Bị nhức đầu gần thái dương là bệnh gì năm 2024

Đau đầu 2 bên thái dương là vấn đề sức khỏe nhiều người gặp phải nhưng ít ai hiểu rõ về triệu chứng này. Chủ động tìm hiểu về đau đầu thái dương sẽ giúp bạn đẩy lùi cơn đau, giảm tối đa các biến chứng có thể gặp phải.

Bị nhức đầu gần thái dương là bệnh gì năm 2024

Đau đầu 2 bên thái dương là gì?

Đau đầu 2 bên thái dương là những cơn đau âm ỉ hoặc đau buốt xuất hiện tại vùng thái dương, gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh.

Dấu hiệu đau đầu thái dương dễ nhận biết

Đau đầu thái dương có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ với nhiều triệu chứng khác nhau:

  • Đau đầu nặng ở vùng trán và cằm: Là những cơn đau dai dẳng, cảm giác đau nhói như kim châm dưới da đầu. Cơn đau bắt đầu từ thái dương, sau đó lan ra cả vùng trán, hốc mắt hoặc đỉnh đầu.
  • Đau khi cúi xuống hoặc nghiêng đầu: Cơn đau thường tăng lên khi người bệnh cúi đầu hoặc nghiêng về phía trước để chải đầu, gội đầu hay thay đổi tư thế đột ngột.
  • Sưng và đau ở vùng mặt: Các xoang bị viêm có thể gây ra sưng và đau ở vùng mặt, đặc biệt là ở vùng má và quanh mắt.
  • Nghẹt mũi hoặc khó thở: Đau đầu 2 bên thái dương thường xảy ra khi các đường xoang đi qua mũi, má, trán, sau mắt bị tắc nghẽn làm tăng áp lực ảnh hưởng tới vùng đầu. Vì vậy, viêm xoang cũng có thể gây ra nghẹt mũi hoặc khó thở.
  • Chảy nước mũi: Đôi khi, đau đầu thái dương có thể đi kèm với việc chảy nước mũi và dịch nhầy.
  • Sốt nhẹ: Một số người có thể cảm thấy sốt nhẹ hoặc khó chịu khi bị đau đầu thái dương.

Nguyên nhân gây đau đầu 2 bên thái dương

Đau đầu 2 bên thái dương có thể do căng thẳng, lối sống thiếu khoa học hoặc ảnh hưởng từ bệnh lý. Xác định được đúng nguyên nhân sẽ giúp người bệnh tìm ra giải pháp điều trị tối ưu.

Đau đầu căng thẳng

Đau đầu căng thẳng là loại đau đầu điển hình nhất, người mắc phải có thể có cảm giác đau nhức hoặc chèn ép ở vùng trán và thái dương. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan sang vùng chẩm, gáy, cổ,

Xem thêm: Đau đầu do căng thẳng, stress: Nguyễn nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau nửa đầu

Đau nửa đầu là hiện tượng chỉ đau một bên đầu với từng cơn đau dữ dội bắt đầu từ vị trí thái dương. Chứng đau nửa đầu có thể kéo dài từ 4 – 72 giờ.

Bị nhức đầu gần thái dương là bệnh gì năm 2024

Đau nửa đầu gồm đau đầu bên trái thái dương hoặc đau đầu bên phải thái dương

Viêm động mạch thái dương

Viêm động mạch thái dương là tình trạng sưng và viêm ở một trong hai động mạch của thái dương, làm gián đoạn quá trình lưu thông máu, gây nhức mắt, mệt mỏi, đau đầu ở thái dương.

Rối loạn khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là một bộ phận của bộ máy nhai. Khi khớp thái dương hàm bị rối loạn có thể làm đau nhói thái dương , người bệnh khó có thể đóng hoặc mở miệng.

Nhiễm trùng

Các tác nhân nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, nấm,… có thể ảnh hưởng đến não, xoang, tai gây áp lực và đau ở thái dương.

.jpg)

Đau đầu và sốt là triệu chứng đầu tiên của viêm màng não do nhiễm trùng

Đau đầu Cervicogenic

Nguyên nhân đau đầu Cervicogenic xuất phát từ tình trạng chấn thương hoặc viêm cột sống cổ. Các triệu chứng của đau đầu Cervicogenic bao gồm: nhức đầu 2 bên thái dương, đau cổ, cứng cổ, buồn nôn, suy giảm thị lực,…

Khối u não

Các khối u hình thành trong não có thể gây ra nhức đầu và các triệu chứng khác. Khi sự phát triển của u ngày một lớn, có thể chèn ép không gian của các dây thần kinh, mạch máu trong và xung quanh thái dương, khiến máu lưu thông kém và gây ra cơn đau nhức đầu. Theo thống kê của Hiệp hội U não Hoa Kỳ, có khoảng 50% người bị u não bị chứng đau đầu.

Đau đầu sang chấn

Triệu chứng đau đầu do sang chấn có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc sau vài ngày kể từ lúc vùng đầu bị tác động. Hiện tượng này khiến người bệnh đau đầu 2 bên thái dương kèm theo chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi,…

Do viêm xoang

Khi các đường xoang trán, má, mũi, sau mắt bị tắc nghẽn làm tăng áp lực từ bên trong gây ra một số triệu chứng như nghẹt mũi, chảy mủ và có đau đầu vùng thái dương.

.jpg)

Viêm xoang có thể xảy ra do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng

Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân thường gặp do bệnh lý, một số nguyên nhân liên quan lối sống cũng có thể gây đau đầu 2 bên thái dương. Bao gồm:

  • Chu kỳ kinh nguyệt

Sự trồi sụt liên tục của hormone estrogen và progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt có thể là nguyên nhân gây mất ngủ, đau đầu ở nhiều chị em, đặc biệt là phụ nữ sau sinh và phụ nữ tiền mãn kinh.

  • Thiếu nước

Khi cơ thể thiếu nước, các mô trong não cũng bắt đầu co lại, kích thích hình thành cảm giác đau đầu.

  • Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là tập hợp của các bất thường như như: mất ngủ, ngủ nhiều và rối loạn nhịp thức – ngủ, thức giấc giữa đêm… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nhức đầu, chóng mặt.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Đôi khi đau đầu 2 bên thái dương có thể tự khỏi, không cần sự can thiệp của y tế. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, cũng như đưa ra các phương pháp điều trị đúng cách khi có các dấu hiệu sau:

  • Cơn đau ngày càng nặng hơn trong khoảng thời gian 24 giờ.
  • Ngất xỉu hoặc bất tỉnh sau khi bị đập đầu hoặc lắc mạnh.
  • Cơn đau đầu “ập đến” dữ dội đến đột ngột và thường xuyên lặp lại.
  • Có sự thay đổi về tần suất hoặc kiểu đau đầu.
  • Cơn đau đầu đi kèm với:
  • Sốt và cứng cổ.
  • Mất phối hợp cơ và tay chân.
  • Mất thăng bằng.
  • Khó nhớ, nói ngọng.
  • Đau và đỏ mắt.
  • Khó nhai hoặc nuốt.

Bị đau nhức đầu 2 bên vùng thái dương có nguy hiểm không?

Đau đầu 2 bên thái dương có thể là những cơn đau bình thường nhưng cũng có thể là “lời cảnh báo” của các bệnh lý nguy hiểm.

Viêm động mạch tế bào khổng lồ

Viêm động mạch tế bào khổng lồ (viêm động mạch thái dương) là tình trạng viêm ở lớp biểu mô của lòng mạch, làm ảnh hưởng đến các động mạch lớn. Viêm động mạch tế bào khổng lồ thường gây đau đầu nghiêm trọng ở khu vực thái dương, cơ mặt cử động khó khăn, suy giảm thị lực và các biến chứng nghiêm trọng khác nếu không được điều trị kịp thời.

Chấn thương sọ não nhẹ

Chấn thương sọ não nhẹ là một loại chấn thương đầu không gây ra tổn thương nghiêm trọng đến não. Đây thường là kết quả của va chạm hoặc lực tác động mạnh vào đầu. Một số triệu chứng phổ biến của chấn thương sọ não nhẹ bao gồm nhức đầu 2 bên thái dương, chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn,…

Bị nhức đầu gần thái dương là bệnh gì năm 2024

Chấn thương não được gọi là nhẹ khi người bệnh mất ý thức dưới 30 phút

U não

Đau đầu ở thái dương không phải lúc nào cũng là cảnh báo về u não, nhưng đây là một trong các triệu chứng có thể xuất hiện khi bị u não.

Cách điều trị đau đầu 2 bên thái dương hiệu quả

Điều trị từng nguyên nhân gây đau đầu chính là giải pháp “trúng đích” giúp giảm đau đầu vùng thái dương hiệu quả.

Đau đầu do căng thẳng

Để điều trị đau đầu thái dương do căng thẳng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Thay đổi lối sống: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và tránh sử dụng chất kích thích.
  • Thư giãn: Tập yoga, tập hít thở thật sâu, tắm nước ấm hoặc massage là các phương pháp hiệu quả giúp giảm đau đầu thái dương tại nhà được nhiều người lựa chọn
  • Sử dụng các loại thuốc đau đầu để giảm đau và giảm viêm.
  • Uống trà thảo mộc: Một số loại trà được cho là có khả năng hỗ trợ giảm đau đầu như: Trà gừng, trà hoa cúc, trà liễu đắng, trà bạc hà,…
  • Học cách quản lý stress: Bạn có thể học các kỹ năng quản lý stress bằng cách thực hành yoga, tập thể dục, tham gia các hoạt động giảm stress, suy nghĩ mọi chuyện theo hướng tích cực…
  • Tránh làm việc quá sức: Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi có thể giúp giảm bớt căng thẳng, thư giãn đầu óc và giúp tập trung tốt hơn.

Viêm động mạch thái dương

Đa số bệnh nhân gặp phải trường hợp viêm động mạch thái dương đều được điều trị bằng cách sử dụng corticosteroid liều cao (chẳng hạn như prednisone). Bên cạnh corticosteroid, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm thuốc ức chế miễn dịch như methotrexate (Trexall), Actemra (tocilizumab),…

Đau nửa đầu Migraine

Khi cơn đau nửa đầu “bùng phát”, bạn có thể khắc phục triệu chứng bằng cách: đến một căn phòng tối, yên tĩnh để nghỉ ngơi. Có thể đắp thêm khăn ấm lên vùng trán và mặt hoặc cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen.

Rối loạn khớp thái dương hàm

Người bệnh có thể giảm bớt các triệu chứng bằng cách dùng thuốc giảm đau không kê đơn và ăn thức ăn mềm để thư giãn hàm trong vài ngày.

Đau đầu sau sang chấn

Với trường hợp chấn thương sọ não nhẹ, bệnh sẽ tự cải thiện sau thời gian nghỉ ngơi và bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau nếu bệnh nhân thấy đau đầu nhiều.

Đau đầu Cervicogenic

Trước hết bạn cần đi khám bác sĩ để xác định nguồn gốc của cơn đau, sau đó có phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, bệnh có thể cải thiện nhờ vật lý trị liệu và sử dụng thuốc theo chỉ định.

Vấn đề về xoang

Để khắc phục tình trạng viêm xoang gây đau đầu ở thái dương, bạn có thể áp dụng các cách chữa trị như: Điều trị tại nhà, sử dụng thuốc không kê đơn, điều trị thay thế (bấm huyệt, dùng thảo dược), dùng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng đau đầu do nhiễm trùng xoang nặng và kéo dài, bác sĩ có thể can thiệp bằng cách phẫu thuật.

Nghỉ ngơi thư giãn

Nghỉ ngơi và thư giãn có thể giảm bớt áp lực và căng thẳng thần kinh, từ đó giúp giảm đau đầu.

Các phương pháp thư giãn và nghỉ ngơi bao gồm:

  • Nghỉ ngơi tại một nơi yên tĩnh, thoải mái và không có quá nhiều ánh sáng đèn, ánh sáng chói.
  • Tập trung vào hơi thở, hít thở sâu và thở ra chậm để giúp cơ thể bạn thư giãn.
  • Massage nhẹ nhàng vùng đầu, cổ – vai gáy và thái dương để giảm bớt căng thẳng và giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, như đi bộ, yoga hoặc tập thể dục đơn giản để tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng.
  • Thử thực hành các phương pháp thư giãn, chẳng hạn như thiền, nghe nhạc, đọc sách hoặc xem phim để giải trí và giảm căng thẳng.

Bổ sung nhiều nước

Mất nước có thể khiến tình trạng đau đầu trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, người bệnh nên kết hợp nghỉ ngơi và uống nhiều nước (2 – 2,5 lít/ngày). Có thể bổ sung thêm nước ép trái cây để cung cấp vitamin cho cơ thể, giúp cơ thể trở lại trạng thái cân bằng, thoải mái.

Làm thế nào để ngăn ngừa đau đầu 2 bên thái dương?

Để ngăn ngừa đau đầu 2 bên thái dương, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:

  • Giảm tiếng ồn và ánh sáng mạnh: Tiếng ồn và ánh sáng có thể kích thích giác quan gây ra đau đầu. Vì vậy, bạn nên cố gắng tìm kiếm những nơi yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn và ánh sáng mạnh để nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Ngủ đủ giấc: Người bị mất ngủ thường bị đau đầu nhiều hơn và dễ tái phát đau đầu hơn những người ngủ đủ giấc. Tùy vào từng độ tuổi mà thời gian ngủ cần thiết dao động từ 7 – 9 giờ mỗi đêm.
  • Xông hơi bằng thảo dược: Xông hơi bằng thảo dược là một trong những mẹo dân gian cho đến nay vẫn còn được rất nhiều người áp dụng. Sử dụng hơi ấm và mùi hương của thảo dược để giải tỏa căng thẳng và giúp dễ ngủ hơn.
  • Thiền chánh niệm: Thiền chánh niệm là phương pháp rèn luyện tâm trí giúp bạn kiểm soát căng thẳng, đau đớn do nhức đầu 2 bên thái dương.
    Xem thêm: Hướng dẫn cách ngồi thiền chữa mất ngủ, giảm đau đầu tại nhà cực kỳ hiệu quả

Bên cạnh những biện pháp trên, bạn có thể bổ sung thêm 1 viên OTiV mỗi ngày để tăng cường hoạt động não bộ, hỗ trợ và ngăn ngừa những cơn đau đầu do căng thẳng.

Bị nhức đầu gần thái dương là bệnh gì năm 2024

Ngồi thiền giúp làm dịu tâm trí, giảm căng cơ 2 bên thái dương

Chế độ dinh dưỡng khi bị đau nhói vùng thái dương 2 bên

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp giảm các triệu chứng đau đầu vùng thái dương và hỗ trợ ngăn ngừa cơn đau đầu tái phát. Sau đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống khi bị đau nhói vùng thái dương 2 bên:

  • Giảm thiểu các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường: Các loại thực phẩm này có thể làm tăng mức đường trong máu và gây ra viêm, dẫn đến đau nhói. Bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt, bánh mì, mì ăn liền, khoai tây, bánh kẹo và các sản phẩm bột mì khác.
  • Bổ sung thực phẩm giàu Magie: Để hỗ trợ cải thiện đau đầu, bạn có thể tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu magie như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, súp lơ, bí, rau lá xanh, hạnh nhân, sản phẩm từ sữa, chuối, bơ…
  • Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất béo Omega-3: Omega-3 có nhiều trong các loại cá béo như như cá hồi, cá tuyết, cá thu, cá chim,… giúp giảm viêm và kiểm soát cơn đau đầu 2 bên thái dương.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa cholesterol cao: Những loại thực phẩm có thể tăng mức cholesterol trong máu như: thịt đỏ, trứng, sữa, nội tạng động vật,… có thể gây triệu chứng đau đầu và tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc lo ngại nào về chế độ dinh dưỡng của mình, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Xem thêm: Đau đầu nên ăn gì, kiêng gì?

Song song với việc chữa trị căn nguyên gây ra đau đầu, mỗi người cần chủ động bảo vệ và tăng cường sức khỏe não bộ bằng cách sử dụng các sản phẩm có nguồn từ thiên nhiên. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, chiết xuất từ Blueberry và Ginkgo Biloba (trong viên uống OTiV), có khả năng hỗ trợ cải thiện đau đầu do căng thẳng hiệu quả:

  • Blueberry (việt quất): Trong quả việt quất chứa anthocyanin và pterostilbene – 2 hoạt chất chống gốc tự do có khả năng vượt qua hàng rào máu não, giúp bảo vệ và tăng cường hoạt động của tế bào não, tăng tưới máu lên não.
  • Ginkgo Biloba (bạch quả): Các hoạt chất trong bạch quả như flavonoid và terpenoid có tác dụng tăng vận chuyển dưỡng chất qua hàng rào máu não, chống lại tác động của các gốc do lên tế bào thần kinh, từ đó giúp tăng cường máu lên não, hỗ trợ giảm đau đầu hiệu quả.

Sự kết hợp của “bộ đôi” tinh chất này trong OTiV tạo nên sức mạnh hiệp đồng giúp trung hòa gốc tự do, chống lại quá trình viêm, tăng cường tuần hoàn máu lên não. Nhờ đó, giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả bệnh đau đầu, mất ngủ, tăng cường trí nhớ, phòng ngừa đột quỵ…

Viên uống bổ não OTiV được sản xuất theo công nghệ sinh học phân tử hiện đại của Mỹ, với thành phần chiết xuất 100% từ thiên nhiên, an toàn phù hợp với người từ 12 tuổi trở lên, kể cả người bệnh tiểu đường, huyết áp, dạ dày.

Bị nhức đầu gần thái dương là bệnh gì năm 2024

OTiV với thành phần chiết xuất từ Blueberry và Ginkgo Biloba giúp chống gốc tự do, điều hòa hoạt huyết, giảm đau đầu căng thẳng, cải thiện mất ngủ từ gốc

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đau đầu 2 bên thái dương, từ đó biết cách phân biệt, nhận biết những cơn đau và có phương pháp điều trị, cải thiện phù hợp.