Bị đau lưng nên tập môn thể thao nào năm 2024

Gần đây, chị Ng.T.N [30 tuổi] thường xuyên bị hành hạ bởi những cơn đau lưng. Nghĩ rằng do làm việc nhà sai tư thế, chị cố gắng nghỉ ngơi nhưng cơn đau ngày càng có vẻ trầm trọng hơn.

Vận động mạnh hay tĩnh tại đều là nguyên nhân

Hết chịu nổi, chị N. đi khám. Bác sĩ cho biết chị bị thoát vị đĩa đệm. Chị N. bất ngờ vì chỉ là nhân viên văn phòng, suốt ngày ngồi phòng máy lạnh, không làm gì nặng, cũng chưa một lần bị cụp xương sống.

Theo bác sĩ Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, thoát vị đĩa đệm gây đau lưng hoàn toàn có thể gặp ở cả người bị chấn thương do tập luyện cũng như người ngồi nhiều. Do hiện nay, ngày càng nhiều người có lối sống tĩnh tại, ngồi làm việc nhiều trước máy tính nên nhóm người bị đau lưng do ngồi có phần tăng lên.

Khám bệnh tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM

Người ít vận động, ngồi hàng giờ trước máy tính sẽ làm cột sống thoái hóa sớm và các tổ chức liên quan cũng không còn đủ sức giữ đĩa đệm nằm yên vị trí. Có khi vô tình, một tác động nhỏ như cúi người vội vàng, bưng vật nặng… cũng khiến đĩa đệm bị thoát vị. Đĩa đệm thoát vị gây chèn ép các tổ chức khác như thần kinh gây đau và hiện tượng thoái hóa cột sống sớm do ngồi nhiều cũng gây đau. Do đó, người bệnh có cảm giác đau lưng rất khó chịu.

Có thể hình dung đĩa đệm nằm giữa các đốt sống của bạn. Thông thường, nó được giữ yên vị và có vai trò đệm giữa các đốt sống. Khi chấn thương hay cột sống bị thoái hóa, đĩa đệm không được giữ yên mà trật ra ngoài, gây chèn ép vào thần kinh, dây chằng… và gây đau đớn. Đau lưng kiểu này, nếu chỉ xoa bóp thì không thể khỏi.

Sau dưỡng thương phải tập luyện

Bác sĩ chuyên khoa II Vương Hữu Định, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Vạn Hạnh [TP HCM], cho biết sai lầm đầu tiên mà người bị thoát vị đĩa đệm gặp phải là tưởng nó chỉ là đau cơ, mỏi lưng thông thường nên chỉ xoa bóp hoặc để vậy luôn.

Một thời gian khá dài sau đó, cơn đau có thể bớt hoặc hết. Do đĩa đệm chèn ép thần kinh quá lâu, thần kinh thoái hóa luôn nên cảm giác đau dần mất đi. Tuy nhiên, như vậy có nghĩa là thần kinh vùng đó đã bị tổn thương vĩnh viễn, những vùng cơ thể mà nó chịu trách nhiệm sẽ yếu đi. Đó là lý do một số người thậm chí bị yếu liệt tay, chân… do nguyên nhân ban đầu chỉ là thoát vị đĩa đệm.

Cơn đau do thoát vị đĩa đệm thường rất khó chịu, không như mỏi lưng thông thường. Đau quá, đau kéo dài thì phải đi khám. Tùy mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị. Đa số các trường hợp mới bị có thể điều trị bảo tồn không khó.

Theo bác sĩ Định, ban đầu, bệnh nhân cần nghỉ ngơi để "dưỡng thương". Nếu không nghỉ ngơi, thương tổn sẽ nặng thêm. Nhiều trường hợp chỉ cần nghỉ ngơi, đĩa đệm đã được khôi phục vị trí, không còn chèn ép nên bệnh nhân hết đau. Sau đó là giai đoạn điều trị bằng các bài tập phù hợp.

Bác sĩ Đỗ Trọng Ánh cho biết bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần giữ tư thế đúng. Ví dụ, muốn bưng vật nặng thì phải ngồi xuống, ôm vật đó rồi đứng lên trong tư thế cột sống vẫn thẳng. Chỉ cần cúi gập người bưng đồ là có thể tái phát. Sau đó, họ cần luyện tập thể dục thể thao đều đặn, chú trọng các bài tập tăng cường sự dẻo dai của lưng. Các tổ chức ở vùng lưng khỏe mạnh thì sẽ gánh việc bớt cho cột sống. Cột sống và hệ thống dây chằng dẻo dai hơn thì đĩa đệm sẽ tăng cơ hội được giữ yên vị.

Sai lầm lớn nhất mà một số bệnh nhân mắc phải là tập một thời gian, thấy khỏe nên nghỉ. Nên duy trì việc tập luyện, không chỉ vì nó tốt cho sức khỏe tổng thể mà thể thao là cách điều trị bền vững và rẻ tiền cho chứng thoát vị đĩa đệm. Thuốc men chỉ là giải pháp tạm thời, không giúp ngăn chứng này tái phát.

Bơi là lựa chọn dễ dàng và tốt nhất

Bơi là môn thể thao mà cả bác sĩ Đỗ Trọng Ánh lẫn bác sĩ Vương Hữu Định đều khuyên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tham gia. Lý do là môn thể thao này giúp bệnh nhân giảm áp lực lên cột sống nhờ tư thế và môi trường nước. Bệnh nhân sẽ không đau đớn khi tập, đồng thời tăng cường sự dẻo dai cho các tổ chức cơ - xương - khớp ở vùng lưng rất tốt. Đó là một trong các bài tập hiệu quả để thoát vị đĩa đệm không tái phát.

Gai cột sống là biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống. Khi quá trình thoái hóa diễn ra lâu dần sẽ làm sụn bị mất nước và canxi hóa, lúc đó lượng canxi tụ lại ở dây chằng sẽ tạo ra các gai xương. Trong quá trình hoạt động hằng ngày, các gai xương gây chèn ép dây thần kinh hoặc cọ sát vào xương khiến người bệnh bị đau nhức, khó khăn trong di chuyển. Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, yếu tố vận động cũng rất quan trọng để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.

Bác sĩ Wade Brackenbury [chuyên khoa Thần kinh cột sống, phòng khám ACC] cho biết người bị gai cột sống hoàn toàn có thể chơi những môn thể dục thể thao phù hợp, nhằm hỗ trợ quá trình điều trị. Việc tập luyện giúp bệnh nhân tăng phạm vi chuyển động của lưng hoặc cổ, giảm sức nặng của cơ thể, tăng cường độ dẻo dai cho cột sống. Nhiều người bệnh sau một thời gian tập luyện đúng cách cảm thấy cơn đau giảm hẳn.

2. Môn thể thao tốt cho người bị gai cột sống

2.1. Đi bộ

Đây là môn thể thao bổ ích, tốt cho sức khỏe cũng như hệ xương khớp, góp phần cải thiện được triệu chứng đau thắt lưng. Bệnh nhân gai cột sống có thể đi bộ khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày.

Tư thế đúng: mặt ngẩng cao, mắt nhìn thẳng, hai vai thả lỏng, vừa đi vừa đánh tay nhẹ nhàng, không gò bó vào kỹ thuật nào, đi với tốc độ vừa phải, không nên đi quá nhanh hoặc quá chậm. Trong quá trình đi bộ nên giữ nhịp thở ổn định, các bước chân nhịp nhàng.

2.2. Đạp xe

Bệnh nhân thoái hóa cột sống có thể đạp xe để cải thiện tình trạng bệnh và triệu chứng đau. Khi đạp xe, dây chằng trở nên linh hoạt hơn, giảm thiểu hiện tượng lắng đọng canxi, vôi hóa ít hơn. Các hoạt động khi đạp xe giúp rễ thần kinh không bị chèn ép, giảm đau rõ rệt.

Có thể bạn quan tâm: Vôi hóa xương khớp nguy hiểm đến mức nào?

Tập luyện: Người bệnh nên đạp xe 2 – 3 lần/tuần, đi với tốc độ chậm, không đi nhanh. Thời gian đầu chỉ nên đi với quãng đường ngắn [khoảng 1 – 2 km], sau đó tăng dần tùy thuộc vào sức khỏe. Để cơ thể không mất sức, đạp xe cần kết hợp hít thở sâu.

Nếu không thể đạp xe ngoài trời, bạn có thể đạp xe với máy trong nhà. Thông thường máy đạp xe có rất nhiều chế độ để lựa chọn.

2.3. Bơi lội

Bơi lội không chỉ giúp khớp và nhóm cơ lưng được dẻo dai, mạnh khỏe hơn mà còn làm giảm quá trình thoái hóa cột sống, cải thiện chứng đau lưng hiệu quả.

Tập luyện: Bạn nên tập 3 buổi/1 tuần, mỗi lần kéo dài từ 25-30 phút. Trong thời gian đầu bạn có thể bơi chậm và tăng dần theo khả năng trong các buổi tiếp theo.

Những kiểu bơi ngửa hay bơi tự do được khuyến khích tập luyện. Nếu bị gai cột sống thắt lưng cần tránh một số kiểu bơi đòi hỏi vận động lưng nhiều như bơi ếch, bơi bướm.

Bơi lội giúp giảm quá trình thoái hóa cột sống

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào?

Theo nhiều bác sĩ và chuyên gia, tham gia thể thao có tác dụng giảm bớt những cơn đau dai dẳng do thoát vị đĩa đệm gây ra. Vậy bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả? Hãy…

2.4. Yoga

Yoga có tác dụng tuyệt vời trong việc phòng và chữa chứng đau lưng. Luyện tập yoga mỗi ngày sẽ giúp gân, cơ, các khớp xương luôn khỏe mạnh, dẻo dai, linh hoạt. Thực hiện các bài tập yoga phù hợp giúp giảm hiện tượng đau nhức, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.

Tập luyện: Bạn nên đến lớp học để được hướng dẫn đúng động tác, sau đó tự tập tại nhà. Một số bài tập yoga tốt cho cột sống: tư thế cây cầu [Bridge Pose], tư thế con mèo [Cat Pose], tư thế rắn hổ mang [Cobra Pose]…

Trong trường hợp bạn bị gai đôi xương cụt và thắt lưng thì khi tập yoga hoặc các bài thể dục khác không nên thực hiện các động tác như xoay, cúi, vặn người, chống đẩy sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

3. Những lưu ý chung khi tập luyện thể thao

  • Khởi động kỹ trước khi tập để làm ấm cơ thể, giúp máu lưu thông tốt đến các cơ, tránh chấn thương phát sinh trong quá trình tập luyện.
  • Bắt đầu với bài tập ngắn, đơn giản, sau đó tăng dần cường độ theo thời gian nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe, không gây ra cơn đau.
  • Chọn quần áo và giày tập thoải mái, tiện dụng.
  • Tránh những môn thể thao không phù hợp với bệnh cột sống: nâng tạ/cử tạ, đá bóng, bóng rổ, golf, nâng chân khi nằm sấp…

Bệnh nhân bị gai cột sống trước khi tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao theo gợi ý trên đây nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập. Theo khuyến cáo của các bác sĩ tại Phòng Khám ACC, bệnh nhân bị gai cột sống cổ và gai cột sống thắt lưng nên có kế hoạch điều trị cụ thể sớm, hạn chế những động tác người bị gai cột sống nên tránh và duy trì chế độ luyện tập đều đặn để bệnh được chữa dứt điểm.

Chủ Đề