Bộ phận chế biến món ăn thuộc bộ phận nào trong nhà hàng khách sạn

Tại các nhà hàng, khách sạn thì bộ phận bếp đóng vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh và doanh thu của nhà hàng, khách sạn. Để đạt được hiệu quả vận hành cao nhất, khu bếp được chia thành nhiều vị trí, chức vụ riêng có nhiệm vụ khác nhau để hoàn thành công việc nhóm tốt nhất. Để tìm hiểu rõ các chức danh ở trong bộ phận bếp và vai trò riêng của mỗi người thì các bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Xưởng May Đồng Phục Alibu nhé.

Các chức danh ở trong bộ phận bếp sẽ phụ trách công việc khác nhau.

Bếp trưởng điều hành [Executive chef]

Trong các chức danh trong bộ phận bếp thì đây là chức vụ cao nhất. Bếp trưởng điều hành sẽ quản lý tất cả hoạt động như quản lý nhân sự, lên menu, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, đảm bảo chất lượng món ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm… Chính vì vậy, Executive chef cần phải nắm vững kiến thức về nghiệp vụ quản lý, khả năng lãnh đạo tốt với nhiều năm làm việc trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Mức lương cho bếp trưởng điều hành thường khá cao nên rất nhiều người phấn đấu để đạt được vị trí này.

Bếp trưởng điều hành điều phối và chịu trách nhiệm mọi hoạt động trong khu bếp.

Trợ lý bếp trưởng điều hành [Secretary to Executive Chef]

Trợ lý bếp trưởng điều hành sẽ hỗ trợ những công việc của bếp trường điều hành trong phạm vi cho phép dưới sự chỉ đạo từ bếp trưởng điều hành. Tại một số nhà hàng, khách sạn, công việc này sẽ được giao cho phó tổng bếp trưởng điều hành [Executive Sous Chef].

Trợ lý bếp trưởng điều hành sẽ hỗ trợ bếp trường điều hành trong phạm vi cho phép.

Bếp trưởng [Chef de Cuisine]

Tại các chức danh ở trong bộ phận bếp thì bếp trưởng hay còn gọi là bếp chính phụ trách chế biến, soạn đơn và sáng tạo ra những món ăn mới hấp dẫn cho nhà hàng, khách sạn. Nhiệm vụ chính của bếp trưởng bao gồm: nấu những món chính, điều hành sự luân chuyển nguyên liệu trong khu vực bếp, đảm bảo chất lượng món ăn luôn cao nhất… Các bếp trưởng đều hoạt động dưới sự giám sát của bếp trưởng điều hành. Những người nắm giữ vị trí bếp trưởng cần phải có tay nghề cao, có trách nhiệm với công việc và nỗ lực không ngừng để chế biến món ăn đỉnh cao.

Bếp phó [Sous Chef]

Mỗi bếp trưởng đều có một bếp phó để hỗ trợ họ làm những món ăn ngon nhất. Bếp phó sẽ hỗ trợ bếp trưởng trong các công việc lên thực đơn, điều phối yêu cầu của bếp trưởng với các bếp viên nhanh nhất. Vì vậy, tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng sẽ có số lượng bếp phó đảm nhiệm theo các khu vực như: bếp phó phụ trách chuẩn bị nguyên liệu, bếp phó phụ trách đặt tiệc, bếp phó phụ trách giám sát các bếp phó khác…

Mỗi bếp phó phụ trách khu vực khác nhau. 

Bếp trưởng bếp bánh

Tại những nhà hàng có hình thức kinh doanh đặc thù thì sẽ có bếp trưởng chuyên làm bánh và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động liên quan tới bộ phận làm bánh. Mọi công việc hàng ngày đều được vị bếp trưởng này báo cáo với bếp trưởng điều hành.

Bếp trưởng bếp bánh chuyên làm bánh ngọt cho đơn vị kinh doanh.

Đầu bếp phụ trách một bộ phận [Chef de partie]

Đầu bếp phụ trách một bộ phận còn được biết đến là nhóm trưởng hay nhóm một bộ phận trong bếp. Họ thường phụ trách một loại món ăn nhất định như: các món ăn về thịt, các món ăn về cá, món nướng, món xào, món lạnh, món tráng miệng, bánh ngọt,… Ngoài ra, đầu bếp phụ trách một bổ phận phải kiểm tra lại chất lượng của từng món ăn trước khi giao đến bếp phó và bếp trưởng.

Đầu bếp phụ trách một bộ phận đảm nhiệm món ăn riêng.

Trưởng ca bếp

Nhà hàng, khách sạn hoạt động gần như cả ngày nên việc chia ca các nhân viên không hề xa lạ. Mỗi ca sẽ có một trưởng ca bếp phụ trách theo dõi toàn bộ hoạt động trong gian bếp trong ca của mình. Họ sẽ đảm bảo khu bếp sẽ được vận hành trơn tru từ việc nấu ăn, chuẩn bị nguyên liệu tới việc dọn dẹp, xử lý thức ăn thừa hợp lý nhất.

Tại nhiều nhà hàng sẽ chia thành nhiều ca để vận hành bếp và mỗi ca sẽ có trưởng ca khác nhau.

Nhân viên bếp

Các nhân viên bếp sẽ làm tại vị trí mà mình được phân công dưới sự chỉ đạo của bếp trưởng điều hành. Mỗi người sẽ phụ trách những công việc riêng như sơ chế nguyên liệu, chuẩn bị dụng cụ nấu ăn, hỗ trợ công việc ở các bộ phận khác…

Nhân viên bếp sẽ được phân công ở vị trí khác nhau.

Phụ bếp

Vị trí này tương đương với nhân viên bếp. Thế nhưng, phần lớn phụ bếp chưa có kinh nghiệm hoặc chưa biết nhiều nên cần thời gian để đào tạo. Những phục bếp hoàn thành tốt công việc được giao sẽ được cân nhắc lên nhân viên bếp.

Tương tự như nhân viên bếp nhưng phụ bếp cần phải đào tạo thêm.

Nhân viên tạp vụ

Nhân viên tạp phụ sẽ phụ trách dọn vệ sinh của toàn bộ khu bếp. Họ sẽ đảm bảo mọi khu vực bếp luôn sạch sẽ, không dính dầu mỡ gây nguy hiểm trong quá trình di chuyển của đầu bếp. Vì thế, trong khu bếp không thể thiếu bóng dáng của nhân viên tạp vụ.

Nhân viên tạp vụ sẽ đảm bảo căn bếp luôn sạch sẽ.

Trên đây là các chức danh ở trong bộ phận bếp đã được Alibu tổng hợp đầy đủ và chi tiết. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ về ngành kinh doanh nhà hàng, khách sạn nếu như bạn quan tâm, đặc biệt là bộ phận bếp.

Video liên quan

Chủ Đề