C to c là gì

C2C là gì? Toàn bộ kiến thức liên quan đến C2C trong kinh doanh

I. Mô hình C2C là gì? Đặc điểm của mô hình C2C trong hoạt động kinh doanh

1. Định nghĩa

C2C là viết tắt của cụm từ Consumer to Consumer trong tiếng Anh.

C2C là 1 mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa người mua và người bán sử dụng 1 nền tảng thứ 3 thông qua mạng Internet để tạo ra lợi nhuận, trong đó cá nhân người mua và người bán đều là những khách hàng sử dụng các cách khác nhau để mua bán các sản phẩm họ chứ không phải doanh nghiệp.

C2C là gì?

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều cách để thực hiện mô hình C2C giữa các cá nhân với nhau, tất cả đều thông qua mạng Internet làm môi trường để trao đổi thông tin và giao dịch sản phẩm.

2. Đặc điểm

Ưu điểm:

  • Có cơ hội tìm được các sản phẩm mà không được bán ở các nơi khác như là đồ cổ.
  • Khách hàng được hưởng lợi nhiều hơn từ sự cạnh tranh cho các sản phẩm.
  • Tỉ suất lợi nhuận cao do việc định giá từ khách hàng do sản phẩm không có nhà bán lẻ, nhà bán buôn.

Nhược điểm:

  • Thiếu kiểm soát chất lượng sản phẩm, các đảm bảo trong khâu thanh toán.
  • Có ít sự hỗ trợ cho các giao dịch thẻ tín dụng, dễ bị lừa hoặc mất tiền.

Giải pháp: Nhờ sự xuất hiện của Paypal và các hệ thống thanh toán khác trong những năm qua đã giúp đơn giản hóa các thanh toán trên nền tảng C2C, giảm thiểu các trường hợp bị mất mát thông tin cũng như tiền của khách hàng.

II. Các ví dụ về mô hình bán hàng C2C

1. Đấu giá

Đây là kiểu mô hình giao dịch C2C dưới hình thức đấu thầu đấu giá các sản phẩm, hàng hóa giữa người mua và người bán có nhu cầu với mặt hàng đang được bán.

Hiện nay, các trang thương mại điện tử như eBay, Amazon,… là những cái tên quen thuộc cho phép người chơi tạo hồ sơ để đấu giá các sản phẩm và dịch vụ. Người ra giá cao nhất sẽ có sản phẩm trong tay.

Đấu giá

2. Giao dịch trao đổi

Giao dịch trao đổi trong mô hình C2C chính là kiểu trao đổi thông tin, sản phẩm giữa người dùng. Cho phép người dùng thấy nhau trong giao dịch và trao đổi về thông tin sản phẩm.

Giao dịch trao đổi

3. Dạng dịch vụ hỗ trợ

Đây là dạng mô hình C2C được mọi người rất tin dùng vì sẽ có sự hỗ trợ của bên thứ 3 để bảo đảm cả về chất lượng sản phẩm, độ uy tín, giao dịch thanh toán 1 cách an toàn và nhanh nhất.

Paypal chính là 1 dịch vụ hỗ trợ thanh toán an toàn nên đã được đưa vào mô hình C2C dể hỗ trợ độ tin cậy trong giao dịch.

Dạng dịch vụ hỗ trợ

4. Bán tài sản ảo

Đây là 1 hình thức sử dụng mô hình C2C quen thuộc đối với các gamer. Ở mô hình này, những gamer sẽ bán những vật phẩm mà họ kiếm được trong game và đưa lên sản giao dịch [chợ, phiên đấu giá, giao dịch trực tiếp,…] để trao đổi, buôn bán.

Tuy nhiên, mô hình này không phải là tối ưu và an toàn nhất. Vì chưa có chính sách về các tài sản ảo trong game nên việc mất cắp, bị lừa, người mua không trả tiền,… đã trở nên khá phổ biến. Lúc này, gamer nên tìm 1 trung gian thứ 3 có đủ độ tin cậy để thực hiện các giao dịch trong game.

III. Ví dụ về các trường hợp thực tế của mô hình C2C

Ví dụ: eBayAmazon là hai nhà cung cấp C2C nổi bật trong hoạt động thương mại điện tử. Trong đó:

  • eBay: Là một trang web đấu giá hàng đầu, nơi các cá nhân có thể đưa lên danh sách hàng hóa cho khách hàng đấu thầu.
  • Amazon: Là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, trang web này hoạt động ở cả hai thị trường B2CC2C, nghĩa là nó cho phép doanh nghiệp tiếp thị hàng hóa trực tiếp cho khách hàng và cho phép người dùng tự bán hàng hóa.

eBay và Amazon

Hầu hết các trang web sẽ cho phép khách hàng tự do mua bán. Tuy nhiên, người bán phải trả một khoản phí hoặc hoa hồng. Khoản phí lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc mà người bán yêu cầu.

Ở Việt Nam, Facebook, Shopee, Lazada, Sendo, Tiki, cic32.com.vn, Foody,… là những cái tên quen thuộc trong thị trường B2C và C2C.

Và đó là tất cả những gì có liên quan đến mô hình C2C mà bạn cần biết trong kinh doanh. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Nếu có thắc mắc về điều gì trong bài thì bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Chúc bạn thành công!

Danh mục: Marketing

Nguồn: //www.cic32.com.vn

Hiện nay chúng ta biết tới  một dạng thị trường giao dịch thương mại trực tuyến giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng thông qua một bên thứ ba trong môi trường trực tuyến đó là C2C. Có thể thấy trên thực tế thì thị trường C2C được đánh giá là sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai nhờ khả năng tối ưu chi phí mà nó mang lại.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. C2C là gì?

C2C là một mô hình kinh doanh giữa cá nhân với cá nhân. Đây cũng là lý do khiến tỷ lệ cạnh tranh giữa các kênh trung gian là rất lớn. Đặc biệt, với các loại mặt hàng càng hiếm, độc đáo và có sự giới hạn về số lượng sản phẩm.

C2C là một mô hình kinh doanh, theo đó người tiêu dùng có thể giao dịch với nhau, thông thường trong môi trường trực tuyến. Đây là giao dịch thương mại trực tuyến giữa những người tiêu dùng thông qua một bên thứ ba, chẳng hạn một trang web làm trung gian đấu giá trực tuyến hay bán hàng trung gian.

C2C đại diện cho một thị trường nơi một khách hàng mua hàng hóa từ một khách hàng khác, sử dụng nền tảng bên thứ ba tạo ra để thuận lợi cho giao dịch. Các doanh nghiệp C2C là một loại mô hình mới xuất hiện cùng với công nghệ thương mại điện tử và nền kinh tế chia sẻ.

[Theo cách truyền thống, mọi người sẽ tham gia vào giao dịch C2C khi bán hoặc mua sản phẩm tại chợ trời, nơi mọi người bán đồ cũ, đồ cổ,… Người tiêu dùng cá nhân cũng có thể tương tác thương mại thông qua quảng cáo trên báo.]

2. C2C tiếng Anh đầy đủ là gì?

C2C là viết tắt của cụm từ “Consumer To Consumer”.

3. Đặc điểm và hạn chế của C2C:

3.1. Đặc điểm của C2C:

Khách hàng được hưởng lợi từ sự cạnh tranh cho các sản phẩm và thường tìm thấy các mặt hàng khó tìm thấy ở nơi khác. Ngoài ra, tỉ suất lợi nhuận có thể cao hơn các phương pháp định giá truyền thống cho người bán vì không có nhà bán lẻ hoặc nhà bán buôn.

Tuy nhiên, vấn đề C2C gặp phải là thiếu kiểm soát chất lượng và những đảm bảo trong khâu thanh toán. Trong một số trường hợp, có rất ít sự hỗ trợ cho các giao dịch thẻ tín dụng, mặc dù sự xuất hiện của Paypal và các hệ thống thanh toán khác trong những năm qua đã giúp đơn giản hóa các thanh toán trên nền tảng C2C.

3.2. Doanh thu và tăng trưởng của thị trường C2C:

Các trang web C2C và các nền tảng tương tự kiếm tiền từ phí được tính cho người bán, thêm vào các tính năng quảng cáo và tạo điều kiện cho các giao dịch thẻ tín dụng. Các giao dịch C2C này thường liên quan đến các sản phẩm đã sử dụng được bán thông qua hệ thống phân loại hoặc đấu giá.

Thị trường C2C được dự đoán sẽ phát triển trong tương lai vì hiệu quả chi phí của nó. Chi phí sử dụng của bên thứ ba đang giảm và số lượng sản phẩm được bán bởi người tiêu dùng đang tăng đều đặn. Các nhà bán lẻ coi nó là một mô hình kinh doanh thiết yếu vì sự phổ biến của phương tiện truyền thông xã hội và các kênh trực tuyến khác.

Các kênh này giới thiệu các sản phẩm cụ thể đã được sở hữu bởi người tiêu dùng và tăng nhu cầu, điều này thúc đẩy lưu lượng truy cập trực tuyến tăng lên trên các nền tảng C2C.

Ví dụ: eBay và Amazon.com là hai nhà cung cấp C2C nổi bật. eBay là một trang web đấu giá hàng đầu, nơi các cá nhân có thể đưa lên danh sách hàng hóa cho khách hàng đấu thầu. Amazon.com là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, trang web này hoạt động ở cả hai thị trường B2C và C2C, nghĩa là nó cho phép doanh nghiệp tiếp thị hàng hóa trực tiếp cho khách hàng và cho phép người dùng tự bán hàng hóa.

Hầu hết các trang web sẽ cho phép khách hàng tự do mua bán. Tuy nhiên, người bán phải trả một khoản phí hoặc hoa hồng. Khoản phí lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc mà người bán yêu cầu.

Ở Việt Nam, Facebook, Shopee, Lazada, Sendo.vn, Tiki, Vatgia, enbac, chotot.vn, Zalora, Adayroi, Foody,… là những cái tên quen thuộc trong thị trường B2C và C2C.

3.3. Hạn chế khi kinh doanh theo C2C:

Thứ nhất, Không thể kiểm soát chất lượng sản phẩm:

Về bản chất, mô hình C2C là thị trường giao dịch trực tuyến giữa cá nhân và cá nhân, không hề có sự can thiệp của bên thứ ba. Có nghĩa rằng không một ai có quyền kiểm tra, hay thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm. Chính điều này khiến cho quyền lợi của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm chưa được đảm bảo chắc chắn.

Thứ hai, Tỉ lệ hoàn đơn hàng cao:

Toàn bộ giao dịch và hoạt động đẩy đơn hàng trên kênh thứ 3 sẽ không giúp bạn đảm bảo khả năng thanh toán của người mua nếu là hình thức ship COD. Tất nhiên rằng, bạn hoàn toàn có khả năng bị “boom hàng” với nhiều lý do khác nhau.

Thứ ba, Nguy cơ bảo mật thông tin cá nhân:

Mua sắm trực tuyến là một hình thức mua sắm vô cùng tiện lợi nhưng hình thức này cũng mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự trở ngại. Một trong những vấn đề hàng đầu không thể bỏ qua chính là bảo mật thông tin người dùng.  Nguy cơ tiết lộ thông tin cá nhân có thể đến từ việc thanh toán online và các địa chỉ trên các kênh mua sắm thứ 3. Cả người mua lẫn người bán đều không thể thực hiện được việc kiểm soát những nguy cơ rò rỉ thông tin nếu không đảm bảo vấn đề an ninh mạng.

4. So sánh với mô hình B2C:

B2B và B2C là hai mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay, giúp xây dựng nền kinh tế thị trường, để nền kinh tế vận hành và phát triển. Tuy nhiên, hai mô hình này hoàn toàn khác biệt và bạn cần phân biệt rõ ràng B2B, B2C với nhau.  B2C là bán lẻ sản phẩm trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay khách hàng thì B2B là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp khác  hay nói rằng khách hàng của B2B chính là doanh nghiệp. Sự khác biệt cụ thể giữa B2B và B2C như sau:

Khối lượng hàng hóa giao dịch 

– B2C có khối lượng hàng hóa trong mỗi giao dịch nhỏ, phù hợp với nhu cầu của cá nhân.

– B2B thường xuyên giao dịch với khối lượng hàng hóa lớn gấp nhiều lần.

 Quy trình giao dịch 

– Quy trình giao dịch của B2C tương đối đơn giản và nhanh chóng. Khách hàng chỉ cần thanh toán tiền và nhận hàng.

– Quy trình giao dịch của B2B có phức tạp hơn so với B2C, các doanh nghiệp được yêu cầu phải trải qua nhiều bước trung gian khác nhau cũng như quá trình đàm phán giá cả giữa hai bên, hướng đến mục tiêu xây dựng lòng tin lâu dài với khách hàng là các doanh nghiệp nên thời gian giao dịch thường bị kéo dài tương đối lâu.

Tiếp cận khách hàng

– B2C luôn tiếp cận khách hàng với nguồn dữ liệu lớn và có tỷ lệ chuyển đổi cao.

– Còn các doanh nghiệp B2B thường yêu cầu kỹ năng cao trong quá trình thuyết phục khách hàng là các doanh nghiệp để họ quyết định chọn mua sản phẩm, dịch vụ của mình.

Giá trị lợi nhuận về trong mỗi giao dịch

– Giá trị lợi nhuận thu về sau mỗi giao dịch của loại hình B2C thường rất nhỏ, thậm chí là nhỏ hơn rất nhiều lần so với B2B.

– Giá trị thu về sau mỗi giao dịch của B2B rất lớn bởi khối lượng hàng hóa và giá trị đơn hàng gấp nhiều lần so với B2C.

Điều kiện tạo nên giá trị thương hiệu

– B2C hướng đến khuyến mại và quảng cáo tốt nhất

– B2B hướng đến yêu cầu xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng là các doanh nghiệp, hỗ trợ lẫn nhau.

Khác biệt về đối tượng khách hàng

Khách hàng của các giao dịch B2B là các công ty còn khách hàng của B2C là các cá nhân. Sự khác nhau nằm ở chữ B và C, nếu như đối với B2B thì khách hàng sẽ là các doanh nghiệp, họ mua sản phẩm để tạo ra sản phẩm khác hoặc kinh doanh còn đối với B2B thì khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng [end users]. Xét về tổng thể, các giao dịch B2B phức tạp hơn và đòi hỏi tính an toàn cao hơn.

Khác biệt về đàm phán, giao dịch

Việc bán hàng cho các doanh nghiệp phải bao gồm cả các yếu tố như đàm phán về giá cả, việc giao nhận hàng và xác định quy cách, các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm còn bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng không nhất thiết phải bao gồm tất cả các yếu tố như vậy. Điều này khiến cho các nhà bán lẻ dễ dàng hơn trong việc đưa lên mạng catalog sản phẩm dịch vụ của họ để mở một siêu thị trực tuyến. Đó cũng chính là lý do tại sao những ứng dụng Thương mại điện tử B2B đầu tiên được phát triển chỉ cho những hàng hóa và sản phẩm hoàn chỉnh, đơn giản trong khâu mô tả đặc tính và định giá.

Khác biệt về vấn đề tích hợp

Các công ty trong Thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ thống của họ với hệ thống của khách hàng. Trái lại các công ty khi bán hàng cho các doanh nghiệp [B2B] cần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giao tiếp được với nhau mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người dẫn đến nhu cầu phải tích hợp hệ thống của doanh nghiệp bán hàng và doanh nghiệp mua hàng.

Khác biệt về quá trình làm Marketing

Marketing hướng tới doanh nghiệp [B2B] và hướng đến người tiêu dùng [B2C] là khác nhau. Một số người nghĩ rằng marketing là marketing và cho dù bạn đang tiếp thị đến người tiêu dùng hay đang tiếp thị đến các doanh nghiệp thì bạn vẫn chỉ là đang tiếp thị đến con người mà thôi. Vâng, họ đều là con người nhưng một cá nhân riêng lẻ mua một sản phẩm cho bản thân họ so với mua cho công ty của họ là khi họ đang có những kinh nghiệm, trải nghiệm, cảm xúc rất khác nhau.

Trong thực tế, có những khác biệt sâu sắc mà bạn phải ghi nhớ khi phát triển các hoạt động tiếp thị của bạn. B2B phụ thuộc vào những nỗ lực tiếp thị xây dựng mối quan hệ. Sử dụng chiến lược tập trung vào người tiêu dùng để chinh phục thị trường kinh doanh B2B sẽ chỉ làm lãng phí ngân sách của bạn. Thậm chí trong một số trường hợp, nó có thể làm bạn mất đi khách hàng.

Khác biệt về quá trình bán hàng

Mục tiêu cuối cùng của Marketing B2C là chuyển đổi người ghé thăm cửa hàng hay website của bạn thành những người mua hàng xông xáo và kiên định thật sự. Các công ty B2C sử dụng nhiều hơn các hoạt động khuyến khích bán hàng như là phiếu giảm giá, sự trưng bày, các cửa hàng và những lời chào hàng để giành được thị trường mục tiêu.

Mục đích của Marketing B2B là chuyển đổi những người tiềm năng thành khách hàng nhưng quá trình này lâu hơn và nhiều phức tạp hơn với B2C. Một công ty B2B cần tập trung vào xây dựng mối quan hệ và quảng bá bằng cách sử dụng những hoạt động tiếp thị tạo ra những dẫn dắt có thể được duy trì trong chu trình bán hàng.

Video liên quan

Chủ Đề