức năng hành pháp chưa được xem trọng, đặc biệt chính sách trong các dự án luật chưa được soạn thảo một cách minh bạch và có hệ thống. Trong dự án luật chính sách của Nhà nước về vấn đề này là như thế nào hệ thống những vấn đề đó ra sao. Đất nước mà không có hệ thống chính sách rõ ràng minh bạch thì khó phát triển lắm, không phải ngẫu nhiên Hiến pháp năm 2013 thêm vào nội dung cơ quan hành chính cao nhất nhưng thực hiện quyền hành pháp để nhấn mạnh vai trò hoạch định chính sách.

Các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: HH

Theo dự thảo báo cáo, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 48, công tác xây dựng và thi hành pháp luật đã đạt được những kết quả quan trọng, hệ thống pháp luật đã cơ bản được hoàn thiện cả về nội dung, hình thức, số lượng và chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh phần lớn các quan hệ cơ bản của đời sống xã hội. Thống kê cho thấy, trong tổng số 257 luật, pháp lệnh đã ban hành có 74 văn bản chiếm 28,8% thuộc lĩnh vực pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị, về bảo đảm quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân. 83 văn bản chiếm 32,3% thuộc lĩnh vực pháp luật kinh tế, tài chính, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 54 văn bản chiếm 21% trong lĩnh vực pháp luật về văn hoá, thông tin thể thao, dân tộc tôn giáo, dân số gia đình, trẻ em và chính sách xã hội. 46 văn bản chiếm 17,9% thuộc lĩnh vực pháp luật về quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và hội nhập quốc tế. Thông qua việc thực hiện Nghị quyết, nhiều chủ trương lớn đã được triển khai trên thực tế và có tác dụng tích cực trên nhiều lĩnh vực, mang lại chuyển biến sâu sắc trong phát triển kinh tế xã hội, đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy Nhà nước./.

Chủ Đề