Berberin có dùng được cho phụ nữ có thai

Bài viết bởi Bác sĩ Phạm Thị Kim Dung - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Berberin được dùng nhiều để điều trị các bệnh đường ruột như viêm đại tràng, lỵ, viêm gan vàng da, đau mắt do viêm kết mạc, một số bệnh ngoài da như nước ăn chân, ngứa do nấm... Trên thế giới có những nghiên cứu tác dụng khác của berberin như hạ đường huyết, giảm cholesterol, giảm cân, hỗ trợ điều trị ung thư...

Berberin là hợp chất isoquinoline alkaloid, màu vàng, có trong rất nhiều cây thuốc như Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. Menispermaceae), Hoàng bá (Phellodendron amurense Rupr. Rutaceae), Hoàng liên chân gà hay còn gọi là Xuyên liên (Coptis chinensis Franch. hoặc Coptis quinquesecta Wang. Ranunculaceae), một số cây họ Hoàng liên gai (Berberidaceae), một số cây thuộc họ Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis DC.)...

Berberin được chiết xuất từ các cây giàu berberin như Vàng đắng, Hoàng bá, Hoàng liên và bào chế dưới dạng thuốc tân dược như viên nén, viên nang, viên bao đường, dung dịch thuốc nhỏ mắt, thuốc bột bôi xoa. Dược điển Việt Nam có chuyên luận thuốc Berberin chlorid dạng viên nén và viên bao phim.

Dạng thuốc tân dược phổ biến nhất là viên nén Berberin được dùng trong điều trị bệnh đường ruột với các lưu ý sử dụng như sau:

Điều trị :

  • Lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ
  • Lỵ amip
  • Viêm ruột, tiêu chảy

Berberin có dùng được cho phụ nữ có thai

Thuốc Berberin có tác dụng trong việc điều trị tiêu chảy

Các hàm lượng của Berberin thường dùng là Berberin 10mg, Berberin 50mg, Berberin 100mg và Berberin 500mg.

Liều lượng (có thể quy đổi ra mg để tính các dạng viên nén hàm lượng khác 10mg)

  • Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: Uống 12-15 viên 10mg/lần x 2 lần/ngày
  • Trẻ em : từ 2-4 tuổi: uống 2 viên 10mg/lần x 2 lần/ngày
  • Từ 5-7 tuổi: Uống 5 viên 10mg/lần x 2 lần/ngày
  • Từ 8-15 tuổi: Uống 10 viên 10mg/lần x 2 lần/ngày

Cách dùng: thích hợp nhất là uống vào buổi sáng và tối trước khi ăn khoảng từ 1-2h.

Berberin có dùng được cho phụ nữ có thai

Khi sử dụng thuốc Berberin, cần tuân theo liều lượng chỉ định của bác sĩ

Thuốc berberin tương đối an toàn cho đa số người dùng khi uống trong thời gian ngắn.

Buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp là các biểu hiện có thể gặp do quá liều berberin. Khi đó người bệnh cần ngưng dùng thuốc ngay và đến gặp bác sĩ để khám và xử trí.

Lưu ý trên phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và trẻ sơ sinh:

Berberin chống chỉ định cho phụ nữ có thai trong toàn bộ thai kỳ, phụ nữ cho con bú và trẻ sơ sinh. Berberin có thể tranh chấp với bilirubin tại đường thải trừ ở gan, làm tăng bilirubin máu và gây vàng da cho thai nhi, có thể co giật. Berberin có thể làm tăng co bóp tử cung và gây chuyển dạ sớm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Một số phụ nữ mang thai dễ bị mắc các vấn đề về hệ tiêu hóa, đặc biệt là bị tiêu chảy. Tuy nhiên, nhiều người sợ ảnh hưởng tới thai nhi nên không dám uống berberin. Đây sẽ là câu trả lời từ các chuyên gia về vấn đề này.

Trên diễn đàn chị có nickname Phương Phương có nêu ra câu hỏi được nhiều bà bầu quan tâm như sau:

‘’ Tôi mang thai ở tuần thứ 12. Trước mang thai tôi thường bị đi phân loảng nên mỗi lần như vậy tôi uống berberin là khỏi. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai tôi vẫn tiếp tục bị tiêu chảy nhưng tôi lo sợ bị sảy thai nên không dám uống berberin vì sợ thuốc sẽ gây sảy thai. Liệu điều này có đúng không? Nếu không uống berberin thì tôi có thể làm cách nào để khỏi bệnh tiêu chảy trong thai kỳ?””

Sau đây là tư vấn của dược sĩ Bích Hằng:

Berberin hay còn gọi là berberine sulfate hoặc chlorhydrate là hoạt chất được chiết từ cây vàng đắng. Chúng là loại kháng sinh từ thực vật có tác dụng trị hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn, lỵ amip, viêm ruột, tiêu chảy. Không những vậy, berberin còn có tác dụng nhăn ngừa nhiễm nấm, bội nấm , chống lại các loại vi khuẩn tả và E.coli ngoại độc tố bền với nhiệt.

Thực tế, Berberin khá lành tính, hiếm khi gây dị ứng cho người dùng nên khi chúng điều trị các nhiễm khuẩn đường ruột sẽ không ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của hệ vi khuẩn có ích ở ruột. Khi sử dụng một số thuốc kháng sinh mà phối hợp với Berberin thì sẽ hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn gây ra do thuốc kháng sinh với hệ sinh vật đường ruột.

Berberin có dùng được cho phụ nữ có thai

Phụ nữ mang thai có nên uống thuốc Berberin?

Có mấy loại berberin trên thị trường? Loại nào dùng được cho thai phụ?

Trên thị trường hiện nay có hai loại berberin. Một loại không có thành phần kháng sinh cloxid dùng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú nhưng berberin có thêm cloxit thì không dùng được cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ. Đó là do cloxid lắng đọng ở hệ thống xương và mầm răng gây ra ảnh hưởng đến xương và mẩm răng của thai nhi.

Mang thai bị tiêu chảy thường xuyên nên làm gì?

Khi phụ nữ mang thai mà thường xuyên bị tiêu chảy thì cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được điều trị dứt điểm. Bởi bị tiểu chảy, cơ thể sẽ mất nước, cần bù nước và chất điện giải không chỉ uống mỗi thuốc cầm tiêu chảy ngay (trong đó có berberin).

Bởi thực tế, dùng berberin sẽ làm giảm nhu động ruột, giúp số lần đi ngoài giảm xuống nhưng lại khiến các độc tố và vi khuẩn gây bệnh ngưng tụ trong lòng ruột không tống hết được ra ngoài. Chính điều này sẽ gây ra đầy hơi, trướng bụng hoặc buồn nôn.

Đối với phụ nữ mang thai, theo khuyến cáo chung nên hạn chế dùng berberin bởi chúng có thể gây kích thích co bóp tử cung làm ảnh hưởng đến thai nhi và có nguy cơ sảy thai cao.

Berberin có dùng được cho phụ nữ có thai

Khi bị tiêu chảy uống thuốc vẫn chưa đủ.

Khi bị tiêu chảy bà bầu nên làm gì?

Ngoài việc phải tới cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh thì bà bầu cũng cần liên tục uống dung dịch Oresol . Đây là thuốc chống tình trạng kiệt nước cho cơ thể do tiêu chảy gây ra. Tuy nhiên cần phải pha đúng liều lượng, không pha quá đặc, sẽ nguy hiểm. Mặc dù đây là loại thuốc được đánh giá cao trong việc cứu sống nhiều trường hợp tiêu chảy nặng trên thế giới. Ngoài ra bạn nên thực hiện các yêu cầu sau:

  • Uống nhiều nước: Tiêu chảy nhẹ khiến cơ thể mất nước cần bổ sung nước kịp thời. Nhưng nên tránh những loại nước hoa quả, nước ngọt có gas … Nên nước đun sôi để nguội là giải pháp hợp lý.
  • Nghỉ ngơi nhiều: Tiêu chảy lâu ngày thường khiến chị em cảm thấy mỏi mệt, vì vậy nên tranh thủ nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.
  • Khi cơn đau bụng hoặc tiêu chảy kéo dài nhiều giờ đồng hồ thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Tuyệt đôi không tự ý sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Từ khóa được tìm kiếm:
  • bà bầu có được uống berberin
  • phu nu mang thai co nen uong bepberin
  • phụ nữ mang thai có dung được berberin
  • phụ nữ có thai có nên uống berberin
  • có thai uống berberin được không
  • có bầu có uống berberin được không
  • các loại berberin
  • berberin có dùng được cho bà bầu
  • bầu 5 tháng uống berberin
  • uong ich mau co say thai

Berberin là hoạt chất được chiết xuất từ cây vàng đắng có tác dụng trị hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn, lỵ amip, tiêu chảy, viêm ruột. Bên cạnh đó Berberin còn giúp ngăn ngừa nhiễm nấm, bội nhiễm nấm, chống lại tác hại của vi khuẩn tả và E.coli.

Theo các dược sĩ, đây là loại thuốc lành tính,ít khi gây dị ứng cho người dùng. Tuy nhiên, khi thai phụ muốn dùng Berberin lại cần lưu ý rất nhiều điều.

Berberin có dùng được cho phụ nữ có thai

Bà bầu có được uống Berberin không? Bạn không nên tự ý uống thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ

Hiện nay trên thị trường có hai loại berberin:

- Berberin không có thêm kháng sinh cloxid thì dùng được cả cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú

- Berberin có thêm cloxid thì không dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Nguyên do cloxid lắng đọng ở hệ thống xương và mầm răng và ảnh hưởng đến xương và mầm răng của thai nhi và trẻ nhỏ.

Với những người mang thai gặp phải tình trạng tiêu chảy thì trước hết bạn cần đến bệnh viện để khám đường tiêu hóa và tư vấn dùng thuốc phù hợp.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, bà bầu không nên dùng cả 2 loại berberin vì sẽ dẫn đến trường hợp co bóp cổ tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, nguy cơ sẩy thai cao.

Bà bầu bị tiêu chảy nên làm gì?

Trong thời kì mang thai, có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy như:

- Nhiễm khuẩn: Có một số loại vi khuẩn có chứa trong thức ăn và nước bị ô nhiễm có thể gây nên tình trạng tiêu chảy trong thai kỳ của bạn.

- Virus như Rotavirus, Cyptomegalovirus có thể gây ra tiêu chảy.

- Một số thực phẩm, đồ uống có chứa ký sinh trùng gây nên chứng tiêu chảy như Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica.

- Một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magiê và thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.

Berberin có dùng được cho phụ nữ có thai

Bà bầu có được uống Berberin không? Khi bị tiêu chảy người mang thai nên đến bệnh viện thăm khám để được điều trị nhanh nhất

- Hội chứng kích thích ruột và các bệnh đường ruột như bệnh Crohn cũng gây nên triệu chứng tiêu chảy

- Tiêu chảy trong thời kỳ mang bầu còn được gây nên do sự gia tăng lượng nước. Có thể là do các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như hoa quả (dưa hấu), rau quả và uống quá nhiều nước.Một số nguyên nhân khác bao gồm không dung nạp lactose và ngộ độc thực phẩm.

Khi bị tiêu chảy, bà bầu nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân cụ thể và cách điều trị. Đặc biệt, bạn không nên tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về uống vì có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi.

Bổ sung nước vào cơ thể nhiều hơn để bù lại lượng nước đã mất. Hạn chế sử dụng các loại nước có ga, nước hoa quả...Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

Bên cạnh đó, người mang thai bị tiêu chảy có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian như:

- Hái 2 búp ổi non và nhai kỹ với một chút muối sạch nuốt lấy nước.

- Nhai lá chè khô (chè mạn) cùng 1 lát gừng thái mỏng nuốt lấy nước.

- Uống nước gạo rang. Lấy 10g gạo rang vàng, 15g lá ngải cứu khô, 10g đường cho vào ấm nước rồi đun sôi. Bắc xuống bếp đợi nguội và uống hết.

- Cho 3 thìa cafe mật ong nguyên chất hòa với chén nước ấm và uống hết 1 lần.