Bức ảnh đầu tiên nào được chính phủ pháp tuyên bố là phát minh đầu tiên trên thế giới?

12 tháng 5 2022

Bức ảnh đầu tiên nào được chính phủ pháp tuyên bố là phát minh đầu tiên trên thế giới?
Bức ảnh đầu tiên nào được chính phủ pháp tuyên bố là phát minh đầu tiên trên thế giới?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội ngày 25/8/2021 (ảnh minh họa)

Phát biểu tại Trung tâm CSIS ở Washington ngày 11/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chọn chính nghĩa thay vì chọn bên.

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) là một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Mỹ về chiến lược, chính sách đối ngoại và các vấn đề quốc tế. Hồi tháng Bảy năm 2013, CSIS đã đón tiếp Chủ tịch nước Việt Nam lúc đó là Trương Tấn Sang và ông Sang cũng có bài diễn văn tại CSIS.

Trong bài diễn văn của mình, người đứng đầu chính phủ Việt Nam khẳng định tính độc lập, tự chủ của Việt Nam ở khía cạnh ngoại giao.

Kỳ vọng gì vào Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN?

'Độc lập' của Việt Nam nghĩa là gì?

Khi nhắc đến chính sách ngoại giao của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định:

"Giữa độc lập và phụ thuộc, chúng tôi luôn chọn độc lập với tinh thần 'không có gì quý hơn độc lập tự do' của Chủ tịch Hồ Chí Minh; giữa thương lượng và đối đầu, chúng tôi chọn thương lượng; giữa đối thoại và xung đột, chúng tôi chọn đối thoại; giữa hòa bình và chiến tranh, chúng tôi chọn hòa bình; giữa hợp tác và cạnh tranh, chúng tôi chọn hợp tác, còn cạnh tranh phải lành mạnh, bình đẳng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau," ông nói.

Theo ông, "Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc, bình đẳng, tất cả cùng có lợi, cùng thắng".

Chính sự độc lập của mình, Việt Nam trở thành cầu nối cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa các nước.

"Việt Nam từng là địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai. Trong vấn đề Ukraine, Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực, sáng kiến của cộng đồng quốc tế trong tạo điều kiện để các bên đối thoại, tìm kiếm giải pháp lâu dài, bền vững. Việt Nam đã hỗ trợ nhân đạo 500.000 USD cho Ukraine," ông Chính dẫn chứng.

Vì sao đến giờ Việt Nam mới hỗ trợ nửa triệu USD cho Ukraine?

Ukraine ‘biết ơn chính phủ, nhân dân Việt Nam giúp đỡ’

Ông Phạm Minh Chính nói Việt Nam cũng sẵn sàng đối thoại, hợp tác để xử lý các khác biệt, bất đồng, bảo đảm hài hòa lợi ích và giải quyết thỏa đáng các mối quan tâm của các đối tác, quốc gia, cộng đồng quốc tế.

Bỏ qua YouTube tin, 1Chụp lại video, Cảnh báo: Nội dung bên thứ ba có thể có quảng cáo

Cuối YouTube tin, 1

Trước đó, trong ba cuộc bỏ phiếu lớn về Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA), quan điểm của Việt Nam trong mỗi lần biểu quyết đều giống hệt Trung Quốc: Lần đầu tiên là nhằm lên án cuộc xâm lược - Việt Nam đã bỏ phiếu trắng. Lần thứ hai là yêu cầu bảo vệ dân thường - Việt Nam lại bỏ phiếu trắng. Lần thứ ba, vào ngày 7/4, là tạm thời đưa Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc - Việt Nam bỏ phiếu chống.

Chính vì điều này, nhiều người hồ nghi về tính "độc lập" của Việt Nam trong việc bỏ phiếu.

Về vấn đề "độc lập" trong ngoại giao, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương trước đó giải thích với BBC:

"Về mặt chính thống, từ trước tới nay, Việt Nam vẫn xoay quanh chính sách đối ngoại gọi là "độc lập", nghĩa là Việt Nam đưa ra các quyết định chính sách dựa trên lợi ích quốc gia là chủ đạo chứ không dựa vào quan điểm của phương Tây, Nga hay Trung Quốc," ông Phương biện giải.

Một số chính trị gia, tướng lĩnh về hưu như Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng từng nói: "Việt Nam không trung lập, Việt Nam độc lập."

"Hướng độc lập thứ hai đó là việc Việt Nam không chọn phe. Sự độc lập còn thể hiện ở chính sách quốc phòng bốn không: Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Đây là độc lập về mặt quốc phòng và an ninh," ông Phương lý giải.

Mối quan hệ với Hoa Kỳ

Ngoài việc nêu rõ lập trường ngoại giao của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính còn cho rằng quan hệ Việt - Mỹ đã phát triển vượt bậc sau gần ba thập niên bình thường hóa quan hệ.

Thủ tướng cho biết Việt Nam luôn mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Mỹ trên cơ sở chân thành, tiếp tục củng cố lòng tin, trách nhiệm của cả hai bên.

"Để hoàn thành các mục tiêu phát triển của quốc gia, Việt Nam không thể đi một mình. Muốn đi xa phải có bạn bè," Thủ tướng nói khi đề cập đến quan hệ Việt - Mỹ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và sẵn sàng cùng Hoa Kỳ thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện tiếp tục phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau.

"Không phải bây giờ Việt Nam mới thể hiện mong muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Trong Thư gửi Tổng thống Harry Truman ngày 16/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ," ông Chính tỏ bày.

Bức ảnh đầu tiên nào được chính phủ pháp tuyên bố là phát minh đầu tiên trên thế giới?
Bức ảnh đầu tiên nào được chính phủ pháp tuyên bố là phát minh đầu tiên trên thế giới?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Văn phòng Chính phủ VN tại Hà Nội, hồi 25/8/2021

Ông đề cập ba lĩnh vực quan trọng có nhiều tiềm năng hợp tác giữa hai nước là tăng trưởng xanh, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, vốn là những lĩnh vực có thế mạnh hàng đầu thế giới của Mỹ.

Thủ tướng Chính nhấn mạnh vào "sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng để giải quyết những vấn đề đặt ra với thế giới hiện nay".

Sinh năm 1958, ông Phạm Minh Chính trở thành Ủy viên Bộ Chính trị từ khóa XII năm 2016 tới nay.

Ông giữ chức Thủ tướng Chính phủ Việt Nam từ tháng Tư 2021.

Quan hệ Việt - Mỹ đã phát triển và đạt nhiều thành tựu trong những năm qua. Hai nước xác lập quan hệ đối tác toàn diện năm 2013 và Mỹ tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam năm 2016.

48 giờ Kamala Harris ở Hà Nội: Ngắn ngủi nhưng tác động lâu dài

Bà Kamala Harris thăm Việt Nam, nhấn mạnh ưu tiên gì về ngoại giao của Mỹ?

Chuyến thăm của bà Kamala Harris: Việt Nam có muốn nâng cấp quan hệ với Mỹ?

Tính đến cuối tháng 4, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN với kim ngạch ước đạt 35,7 tỉ USD, chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Mỹ.

Tính đến tháng 3, đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam đạt 10,3 tỷ USD, đứng thứ 11 trong 141 nước và vùng lãnh thổ có FDI tại Việt Nam, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Nhiều nhà quan sát cũng đánh giá Việt Nam là đối tác quan trọng đối với Mỹ trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương. Chính vì vậy, quan chức cấp cao của chính quyền Biden gồm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đều đến thăm Việt Nam và Singapore trong các chuyến công du đầu tiên đến Đông Nam Á.

Nguyễn Khắc Giang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Victoria Wellington, New Zealand thì bình luận:

"Để thúc đẩy mối quan hệ với Mỹ và các nước đồng minh hiệu quả hơn nữa, Hà Nội cần vượt qua một rào cản vô hình: hệ giá trị. Chủ nghĩa đa phương dựa trên lợi ích chung mà Việt Nam đang theo đuổi phù hợp với một thế giới hòa bình, nhưng không có nhiều ý nghĩa trong một thế giới bất định và rủi ro hơn."

Điểm lại những cột mốc quan trọng trong mối quan hệ Việt - Mỹ: