Bố sung dha và canxi cho bà bầu khi nào năm 2024

Thân chào Mến, theo báo cáo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] thì 20% phụ nữ mang thai có tình trạng thiếu máu thiếu sắt ngay từ khi bắt đầu thai kỳ. Như vậy việc bổ sung sắt sẽ được thực hiện thường qui sau khi em được Bác sĩ chẩn đoán xác định có thai và bổ sung sắt được kéo dài suốt thai kỳ đến khi sau sinh 1 tháng, thời điểm tốt nhất bổ sung sắt chính là trước khi dự định mang thai từ 1 đến 3 tháng.

Bổ sung canxi sẽ tùy trường hợp cụ thể, nếu thai phụ ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ đảm bảo nhu cầu 1000mg- 1500mg canxi/ ngày thì không cần uống viên bổ sung canxi. Nếu thai phụ không có điều kiện cung cấp canxi qua đường thực phẩm [< 600mg/ngày] thì có thể dùng viên uống bổ sung canxi từ tháng thứ 3 của thai kỳ, đặc biệt những thai kỳ được Bác sĩ cảnh báo có nguy cơ tiền sản giật [còn gọi là nhiễm độc thai nghén] qua các yếu tố bản thân hoặc kết hợp các chỉ số xét nghiệm máu tầm soát thì rất cần thiết việc tuân thủ bổ sung canxi trên 1000mg/ngày.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: //www.facebook.com/benhvientamanh
  • Website: //tamanhhospital.vn

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

DHA rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, hỗ trợ trong quá trình phát triển của não bộ thai nhi và thị lực của trẻ cũng tốt hơn. Quá trình này diễn ra trong suốt thai kỳ và đỉnh điểm trong tam cá nguyệt thứ ba. Tìm hiểu về việc bổ sung DHA trong thai kỳ không chỉ giúp trẻ có nền tảng trí não tốt nhất mà còn giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, giảm nguy cơ sinh non.

1. Vai trò của DHA là gì?

DHA [Docosahexaenoic Acid] là một axit béo không no thuộc nhóm Omega-3. Đây là một dưỡng chất thiết yếu cho sự hình thành não bộ và mắt của trẻ ngay từ trong bụng mẹ cho đến hai năm đầu đời.

Sự hình thành và phát triển của não bộ thai nhi bắt đầu ngay từ những tuần đầu tiên ở trong bụng mẹ. Từ tuần 13 đến tuần 24, bé đã hình thành thị giác và thính giác, có thể cảm nhận được ánh sáng bên ngoài, nghe giọng nói của mẹ và bắt đầu tiếp nhận thông tin. Đến gần ngày dự sanh, kích thước bộ não của bé vào khoảng 25% so với người trưởng thành. Những nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy DHA có nồng độ cao trong tổ chức thần kinh như võng mạc mắt, tổ chức não. Vậy nên, nếu thiếu hụt DHA sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan này.

2. Nhu cầu của DHA trong thai kỳ là như thế nào?

Chế độ ăn trước và trong khi có thai rất quan trọng đối với tình trạng dự trữ các acid béo không no cần thiết [EFAs: Essential Fatty Acid] cho thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng cuối trung bình 1 ngày thai nhi cần 2,2g EFAs/ngày cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu.

DHA có nồng độ cao trong tổ chức thần kinh như võng mạc mắt, tổ chức não.

Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, trong thời gian mang thai, tùy từng giai đoạn của thai kỳ, phụ nữ cần bổ sung từ 100 - 200 mg DHA mỗi ngày. Cụ thể là:

Trong tam cá nguyệt thứ nhất: Việc ăn uống phong phú, cân đối, giàu dinh dưỡng giúp mẹ bầu tiếp nhận nguồn dưỡng chất đa dạng từ tự nhiên, giảm nguy cơ sẩy thai, đặc biệt là giúp bé con phát triển tốt nhất ngay từ những ngày đầu tiên trong bụng mẹ.

Trong tam cá nguyệt thứ hai: Đây là giai đoạn cần tăng tốc chất lượng nguồn DHA cho thai nhi vì não của bé phát triển liên tục và mạnh nhất với hơn 250.000 tế bào thần kinh hình thành trong mỗi phút. Do đó, DHA đóng vai trò cung cấp độ lỏng cho màng tế bào, tăng tốc trao đổi dinh dưỡng, thông tin giữa các tế bào thần kinh.

Trong tam cá nguyệt thứ ba: Kích thước của thai nhi và não bộ tăng nhanh nên cần nhiều cần acid béo để tập trung phát triển hệ thần kinh và mạch máu. Đây là thời kỳ cũng có nhu cầu DHA tương đối cao, giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh non, tai biến tiền sản giật, gián tiếp giúp thai nhi phát triển tốt nhất ngay từ những năm tháng đầu đời thông qua nguồn sữa mẹ sau sinh.

Nhóm Acid béo Omega-3 còn có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch, đột quỵ và giảm viêm khớp.

3. Thiếu DHA trong thai kỳ sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Riêng ở phụ nữ có thai, việc thiếu hụt DHA gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và con. Mẹ bầu phải đối diện với tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật cũng như chứng trầm cảm sau sinh, các vấn đề về mãn kinh, bệnh loãng xương và các bệnh lý tim mạch khác về sau này.

Đối với thai nhi, vì mẹ thiếu DHA, số lượng và chất lượng tế bào hồng cầu kém, giảm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và oxy cho sự phát triển tổng quát của bào thai, trong đó, hệ thần kinh trung ương và võng mạc mắt là hai cơ quan chịu tác động nghiêm trọng nhất, hạn chế mức độ thông minh, khả năng học tập kém, chậm phát triển, giảm thị lực so với những bé cùng trang lứa được bổ sung đầy đủ DHA.

Ngũ cốc là một trong những thực phẩm giàu DHA.

Trong khi cơ thể con người hoàn toàn không thể tự cung cấp đủ DHA, việc tăng cường các loại thực phẩm giàu DHA trong giai đoạn này cần được chú trọng hơn cả. Các loại thực phẩm giàu DHA bao gồm:

  • Cá biển: Các loại cá sống ở đại dương như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi,... là nguồn cung cấp DHA lý tưởng cho sự phát triển thông minh của bé. Tuy vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn cá biển với lượng vừa phải [300gram/tuần] để tránh nguy cơ nguy cơ nhiễm độc thủy ngân và kim loại nặng.
  • Lòng đỏ trứng: Đây cũng là một nguồn chứa nhiều DHA. Tuy nhiên, lòng đỏ trứng chỉ thực sự phát huy vai trò của nó khi đã được nấu chín hoàn toàn, không nên ăn trứng dưới dạng lòng đào, trứng đánh bông.
  • Ngũ cốc: Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều lạc,... qua sơ chế vừa là một món ăn vặt hàng ngày cho mẹ bầu, vừa rất giàu DHA tốt cho trí não và thị giác của bé. Ngũ cốc là một trong những thực phẩm giàu DHA.

Rau xanh: Các loại rau củ quả như súp lơ, bắp cải, bí ngô, cải xoăn, cải xoong,... cũng rất dồi dào lượng DHA và chất xơ giúp mẹ bầu đa dạng bữa ăn hàng ngày.

Ngoài ra, nguồn DHA còn có trong các loại sữa đặc chế dành cho bà bầu được bổ sung hàm lượng DHA tốt cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, sản phụ cũng có thể lựa chọn các loại thực phẩm chức năng bao gồm DHA và nhiều loại vitamin tổng hợp khác chỉ dành riêng dành cho phụ nữ mang thai với hàm lượng DHA phù hợp. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các loại thuốc bổ sung này, các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về nhu cầu sử dụng và mức độ thiếu hụt DHA trong bữa ăn hàng ngày.

Tóm lại, DHA rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ sẽ cần một lượng lớn DHA để thích ứng với sự phát triển não bộ của trẻ, nhất là trong hai tam cá nguyệt giữa và sau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Viện Dinh dưỡng quốc gia

Thực phẩm cần tránh khi mang thai

XEM THÊM:

  • Nên bổ sung DHA cho bé đến tuổi nào?
  • Các loại thực phẩm giúp tăng cholesterol tốt
  • Omega 3 có giúp mọc tóc không?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Khi nào mẹ bầu uống canxi và DHA?

Trong quá trình mang thai, giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 chính là thời điểm mà mẹ bầu cần chú ý tích cực bổ sung thêm canxi và DHA để hoàn thiện hơn sự phát triển của thai nhi. Theo đó, mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung cho cơ thể khoảng 1000 – 1500mg canxi và 200 – 300mg DHA.

Phụ nữ có thai nên bổ sung canxi khi nào?

Căn cứ trên hàm lượng canxi cần thiết qua các giai đoạn, mẹ bầu có thể thấy thời điểm nên bổ sung canxi là từ tuần thai thứ 12 của thai kỳ vì đó là lúc thai nhi cần nhiều canxi nhất xây dựng hệ xương khớp, hộp sọ, tim mạch,...

Khi nào nên bổ sung DHA cho bà bầu?

Vì thế từ khi là thai nhi còn trong bụng mẹ cho đến khi lớn trưởng thành thì DHA vẫn cần thiết và cần bổ sung hàng ngày từ chế độ ăn uống. Trong quá trình phát triển và hoàn thiện cơ thể trong bụng mẹ, thai nhi sử dụng nguồn DHA từ người mẹ truyền qua, sử dụng từ những tuần thai kỳ đầu tiên cho đến hết 9 tháng 10 ngày.

Mẹ bầu cần bổ sung sắt và canxi đến khi nào?

Như vậy việc bổ sung sắt sẽ được thực hiện thường qui sau khi em được Bác sĩ chẩn đoán xác định có thai và bổ sung sắt được kéo dài suốt thai kỳ đến khi sau sinh 1 tháng, thời điểm tốt nhất bổ sung sắt chính là trước khi dự định mang thai từ 1 đến 3 tháng.

Chủ Đề