Bệnh bạch huyết cầu là gì

Nếu bạn bị sốt, chán ăn, mệt mỏi kéo dài, dễ bầm tím, thường xuyên chảy máu cam bất chợt… cần đi kiểm tra để xác định có phải bị bệnh bạch cầu hay không.

Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư của các mô tạo máu của cơ thể, bao gồm tủy xương và hệ bạch huyết. Có nhiều loại bệnh bạch cầu, một số phổ biến hơn ở trẻ em, một số khác lại chủ yếu xảy ra ở người lớn, nhưng tất cả đều liên quan đến các tế bào bạch cầu - Ảnh: NEWS MEDICAL

Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch cầu là gì?

Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh bạch cầu. Bệnh được cho là có thể phát triển từ sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường.

Trong cơ thể, các tế bào bạch cầu là "những chiến binh" chống nhiễm trùng hiệu quả. Chúng thường phát triển và phân chia một cách có trật tự khi cơ thể cần chúng.

Nhưng ở những người mắc bệnh bạch cầu, tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào bạch cầu bất thường. Một số tế bào máu có những thay đổi [đột biến] trong vật liệu di truyền hoặc DNA của chúng. Những tế bào bất thường này lấn át những tế bào hồng cầu, tiểu cầu khỏe mạnh nên tình trạng trật tự này cũng bị phá vỡ.

Một trong những yếu tố giúp việc điều trị bệnh bạch cầu đạt hiệu quả cao là phát hiện sớm, có những chiến lược và nguồn lực điều trị cụ thể.

Các triệu chứng bệnh bạch cầu

Các triệu chứng bệnh bạch cầu khác nhau, tùy thuộc vào loại bệnh bạch cầu. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bạch cầu phổ biến bao gồm:

Sốt hoặc ớn lạnh

Mệt mỏi dai dẳng, suy nhược

Nhiễm trùng thường xuyên

Giảm cân mà không rõ nguyên nhân

Sưng hạch bạch huyết, gan to hoặc lá lách to

Dễ chảy máu hoặc bầm tím, xuất hiện nhiều đốm nhỏ trên da

Chảy máu cam bất thường

Đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm

Đau xương hoặc đau nhức cơ bắp

Các triệu chứng bệnh bạch cầu thường mơ hồ và không cụ thể. Vì chúng rất giống với các triệu chứng của bệnh cúm và các bệnh thông thường khác nên thường bị bỏ qua.

Đôi khi bệnh nhân bị bạch cầu được phát hiện một cách tình cờ trong quá trình xét nghiệm máu cho một số bệnh khác.

Do đó, nếu thấy các dấu hiệu trên xuất hiện trong thời gian dài, đặc biệt là cùng thời điểm thì rất nên đi kiểm tra y tế.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu

Điều trị ung thư trước đó: Những người đã trải qua một số loại hóa trị và xạ trị cho các bệnh ung thư khác có nguy cơ phát triển một số loại bệnh bạch cầu.

Rối loạn di truyền: Bất thường di truyền dường như đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh bạch cầu. Một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.

Tiếp xúc với một số hóa chất: Chẳng hạn như benzen, được tìm thấy trong xăng trong ngành công nghiệp hóa chất.

Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính.

Tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu: Nếu các thành viên trong gia đình đã được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, nguy cơ mắc bệnh của bạn có thể tăng lên.

SKĐS - Bệnh bạch cầu là một nhóm bệnh của ung thư máu hay còn được gọi với cái tên "bệnh máu trắng". Tiên lượng bệnh không phải lúc nào cũng tốt, nhưng hiểu về bệnh sẽ giúp hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị.

1. Bệnh bạch cầu là gì?

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư ảnh hưởng chủ yếu đến các tế bào bạch cầu. Được hình thành từ các tế bào tạo máu, các tế bào bạch cầu chủ yếu được sản xuất trong tủy xương. Những thay đổi đối với vật liệu di truyền trong các tế bào này có thể khiến chúng phát triển ngoài tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, không giống như nhiều bệnh ung thư khác, bệnh bạch cầu thường không tạo ra khối u. Thay vào đó, các tế bào ung thư tràn vào máu và lưu thông khắp cơ thể.

Bệnh bạch cầu còn được gọi là bệnh máu trắng.

2. Yếu tố nguy cơ gây bệnh bạch cầu

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bạch cầu bao gồm:

Nội dung

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu
  • Tiếp xúc với chất gây ung thư
  • Tiếp xúc với bức xạ [bao gồm cả tia X]
  • Tiền sử mắc bệnh ung thư giống bệnh bạch cầu gọi là hội chứng myelodysplastic hoặc các tình trạng di truyền hiếm gặp như hội chứng Down, nhưng phần lớn bệnh nhân bạch cầu không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào đã biết.

3. Các triệu chứng của bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu mãn tính thường được phát hiện lần đầu tiên thông qua các xét nghiệm máu thông thường, nhưng các triệu chứng thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh bạch cầu cấp tính. Mặc dù các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh bạch cầu, nhưng các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh bạch cầu là:

  • Mệt mỏi
  • Da nhợt nhạt
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Gan và lá lách to
  • Sốt
  • Xuất hiện các vết bầm tím
  • Giảm cân

Khi bệnh bạch cầu tiến triển, các tế bào ung thư trong tủy xương lấn át các tế bào tủy xương khỏe mạnh.

4. Các lựa chọn điều trị bệnh bạch cầu

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào loại bệnh bạch cầu, là bệnh mãn tính hay cấp tính và giai đoạn ung thư đã phát triển. Đối với bệnh bạch cầu phát triển nhanh việc điều trị sẽ chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát ung thư bằng thuốc. Cấy ghép tủy xương có thể cần thiết để điều trị các giai đoạn nâng cao của tình trạng này.

  • Hoá trị: Liệu pháp điều trị đầu tiên cho bệnh bạch cầu phụ thuộc vào loại bệnh bạch cầu. Đối với một số bệnh bạch cầu, liệu pháp điều trị đầu tiên là hóa trị, các loại thuốc được thiết kế để tiêu diệt tế bào ung thư. Đối với những người khác, thuốc điều trị đầu tiên sẽ là thuốc nhắm mục tiêu có đặc tính di truyền riêng biệt của tế bào ung thư. Các loại thuốc khác bao gồm các kháng thể để khuếch đại phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với các tế bào ung thư, các tác nhân biệt hóa để giúp các tế bào ung thư trong máu trưởng thành và các yếu tố tăng trưởng cung cấp một giải pháp thay thế cho việc truyền máu bằng cách kích thích sản xuất hồng cầu trong tủy xương.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật hiếm khi được sử dụng cho bệnh bạch cầu. Không giống như các bệnh ung thư khác, bệnh bạch cầu không hình thành khối u. Thay vào đó, các tế bào ung thư được phân bố khắp cơ thể theo đường máu. Bệnh bạch cầu thường khiến lá lách và gan to ra, vì vậy, trong một số trường hợp hiếm hoi, lá lách to có thể cần phải được phẫu thuật cắt bỏ.
  • Xạ trị: Xạ trị thường không được sử dụng cho bệnh bạch cầu trừ trường hợp khối u đã hình thành hoặc ung thư đã di căn đến hệ thần kinh trung ương. Xạ trị cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào tủy xương để chuẩn bị cho việc cấy ghép tế bào gốc.
  • Ghép tuỷ: Khi các loại thuốc điều trị bệnh bạch cầu không thể kiềm chế ung thư, phương pháp cấy ghép tế bào gốc được sử dụng để thay thế các tế bào gốc tủy xương bị ung thư bằng các tế bào gốc khỏe mạnh.
  • Liệu pháp tế bào T CAR: Hệ thống miễn dịch chống lại các tế bào ung thư bạch cầu trong máu và tủy xương. Liệu pháp tế bào T CAR bao gồm việc loại bỏ các tế bào T khỏi máu. Các tế bào T sau đó được thay đổi di truyền. Các tế bào T bị thay đổi này được nuôi trong phòng thí nghiệm và cấy lại vào máu để chống lại các tế bào ung thư bạch cầu trên khắp cơ thể.

5. Thuốc điều trị bệnh bạch cầu

Thuốc điều trị được kê đơn dựa trên giai đoạn ung thư đã tiến triển, cách ung thư phản ứng với liệu pháp khác và khả năng chịu đựng các tác dụng phụ của bệnh nhân.

Bác sĩ điều trị sẽ lựa chọn loại thuốc thích hợp nhất hoặc sự kết hợp của các loại thuốc cho tình trạng bệnh, bao gồm:

5.1 Hóa trị liệu

Hóa trị, trong đó các loại thuốc được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư khắp cơ thể, thường dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch hoặc bằng đường uống. Thuốc hóa trị cho bệnh bạch cầu có nhiều loại, bao gồm:

- Các tác nhân alkyl hóa như chlorambucil hoặc cyclophosphamide, thường được sử dụng để ngăn chặn các tế bào bạch cầu phát triển.

- Alkaloids như vincristin ngăn chặn các tế bào ung thư phân chia thành các tế bào ung thư mới.

- Thuốc kháng sinh chống khối u như doxorubicin, daunorubicin và epirubicin, tấn công và tiêu diệt các tế bào bệnh bạch cầu giống như cách các thuốc kháng sinh khác tấn công và tiêu diệt vi khuẩn.

- Các chất chống chuyển hóa như methotrexate và 6-mercaptopurine, ngăn chặn các tế bào ung thư tạo bản sao DNA của chúng, ngăn chặn sự phát triển của chúng một cách hiệu quả.

- Corticosteroid thường được sử dụng cùng với hóa trị liệu cho bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính. Corticosteroid vừa ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vừa gây chết tế bào.

Thuốc điều trị bệnh bạch cầu được kê đơn dựa trên giai đoạn ung thư đã tiến triển.

5.2 Thuốc nhắm mục tiêu

Thuốc nhắm mục tiêu được sử dụng như là phương pháp điều trị đầu tiên trong bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính. Đối với bệnh bạch cầu cấp tính, các loại thuốc nhắm mục tiêu được sử dụng khi hóa trị chưa thành công. Thuốc nhắm mục tiêu hoạt động đặc biệt chống lại các protein bị lỗi trong tế bào ung thư khiến tế bào ung thư phát triển ngoài tầm kiểm soát. Chúng thường được xác định bằng protein mà chúng ảnh hưởng, chẳng hạn như chất ức chế tyrosine kinase hoặc chất ức chế FLT3.

5.3 Thuốc điều hòa miễn dịch

Thuốc điều hòa miễn dịch ảnh hưởng đến cách hệ thống miễn dịch hoạt động, khiến các tế bào bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính khó tồn tại, sinh sản hoặc gây ra các triệu chứng. Những loại thuốc này, bao gồm lenalidomide và thalidomide, thường được dùng bằng đường uống hàng ngày trong vài tuần, sau đó là thời gian nghỉ ngơi kéo dài một tuần để cơ thể nghỉ ngơi.

5.4 Chất biệt hoá

Đối với bệnh bạch cầu nguyên bào cấp tính, các chất biệt hóa được sử dụng để giúp các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành thành các tế bào bạch cầu hoạt động đầy đủ. Không giống như các loại thuốc hóa trị, các chất tạo biệt hóa như axit all-trans-retinoic [ATRA] hoặc asen trioxide [ATO] không giết chết tế bào ung thư. Vì lý do này, những loại thuốc này có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng như đông máu quá mức hoặc chảy máu nghiêm trọng.

5.5 Thuốc hỗ trợ

Một số loại thuốc được dùng để điều trị các biến chứng của bệnh. Các phương pháp điều trị chăm sóc hỗ trợ bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Truyền máu, các yếu tố tăng trưởng hoặc corticosteroid có thể được sử dụng để giúp khôi phục số lượng hồng cầu hoặc tiểu cầu thấp.

6. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị bệnh bạch cầu

Các tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh bạch cầu sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng được kê đơn và các bệnh lý đi kèm nếu có.

Tất cả các loại thuốc điều trị bệnh bạch cầu đều làm giảm khả năng sản xuất bạch cầu của tủy xương. Do đó, nhiễm trùng là một tác dụng phụ phổ biến và có thể nghiêm trọng đến mức phải nhập viện. Nhiều loại thuốc điều trị bệnh bạch cầu cũng ức chế sản xuất hồng cầu và tiểu cầu, do đó, tình trạng thiếu máu, chảy máu và bầm tím rất phổ biến.

Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của phương pháp điều trị bệnh bạch cầu là hội chứng ly giải khối u. Hóa trị và các phương pháp điều trị khác thường tiêu diệt nhiều tế bào ung thư, sau đó chúng sẽ vỡ ra và đưa các chất trong tế bào của chúng vào máu. Điều này gây ra sự tích tụ nhanh chóng của canxi, photphat và axit uric. Hội chứng ly giải khối u là một cấp cứu y tế đe dọa tính mạng.

Hầu hết mọi người sẽ gặp các tác dụng phụ của thuốc hóa trị bao gồm buồn nôn, nôn mửa, các triệu chứng giống như cúm, phát ban trên da và rụng tóc. Hóa trị có thể có các tác dụng phụ nghiêm trọng như tổn thương gan, tổn thương thận, tổn thương thần kinh và tổn thương tim.

Các tác dụng phụ của liệu pháp nhắm mục tiêu thường nhẹ, bao gồm tiêu chảy, đau cơ và mệt mỏi.

7. Dinh dưỡng cho người bệnh bạch cầu

Không có thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng nào có thể chữa khỏi bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống cân bằng có thể giữ cho cơ thể khỏe mạnh để có thể chống lại bệnh bạch cầu và phục hồi dễ dàng hơn sau các đợt điều trị. Người bệnh cần đảm bảo ăn một chế độ ăn uống phù hợp với trái cây, rau, ngũ cốc và protein. Tránh thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Bạch cầu tăng cao bảo nhiêu thì nguy hiểm?

Thông thường số lượng bạch cầu dao động trong khoảng 4.000/ml - 8.000/ml. Nếu trên 8.000/ml là bạch cầu cao. Tuy nhiên, nếu bạch cầu tăng quá cao, trên 100.000/ml thì chúng ta cần phải nghĩ đến một bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh ung thư của hệ tạo máu hay còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp.

Bạch cầu giảm bảo nhiêu là nguy hiểm?

Nếu bạch cầu trung tính giảm đến mốc 1000 tế bào/ microlit máu thì có thể gây nguy hiểm.

Bệnh bạch cầu là gì có nguy hiểm không?

Bệnh bạch cầu là một trong những bệnh lý về máu nguy hiểm trực tiếp đến sự sống. Đây cũng là bệnh lý khởi nguồn từ các thay đổi bất thường ở quá trình hình thành tế bào bạch cầu tủy xương. Tốc độ tiến triển của bệnh sẽ có sự khác nhau ở mỗi bệnh nhân bởi nó phụ thuộc nhiều vào loại bệnh mà họ mắc phải.

Bệnh bạch cầu có triệu chứng gì?

Một số dấu hiệu khác cảnh báo bệnh bạch cầu, bao gồm:.

Sốt và ớn lạnh..

Mệt mỏi kéo dài, cơ thể ốm yếu..

Nhiễm trùng thường xuyên hoặc nặng..

Giảm cân..

Hạch bạch huyết sưng, gan hoặc lách to..

Dễ bị chảy máu hoặc bầm tím..

Chảy máu cam tái phát nhiều lần..

Xuất hiện đốm đỏ nhỏ trên da..

Chủ Đề