Báo cáo tình hình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập

Nghĩa vụ báo cáo hàng năm gửi cơ quan Nhà nước của doanh nghiệp

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, Quý luật sư cho tôi hỏi vấn đề sau: Theo tôi được biết thì doanh nghiệp phải nộp các báo cáo định kỳ như báo cáo hàng tháng, báo cáo hàng quý, báo cáo bán niên và báo cáo hàng năm. Tuy nhiên doanh nghiệp tôi chưa hiểu về báo cáo hàng năm cho lắm, vậy nên kính mong Quý luật sư làm rõ giúp tôi vấn đề này.

[Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw]

Trả lời: [câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo]

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw. Về thắc mắc của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn của mình qua bài viết dưới đây.

Nghĩa vụ báo cáo hàng năm gửi cơ quan Nhà nước của doanh nghiệp

Nghĩa vụ báo cáo hàng năm gửi cơ quan Nhà nước của doanh nghiệp         

*Báo cáo hàng năm

Đối với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ chủ yếu nộp báo cáo hàng năm gửi tới cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý lao động. Báo cáo hàng năm của doanh nghiệp bao gồm các loại báo cáo sau:

  • Báo cáo tài chính hàng năm nộp tới cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và cơ quan thông kê;
  • Báo cáo về tình hình sử dụng, an toàn vệ sinh và tai nạn lao động, trong đó có người lao động nước ngoài nộp tới cơ quan quản lý lao động;
  • Báo cáo đánh giá thực hiện dự án đầu tư [nếu có] nộp cho cơ quan quản lý đầu tư.

Trong các loại báo cáo nêu trên thì báo cáo tài chính là báo cáo quan trọng nhất của doanh nghiệp trong nước. Đối với doanh nghiệp trong nước, thông thường doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính hàng năm trong khoảng thời gian từ 30 ngày đến 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Bên cạnh việc nộp báo cáo tài chính hàng năm cho cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp còn phải nộp báo cáo này tới cơ quan thuế và cơ quan thống kê. Đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì còn phải nộp báo cáo này tới cơ quan quản lý hành chính như Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính ở từng địa phương.

Ngoài ra với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì ngoài các loại báo cáo hàng năm kể trên thì doanh nghiệp phải nộp thêm một số báo cáo liên quan đến hoạt động kinh doanh và việc thực hiện góp vốn điều lệ cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tất cả các báo cáo này đều phải được lập theo mẫu trong quy định của pháp luật.

*Quyền tiếp cận thông tin

Luật doanh nghiệp 2014 có phép bên thứ ba có quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp tại Điều 34 như sau:

“1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đó cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội; định kỳ gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là cấp huyện] nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

  1. Tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin mà doanh nghiệp phải công khai theo quy định của pháp luật.
  2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này.
  3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Căn cứ theo quy định của Điều luật này thì bên thứ ba có quyền đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin mà doanh nghiệp có nghĩa vụ công khai theo quy định của pháp luật, ở chiều ngược lại cơ quan đăng ký kinh doanh cũng có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin này.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì bên thứ ba sẽ có quyền được cung cấp thông tin liên quan đến các nội dung sau:

  • Nội dung về đăng ký doanh nghiệp;
  • Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp;
  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Các nội dung nêu trên được công khai tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bên thứ ba có thể tham khảo các thông tin từ đây hoặc trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Bộ Kế hoạch đầu tư và phải trả phí được cung cấp thông tin theo quy định. Đến thời điểm hiện tại thì thông tin chính mà doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 khi đăng ký kinh doanh bao gồm các nội dung ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và một số các thông tin khác như tên và mã số doanh nghiệp, trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, thành viên góp vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần. Nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tình trạng pháp lý và báo cáo tài chính hàng năm là những thông tin mà doanh nghiệp phải công khai và bên thứ ba có quyền được biết. Ngoài các thông tin này thì các loại báo cáo được nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước như đã nêu trên về cơ bản không phải là thông tin doanh nghiệp phải công khai.

Tuy nhiên cần phải lưu ý đó là hiện nay Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa làm rõ giá trị của thông tin được cung cấp tại cổng thông tin điện tử đăng ký doanh nghiệp hoặc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Bộ Kế hoạch đầu tư. Chính vì vậy nên chưa có một đảm bảo pháp lý về tính chính xác, kịp thời và đầy đủ về các thông tin được cung cấp. Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thông báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư khi nhận thấy các thông tin được cung cấp không chính xác, tuy nhiên thì ở chiều ngược lại Sở Kế hoạch và Đầu tư không có nghĩa vụ theo luật bảo đảm tính chính xác, kịp thời và đầy đủ về các thông tin được cung cấp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Phamlaw về thắc mắc của Quý khách liên quan đến vấn đề Nghĩa vụ báo cáo hàng năm gửi cơ quan Nhà nước của doanh nghiệp. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tịn đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

[HBĐT] - Những năm qua, tỉnh quan tâm thực hiện công tác quản lý Nhà nước [QLNN] đối với doanh nghiệp [DN] sau đăng ký thành lập, tạo thuận lợi cho DN kinh doanh có hiệu quả, nâng cao công tác QLNN bằng pháp luật đối với DN, tạo cơ sở pháp lý giúp DN tiếp cận với các chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thúc đẩy DN phát triển.

Công ty CP Lạc Thuỷ [Lạc Thủy] tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 4.200 DN với tổng số vốn đăng ký gần 60.000 tỷ đồng. Năm 2021, có 461 DN thành lập mới và 199 đơn vị trực thuộc. UBND tỉnh đã xây dựng, ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng đối với các DN sau đăng ký thành lập; triển khai chương trình hỗ trợ DN nhỏ và vừa, trong đó chú trọng việc tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn về chuyển đổi số cho DN; ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động kinh doanh của DN; thành lập tổ công tác hỗ trợ DN thực hiện thủ tục hành chính; tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân, DN…

Để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho DN, hàng năm, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại DN với sự tham gia của các DN, HTX, nhà đầu tư đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. 

Các cấp, ngành tăng cường hoạt động hỗ trợ, cung cấp thông tin thị trường cho DN; quảng bá, xúc tiến đầu tư, vận động đầu tư vào tỉnh theo cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn; tư vấn cho các tổ chức, cá nhân đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh về thành lập DN, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư, xây dựng chiến lược kinh doanh, sản phẩm, ứng dụng KHCN, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quy định.

Là cơ quan đầu mối, Sở KH&ĐT thường xuyên trao đổi, cung cấp, công khai thông tin đăng ký DN và thông tin về tình trạng hoạt động của DN như đăng ký thành lập, thay đổi nội dung đăng ký DN và danh sách các DN giải thể, DN vi phạm, DN bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN đến các cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các sở, ngành và các đơn vị có liên quan chủ động phối hợp trong công tác quản lý DN trên địa bàn tỉnh, đồng thời hướng dẫn DN hoạt động đúng quy định. 

Các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng, thống kê dữ liệu về các DN do ngành quản lý. Trong năm 2021, ngành thuế đã cung cấp thông tin khoảng gần 800 DN bỏ địa chỉ kinh doanh, trốn thuế, các DN tạm ngừng hoạt động, đơn vị bị cưỡng chế về thuế cho Sở KH&ĐT để xử lý theo quy định của pháp luật; cơ quan công an thường xuyên phối hợp các sở, ngành, huyện, thành phố đấu tranh, phòng ngừa các loại tội phạm về kinh tế liên quan đến hoạt động của DN. Có 790 DN bị đề nghị thu hồi đăng ký DN; Sở KH&ĐT đã ra quyết định thu hồi 402 DN và cảnh báo vi phạm trên hệ thống đăng ký DN quốc gia 233 DN, thông báo xóa tên 155 DN giải thể do vi phạm.

Cùng với đó, công tác thanh tra, kiểm tra đối với DN được chú trọng. Năm 2021, các cơ quan chức năng đã phối hợp kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về môi trường tại 3 DN tại huyện Kim Bôi, Lạc Thủy; kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật đối với 21/51 DN có liên quan đến dịch vụ cầm đồ, hỗ trợ kinh doanh tài chính; qua kiểm tra phát hiện 4 đơn vị vi phạm, yêu cầu 6 đơn vị dừng hoạt động. 

Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho công tác hậu kiểm DN sau đăng ký thành lập còn hạn chế, công tác hậu kiểm hàng năm chưa thực hiện được nhiều; sự phối hợp giữa cơ quan QLNN cấp tỉnh với cơ quan QLNN cấp huyện chưa đồng bộ, nhịp nhàng; việc xử lý các DN vi phạm đối với cơ quan cấp huyện trách nhiệm chưa cao; công tác QLNN đối với DN trong thời gian qua còn hạn chế; các DN khi thực hiện đăng ký thường đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh, nhưng khi hoạt động chỉ một số ngành nghề gây khó khăn trong công tác quản lý về ngành nghề kinh doanh có điều kiện… 

 Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với DN sau đăng ký thành lập, trong thời gian tới, các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp trong quản lý DN. Thường xuyên trao đổi, phối hợp cung cấp, công khai thông tin, tạo thuận lợi cho DN trong tiếp cận thông tin, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Ðồng thời, tăng cường đối thoại giữa các cơ quan QLNN với DN, hộ kinh doanh để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động của DN. Tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra DN sau đăng ký kinh doanh, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin về đăng ký DN, tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng, trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN đối với DN.

 Đinh Thắng

Video liên quan

Chủ Đề