Khối lượng đi ngang dưới mức trung bình năm 2024

MA200 là đường trung bình động, là một trong những chỉ báo kỹ thuật cơ bản giúp các nhà giao dịch xác định xu hướng giá dựa trên cách tính giá trung bình trong 20 ngày. Bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về ma200 là gì?

MA200 là gì?

Mức trung bình 200 ngày được coi là thước đo của một năm giao dịch. Trong số các đường trung bình động, MA200 là đường quan trọng nhất và thường được các quỹ đầu tư sử dụng để phán đoán xu hướng dài hạn của thị trường.

Tuy nhiên, đừng sử dụng đường trung bình động 200 ngày như một công cụ giao dịch cơ học: "mua trên MA200, bán dưới MA200". Đầu tiên, cần hiểu rõ 4 giai đoạn của chu kỳ giá.

  • Giai đoạn 1 - Tích lũy: MA200 đi ngang và giá đi ngang quanh MA200.
  • Giai đoạn 2 - Tăng tốc: MA200 sẽ dốc lên và giá gần như trên MA200.
  • Giai đoạn 3 - Phân phối: Đặc trưng bởi sự biến động mạnh. Độ dốc của đường MA200 sẽ giảm dần và phẳng dần. Giá bắt đầu dao động quanh MA200.
  • Giai đoạn 4 - Đi xuống: Thể hiện khi đường MA200 dốc xuống và giá hoàn toàn nằm dưới đường MA 200. Chỉ mua ở giai đoạn 2, tránh hoặc thoát ra ở giai đoạn 4. Thông thường, độ dốc của đường MA 200 ngày sẽ dốc lên trong giai đoạn 2 và giá vẫn ở trên, trong khi đường MA 200 sẽ dốc xuống trong giai đoạn 4 và giá sẽ ở dưới. Xem thêm về cách sử dụng đường trung bình động ma để hiểu rõ hơn.

Quy tắc giao dịch hợp lệ với chỉ số ma200

  • Quy tắc (1): Nếu đường trung bình động 200 ngày đi ngang sau đợt sụt giảm trước đó hoặc bắt đầu đi lên và giá vượt lên trên đường trung bình, thì đó được coi là tín hiệu mua.
  • Quy tắc (2): Nếu đường trung bình động 200 ngày dốc lên và giá cắt xuống dưới đường trung bình động, hãy xem xét cơ hội mua.
  • Quy tắc (3): Nếu giá nằm trên đường trung bình động dốc thì đó là tín hiệu mua.
  • Quy tắc (4): Nếu đường trung bình đang giảm và giá giảm xuống dưới đường trung bình quá nhanh, nó phải quay trở lại đường trung bình.
  • Quy tắc (5): Nếu đường trung bình đang tăng và sau đó đi ngang, hoặc đang giảm và giá chứng khoán giảm từ trên xuống dưới đường trung bình, đó là tín hiệu bán.
  • Quy tắc (6): Nếu đường trung bình đang giảm và giá phá vỡ trên đường trung bình, đây là cơ hội để bán với giá tốt trước khi cổ phiếu quay trở lại xu hướng giảm.
  • Quy tắc (7): Nếu đường trung bình đang dốc xuống và giá tăng lên và chạm vào đường trung bình nhưng không vượt qua được thì đây là mức kháng cự mạnh và là tín hiệu bán.
  • Quy tắc (8): Nếu giá tăng quá nhanh, quá xa đường trung bình cũng đang tăng nhanh, chắc chắn giá sẽ quay trở lại đường trung bình, và các nhà giao dịch tìm kiếm các tín hiệu bán ngắn hạn.

Giao dịch đường ma200 ở đâu?

Đường ma200 có thể được xem là một trong nhiều chỉ báo kỹ thuật được các trader sử dụng hiện nay. Đây là chỉ báo mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong công cụ giao dịch ở các sàn forex uy tín.

Kết luận

Qua bài viết trên các bạn có thể biết thêm về ma200 là gì. Để giao dịch hiệu quả, ngoài các quy tắc trên, bạn cần kết hợp các yếu tố quan trọng khác như giá, khối lượng, kháng cự, hỗ trợ, v.v.

Help improve contributions

Mark contributions as unhelpful if you find them irrelevant or not valuable to the article. This feedback is private to you and won’t be shared publicly.

Thread cover data/assets/threadprofilecover/TraderVietFinFin44-1714185814.jpg

Traders chúng ta sử dụng khối lượng hiển thị đã được giao dịch trong một khoảng thời gian cụ thể như một cách để đánh giá tầm quan trọng của những thay đổi trong giá cả. Phân tích khối lượng được xem là một công cụ quan trọng của nhiều nhà giao dịch vì nó phản ánh không chỉ ý kiến mà cả hành động thực sự của các nhà giao dịch trên thị trường và cung cấp một thông tin thứ hai thay vì chỉ phân tích chuyển động giá.

Trong các công cụ thì khối lượng giao dịch luôn là một công cụ mà thể hiện được câu chuyện thị trường khá rõ nét. Đặc biệt, trong mô hình giá cổ điển, khối lượng luôn là một công cụ không thể thiếu để xác nhận tính hợp lệ của mô hình. Anh em có thể để ý trong các bài hướng dẫn sử dụng mô hình giá của mình sẽ không bao giờ thiếu câu chuyện về khối lượng đằng sau các mô hình giá. Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi đến tìm hiểu về những cách đọc hiểu khối lượng giao dịch đơn giản nhất, dựa vào sự phân kỳ và hội tụ của khối lượng, và đặt nó vào trong những trường hợp cụ thể.

1. Đinh nghĩa khối lượng:

Khối lượng giao dịch chỉ đơn giản là số lượng cổ phiếu, hàng hóa được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như một ngày, tuần hoặc giờ.

Lý thuyết đằng sau phân tích khối lượng dựa trên niềm tin rằng khối lượng giao dịch trên trung bình hoặc tăng báo hiệu cho sự tích cực của traders và khối lượng giao dịch dưới trung bình hoặc giảm cho thấy sự thiếu nhiệt tình của traders trên thị trường. Do đó, nhiều nhà giao dịch xem khối lượng là một yếu tố tiềm năng cho thấy được sức mạnh thực sự đằng sau một hành động giá.

Điều quan trọng mà anh em cần lưu ý ở đây là: Không phải cứ khối lượng giao dịch tăng hay giảm sẽ báo hiệu điều gì đó có ý nghĩa lớn. Chìa khóa để sử dụng phân tích khối lượng một cách hợp lý sẽ là xem xét hành động giá kết hợp với các chuyển động đáng kể trong khối lượng giao dịch.

2. Sử dụng khối lượng như tín hiệu chỉ báo: Những gì traders đang tìm kiếm.

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét khối lượng như một chỉ báo, và chúng ta sẽ tìm kiếm sự hội tụ hoặc phân kỳ để xem xét sức mạnh của một xu hướng.

Hội tụ - khối lượng di chuyển cùng hướng với giá.

Phân kỳ - khối lượng di chuyển theo hướng ngược lại với giá.

Trên đây là những khả năng có thể xảy ra trong một tương quan giữa giá và khối lượng. Vậy chúng sẽ như thế nào trong các trường hợp cụ thể?

Tín hiệu Bullish:

  • Đột phá tăng kèm theo sự hội tụ khối lượng:

Trong xu hướng tăng và trong các thị trường đi ngang, giá đôi khi sẽ chạy vào một mức kháng cự. Khi giá vượt qua trên mức kháng cự trước đó, sự bứt phá thường được cho là có ý nghĩa lớn hơn nếu nó đi kèm với khối lượng ở mức trung bình hoặc khối lượng lớn, trái ngược với mức phá vỡ đi kèm với khối lượng thấp thường sẽ là một sự phá vỡ yếu ớt và dễ thất bại.

  • Xu hướng tăng kèm theo sự hội tụ khối lượng:

Khi một xu hướng tăng được xác nhận bằng một sự tăng trưởng về khối lượng trên mức khối lượng trung bình, điều đó thể hiện sự tích cực của nhà đầu tư đối với cổ phiếu hoặc tài sản đó và sự tích cực đó có thể dẫn đến lực mua nhiều hơn thậm chí với mức giá cao hơn.

  • Xu hướng tăng kèm theo sự phân kỳ khối lượng:

Khi một xu hướng tăng không được xác nhận bằng sự gia tăng của khối lượng giao dịch trên mức trung bình, điều đó có nghĩa là sự nhiệt tình của nhà đầu tư bị hạn chế. Mặc dù cổ phiếu và các tài sản có thể tiếp tục tăng giá, tuy nhiên, chúng ta sẽ có thiên hướng tìm kiếm các giao dịch tiềm năng khác.

Tín hiệu Bearish:

  • Những cú phá vỡ xuống kèm theo phân kỳ khối lượng:

Trong xu hướng giảm và trong các thị trường đi ngang, giá đôi khi sẽ chạy vào một mức hỗ trợ. Khi giá vượt qua mức giảm dưới mức hỗ trợ trước đó, sự phá vỡ xuống được cho là có ý nghĩa lớn hơn nếu nó đi kèm với khối lượng trên trung bình hoặc lớn hơn mức trung bìn. Trái ngược với mức phá vỡ đi kèm với khối lượng thấp thường sẽ là một cú phá vỡ yếu ớt và khó có khả năng thành công.

  • Xu hướng giảm kèm theo sự phân kỳ khối lượng:

Khi một xu hướng giảm được đi kèm với một sự gia tăng về khối lượng giao dịch cao hơn mức trung bình, điều đó có nghĩa là có mối quan tâm lớn hơn của nhà đầu tư đối với cổ phiếu hoặc tài sản đó và mối quan tâm đó có thể dẫn đến việc lực bán sẽ còn nhiều hơn thậm chí ở các mức giá thấp hơn.

  • Xu hướng giảm kèm theo sự hội tụ của khối lượng:

Khi xu hướng giảm không đi kèm với sự gia tăng khối lượng giao dịch lớn hơn mức trung bình, điều đó có nghĩa là mối quan tâm của nhà đầu tư bị hạn chế. Mặc dù cổ phiếu hoặc tài sản có thể tiếp tục giảm giá, tuy nhiên các nhà giao dịch sẽ có thiên hướng chọn những cổ phiếu tài sản đi kèm với một khối lượng giao dịch lớn hơn.

3. Kết luận:

Khối lượng phản ánh điều mà các nhà giao dịch thực sự hành động trên thị trường và kết quả là một thước đo rất hữu ích về tâm lý nhà đầu tư. Theo nguyên tắc thông thường, bất kỳ sự phá vỡ của giá hoặc xu hướng nào đi kèm với khối lượng trên trung bình đều được coi là có ý nghĩa lớn hơn so với biến động giá không đi kèm với sự gia tăng về khối lượng. Bên cạnh đó, khối lượng cũng là thước đo về sự ưa thích của các nhà giao dịch và họ sẽ có thiên hướng mua/bán với những cổ phiếu hoặc tài sản có khối lượng giao dịch lớn hơn. Khối lượng giao dịch đơn lẻ sẽ không được dùng như một tín hiệu vào lệnh mà nó sẽ mang ý nghĩa bổ trợ nhiều hơn cho hành động giá.

Tất nhiên, câu chuyện của Volume không chỉ đơn giản là thế, mình sẽ cố gắng nghiên cứu thêm về hình thức phân tích này và sẽ truyền tải đến anh em sớm nhất có thể!