Bóp méo sự thật nói về người như thế nào

Cứ mỗi lần Đảng ta đưa ra một quyết sách quan trọng nào đó thì đều bị các đối tượng thù địch lợi dụng để suy diễn, xuyên tạc, bóp méo.

  • Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

  • Chống tham nhũng, không bỏ dở giữa chừng

  • Không thể ‘nói chuyện’ bằng ẩu đả

Các nội dung liên quan công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng liên tục được nhấn mạnh từ Hội nghị Trung ương 4 tới Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII. Trước đó, cả hai Hội nghị Trung ương 4 khóa XI và XII cũng đều đã bàn về vấn đề này. Điều đó cho thấy xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nhất là trong bối cảnh nhiều người không còn giữ được phẩm chất của Đảng viên. Một trong những nhiệm vụ của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng bị các đối tượng phản động công kích nhiều nhất chính là chống tham nhũng.

Các tổ chức, trang web chống phá Việt Nam ở nước ngoài, điển hình là Việt Tân - tổ chức bị Việt Nam liệt vào danh sách khủng bố Việt Tân, luôn tích cực bóp méo các chủ trương, quyết sách của Đảng ta trong phòng, chống tham nhũng.

Một bài đăng trên Facebook của Việt Tân ngày 26/3 có đoạn: “Từ hơn 30 năm nay, từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam xếp tham nhũng vào quốc nạn thì càng chống, tham nhũng càng như khối ung thư. Càng ngày càng lan rộng ra đến tận ngõ ngách, vô phương cứu chữa. Lý do chính là giới cầm quyền không cho phép bất cứ cơ quan giám sát độc lập nào như ở các quốc gia dân chủ. Không có giám sát thì các quan chức, lãnh đạo tha hồ ăn cắp, ăn cướp ngân sách, của dân”.

Luận điệu mà thế lực phản động đưa ra như trên đã được lặp đi lặp lại trước mỗi kỳ Đại hội Đảng, khác chăng chỉ là vỏ bọc ngôn từ. Chúng cho rằng quốc nạn tham nhũng ở Việt Nam là bệnh nan y vô phương cứu chữa, rằng quốc nạn này là do chế độ một đảng tạo ra, rằng Đảng ta “suốt ngày suốt tháng loay hoay” chống tham nhũng.

Trong thực tế, đây chỉ là luận điệu cũ kỹ, phiến diện nhằm làm lung lay niềm tin của người dân vào Đảng, hòng gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng. Những lý lẽ đó có lẽ chỉ có thể tác động tới những cán bộ, Đảng viên sẵn tâm lý bất mãn, dao động trong tư tưởng, yếu trong lập trường chính trị. Đơn giản vì ai cũng hiểu rằng tham nhũng là hiện tượng có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào, dù đa đảng hay một đảng. Theo khoản 1, Điều 3 trong Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng điều đó chẳng lẽ chỉ có ở Việt Nam? Điều quan trọng cần lưu ý là nhổ bỏ tận gốc tham nhũng không phải là việc đơn giản. Chống tham nhũng là cả một quá trình lâu dài, bền bỉ, cần thời gian và quyết tâm mạnh mẽ, không chỉ tính bằng ngày, bằng tháng như luận điệu bài viết nói trên.

Dưới con mắt Việt Tân, quá trình quyết tâm “đốt lò” tham nhũng của Đảng ta lại bị coi là “loay hoay”. Nếu “loay hoay”, làm sao ta lại có thể liên tiếp phanh phui các đại án tham nhũng gây chấn động dư luận? Nếu “loay hoay”, làm sao ta lại có thể bắt những Đảng viên tha hóa lại lần lượt phải trả giá cho hành vi tham nhũng?

Rồi còn luận điệu cho rằng “chống tham nhũng chỉ là màn kịch”, “đập chuột sợ vỡ bình”. Trong thực tế, từ đầu năm 2022 đến nay, các cơ quan tố tụng cả nước cũng đã khởi tố, điều tra nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp xảy ra tại Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng; Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao... Mới đây nhất, Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Thanh Long - cựu Bộ trưởng Bộ Y tế và ông Chu Ngọc Anh - cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

Những hành động trên cũng đã khẳng định chống tham nhũng là quyết tâm chỉnh đốn Đảng, chứ không phải là màn kịch đập chuột. Cứ sau mỗi kỳ Đại hội Đảng, công tác chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ngày một quyết liệt hơn. Có thể nói “lò lửa” đốt những thanh củi tham nhũng, cả khô cả tươi, ngày càng cháy rực.

Trước đó, cũng liên quan tới công tác chống tham nhũng, các thế lực thù địch còn xuyên tạc cả Quy định số 37-QĐ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Những điều đảng viên không được làm”. Quy định 37 được đưa ra để đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới. Thế nhưng, dưới con mắt của các thế lực phản động, ví dụ như trên trang của Việt Tân, RFA hay Việt Nam thời báo, thì Quy định 37 “chỉ đóng vai trò tuyên truyền, tô vẽ hình ảnh cho một đảng Cộng sản”. Hơn nữa, các luận điệu suy diễn còn cho rằng các quy định này chồng lấn pháp luật, vì những điều ấy pháp luật cũng cấm rồi, Đảng viên cũng là công dân, thêm điều cấm là Đảng đứng trên, đứng ngoài pháp luật, vi phạm Hiến pháp.

Có thể khẳng định giọng suy diễn kiểu như trên là nông cạn, cố tình tô đen, bôi xấu. Ai cũng biết bất kỳ tổ chức, cơ quan, đoàn thể nào, dù lớn hay nhỏ, cũng đều có các điều lệ, quy định riêng phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động. Đảng cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, nói Quy định 37 đứng ngoài pháp luật là hoàn toàn sai.

Hơn nữa, việc chỉnh sửa, xóa bỏ điều này, thêm điều kia vào các điều lệ, quy định là điều hoàn toàn bình thường để phù hợp với yêu cầu mới khi tình hình thay đổi. Do đó, củng cố công tác chỉnh đốn Đảng thông qua Quy định 37 là điều hết sức cần thiết, nhằm siết chặt những kẽ hở, bịt những lỗ hổng mà các Đảng viên tha hóa lợi dụng. Trái với những suy diễn nói trên, Quy định 37 về những điều Đảng viên không được làm thực chất là một bước xây dựng, chỉnh đốn Đảng cần thiết. Cần thiết là bởi dù Đảng ta tích cực chỉnh đốn, nhưng như Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng khoa học cơ quan Đảng nhận xét, dù có chuyển biến nhưng so với yêu cầu vẫn chưa được, nhiều Đảng viên chưa nhận thức đầy đủ, thiếu gương mẫu. Do đó, Quy định 37 là tấm gương để Đảng viên tự soi mình, sửa mình.

Tóm lại, mỗi cá nhân, đặc biệt là Đảng viên, cần phải tỉnh táo nhận diện những chiêu trò xuyên tạc, suy diễn của thế lực phản động. Điều này vừa khó lại vừa dễ. Khó vì đôi khi các luận điệu được lồng ghép, cài cắm tinh vi, nghe có vẻ hợp lý, khiến người tiếp nhận thông tin dễ ngả theo nếu không cảnh giác. Dễ là vì nếu lập trường vững vàng thì ta có thể nhanh chóng nhận ra rằng sự thật vẫn là sự thật, không thể bị bóp méo bằng câu chữ quanh co.

Thùy Dương

Đánh 'giặc trong lòng'

Chỉ trong vòng ít ngày, Đảng đã mất đi một số đảng viên từng giữ những chức vụ quan trọng, Chính phủ đã mất đi một số cán bộ chủ chốt. Nếu tính trong khoảng nửa năm qua, có đến hàng chục cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến địa phương đã ‘nhúng chàm’ liên quan đến vụ án Việt Á.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Chống tham nhũng,
  • luận điệu xuyên tạc,
  • việt tân,
  • hội nghị trung ương đảng,
  • quy định 37,
  • tham nhũng,
  • xây dựng chỉnh đốn đảng,

Dựng cảnh hay bóp méo sự thật?

Những ngày gần đây, khi một phóng sự phát trong chương trình “Chuyển động 24h” do Trung tâm Tin tức VTV24 sản xuất bị chỉ trích có chi tiết dàn dựng cảnh phá rừng ở Đắk Lắk, vấn đề đạo đức và pháp lý trong tác nghiệp truyền hình lại một lần nữa được đặt ra…

  • VTV có dàn cảnh phóng sự phá rừng?

  • VTV lên tiếng về phóng sự điều tra phá rừng ở Đắk Lắk

  • VTV dàn dựng cảnh phá rừng để làm phóng sự?

Trước đó mấy năm, phóng sự truyền hình “Ai chắp cánh cho thần chết?” của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Định đoạt giải B giải báo chí tỉnh và được phát trên VTV cũng bị nhân vật trong phóng sự tố cáo dàn dựng. Sau khi kiểm tra làm rõ, tác phẩm này bị rút giải thưởng.

Phóng sự ấy ghi hình 2 thương binh, người cụt cả hai chân, người cụt tay nhưng vẫn lái ô tô chạy bon bon trên đường. Lời bình nhấn mạnh: “Cả hai đều được cấp bằng lái ô tô”. Chỉ vì muốn phản ánh tình trạng xuống cấp trong hoạt động đào tạo cấp bằng lái ô tô mà tác giả lừa dối nhân vật, dàn dựng bối cảnh sai bản chất, thông tin sai sự thật [thực tế những thương binh này không có giấy phép lái xe và bị cấm lái xe].

Tình huống trên đã vi phạm nguyên tắc thu thập và xử lý thông tin trong tác nghiệp truyền hình, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc đạo đức báo chí. Dù có nhân danh những mục đích đúng đắn, lớn lao khi thực hiện phóng sự, các tác giả ấy cũng không thể biện minh cho phương pháp tác nghiệp sai trái như vậy.

Thực ra, trong tác nghiệp truyền hình, việc nhà báo nhờ nhân vật hỗ trợ, hợp tác để ghi hình là phổ biến. Ngay cả trong việc dựng cảnh như thế cũng phải tuân thủ nguyên tắc chung là không bóp méo sự thật, tôn trọng logic và nhân vật trong phóng sự biết rõ mục đích ghi hình, ý đồ tác phẩm. Thủ pháp dựng cảnh trong tác nghiệp truyền hình thường rơi vào những tác phẩm có nội dung biểu dương, ca ngợi, tích cực.

Dàn dựng cũng là thủ pháp trong truyền hình [từ “dàn dựng” ban đầu không mang nghĩa tiêu cực], được dùng nhiều trong phim tài liệu. Ví dụ làm phim tài liệu lịch sử, khi không có hình ảnh tư liệu, đạo diễn phải tái tạo hiện thực. Hoặc khi làm phóng sự về một vụ án, tác giả có thể tái hiện hành vi của kẻ phạm tội bằng cách dàn dựng nhưng trong trường hợp này, cách xử lý ngôn ngữ hình ảnh của đạo diễn [chuyển thành đơn sắc, dùng ngôn ngữ dựng hình, ghi chú thích bằng dòng văn bản…] giúp khán giả vẫn biết được đó là những hình ảnh được dàn dựng, tái hiện.

Tuy nhiên, khi phản ánh một nội dung tiêu cực, khi muốn dùng hình ảnh để chứng minh những hành vi sai trái, xấu xa, nhà báo phải sử dụng thủ pháp điều tra để ghi hình đúng sự thật. Không ai có thể hợp tác với nhà báo để bôi xấu chính mình trên truyền thông. Khi nhà báo nhân danh các mục đích nào đó để lợi dụng nhân vật của mình thì đó là gài bẫy, là ứng xử nhẫn tâm, là vi phạm pháp luật và đạo đức, có trường hợp thậm chí bị khởi tố hình sự.

Dàn dựng chỉ có thể là thủ pháp báo chí khi nó phản ánh đúng bản chất sự kiện; khi công chúng truyền thông hiểu được thông điệp, đồng thời nhận rõ đó là hình ảnh tái tạo, hình ảnh được sắp xếp; khi nhân vật biết rõ mục đích của việc chụp, ghi và tác phẩm không gây tác hại cho họ. Nhân danh mục đích tốt để biện minh cho việc “dàn dựng” bóp méo sự thật không chỉ vi phạm đạo đức nghề báo mà còn vi phạm pháp luật.

PHAN VĂN TÚ

Video liên quan

Chủ Đề