Tính bảo hiểm xã hội theo mức lương nào năm 2024

Đóng BHXH năm 2022 theo mức lương nào? Mức lương đóng BHXH năm 2022? Tổng thu nhập hay Lương chính không bao gồm phụ cấp? Đó là vướng mắc của nhiều bạn kế toán. Bài viết này Kế toán Thiên Ưng xin trích quy định về mức lương đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương nào để các bạn cùng tham khảo.

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH:

"Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH."

Quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau:

  1. Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động

chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

c1) Các khoản bổ sung

xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;

\=> Chi tiết về: Đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc; Các khoản phụ cấp, các khoản bổ sung phải đóng BHXH và các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH ... các bạn xem chi tiết tại đây nhé:

Chú ý: - Mức tiền lương tháng đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. (Mức lương tối thiểu vùng cụ thể như bên dưới đây)

----------

1. Mức tiền lương đóng BHXH tối thiểu năm 2022:

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 trở đi cụ thể như sau:

Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) Vùng I 4.680.000 22.500 Vùng II 4.160.000 20.000 Vùng III 3.640.000 17.500 Vùng IV 3.250.000 15.600

Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

  1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
  2. Doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
  3. Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

Áp dụng mức lương tối thiểu vào Doanh nghiệp:

- Mức lương tối thiểu tháng

là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng. - Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

- Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:

  1. Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
  2. Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

Căn cứ theo Công văn 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 17/6/2022 quy định:

Về trách nhiệm thi hành: tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm: - Rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. - Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.

Như vậy:

  1. Trong Nghị định 38/2022/NĐ-CP nêu trên

KHÔNG có quy định về việc phải cộng thêm ít nhất 7% đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề.

Nghĩa là những DN mới thành lập từ ngày 1/7/2022 trở đi thì có thể KHÔNG cần phải cộng thêm ít nhất 7% đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề.

Ví dụ Công ty kế toán Thiên Ưng thành lập ngày 1/9/2022 ở Vùng 1 (Hà Nội) -> Thì mức lương tham gia BHXH thấp nhất cho người lao động là 4.680.000/ tháng.

  1. Những DN thành lập trước ngày 1/7/2022 mà trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác trước đó có quy định về việc cộng thêm 7% thì vẫn tiếp tục thực hiện.

Nghĩa là từ ngày 1/7/2022 trở đi những DN này phải điều chỉnh lại mức lương tham gia BHXH, cụ thể là áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới và vẫn phải cộng thêm 7% đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề, cụ thể như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu vùng cho người đã qua học nghề Vùng 1 \= 4.680.000 + (4.680.000 x 7%) = 5.007.600 đồng/tháng Vùng 2 \= 4.160.000 + (4.160.000 x 7%) = 4.451.200 đồng/tháng Vùng 3 \= 3.640.000 + (3.640.000 x 7%) = 3.894.800 đồng/tháng Vùng 4 \= 3.250.000 + (3.250.000 x 7%) = 3.477.500 đồng/tháng

-> Đây là mức lương đóng BHXH thấp nhất cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề từ ngày 1/7/2022 trở đi.

Ví dụ 1: Công ty kế toán Thiên Ưng thành lập ngày 1/2/2022 ở Hà Nội (Vùng 1) có 1 nhân viên văn phòng (không yêu cầu học nghề) và 1 nhân viên kế toán (đã qua học nghề).

Như vậy mức lương đóng BHXH thấp nhất từ ngày 1/7/2022 trở đi như sau: - Bạn nhân viên văn phòng là đối tượng không qua học nghề (vì công việc đó ko cần phải đào tạo nghề):

-> Mức lương đóng BHXH thấp nhất là: 4.680.000 đồng/tháng.

- Bạn nhân viên kế toán là đối tượng đã qua học nghề (vì công việc đó yêu cầu phải qua đào tạo): -> Mức lương đóng BHXH thấp nhất là: 5.007.600 đồng/tháng.

Ví dụ 2: Tiếp theo Ví dụ 1 bên trên.

- Bạn kế toán Cty trả lương cho bạn ấy là 6.000.000/1 tháng -> Công ty muốn tham gia BHXH cho bạn ấy với mức lương 5.100.000 (đáp ứng quy định: Lương tối thiểu tham gia BHXH là 5.007.600).

-> Thì khi xây dựng Thang bảng lương -> Cột lương Bậc 1 phải ghi là: 5.100.000. (Cách xây dựng thang bảng lương xem ở cuối bài viết).

-> Tiếp đó khi lập Tờ khai tham gia BHXH Mẫu TK1-TS -> Chỉ tiêu "Mức tiền đóng" : 5.100.000 và trên Mẫu D02-LT Báo cáo tình hình sử dụng lao động và Danh sách lao động tham gia BHXH cũng phải ghi: 5.100.000

- Trên hợp đồng lao động có thể ghi: Mức lương cơ bản: 5.100.000đ/ tháng -> Số tiền còn lại các bạn có thể chuyển sang các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH như: Tiền ăn ca, điện thoại, xăng xe ...

Lưu ý những khoản này phải được xây dựng cụ thể Điều kiện hưởng và Mức Hưởng trong Quy chế lương thưởng của DN nhé. (Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH xem trên đầu bài viết nhé).

Chi tiết về mức lương tối thiểu vùng các bạn xem tại đây nhé:

-------------

Có phải cộng thêm 5%, 7% đối với người làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Trước đây theo Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP thì có quy định cụ thể về việc này (cụ thể bên dưới). - Nhưng từ ngày 01/2/2021 thì Nghị định 49 không còn hiệu lực và thay thế bằng Nghị định 145/2020/NĐ-CP -> Và trong Nghị định 145 thì không còn quy định về việc này nữa nhé.

- Nếu DN bạn vẫn muốn áp dụng quy định cũ theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP thì tham khảo mức lương dưới đây nhé:

Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; - Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

\=> Như vậy: Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV Mức lương tối thiểu 5.007.600 + (5.007.600 x 5%) = 5.257.980 4.451.200 + (4.451.200 x 5%) = 4.673.760 3.894.800 + (3.894.800 x 5%) = 4.089.540 3.477.500 + (3.477.500 x 5%) = 3.651.375

\=> Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV Mức lương tối thiểu 5.007.600 + (5.007.600 x 7%) = 5.358.132 4.451.200 + (4.451.200 x 7%) = 4.762.784 3.894.800 + (3.894.800 x 7%) = 4.167.436 3.477.500 + (3.477.500 x 7%) = 3.720.925

-----------

2. Mức tiền lương đóng BHXH tối đa năm 2022:

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở. - Mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Chú ý: Mức lương tối thiểu vùng và Mức lương cơ sở là khác nhau nhé, cụ thể như sau:

a, Mức lương cơ sở như sau:

- Từ ngày 1/7/2018 - đến ngày 30/6/2019 là: 1.390.000. - Từ ngày 1/7/2019 - đến ngày 30/6/2020 là: 1.490.000. - Từ ngày 1/7/2020 trở đi là: 1.490.000. (Năm 2022 vẫn áp dụng mức này)

b, Mức lương tối thiểu vùng: Thì như trên phần 1 nhé.

Như vậy: - Mức lương đóng BHXH, BHYT tối đa là = 1.490.000 x 20 = 29.800.000. - Mức lương đóng BHTN tối đa là: Vì mức lương tối thiểu vùng mỗi vùng khác nhau, các bạn ở vùng nào thì lấy mức lương vùng đó nhân với 20 là ra mức lương đóng BHTN tối đa nhé.

--------------

Chú ý: - Khi xây dựng thang bảng lương mức lương cơ bản phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng nhé (không là bị phạt đó nhé).