Sữa để trong bình hâm được bao lâu

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Tại sao cần ủ ấm, ủ nóng sữa công thức sau khi pha?

Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho con yêu khi mới chào đời cho tới năm 2 tuổi. Do đó, nếu mẹ có thể cho bé bú hoàn toàn 100% được là tốt nhất. Vì một lý do cấp thiết nào đó không thể cho bé bú mẹ và mẹ phải sử dụng sữa công thức cho bé thì sẽ không tránh khỏi có những lúc bé nhả nhớn không chịu ti bình. Đã mất công pha sữa công thức xong mà bé không chịu bú, mẹ lại phải tìm cách để bảo quản sữa sao cho sữa không bị hỏng mà bé vẫn sử dụng được cho cữ bú ngay kế tiếp.

Thông thường sữa công thức sau pha sẽ đạt nhiệt độ 37 – 40 độ C tương đương với sữa mẹ trong lồng ngực khi cho em bé bú trực tiếp. Để sữa công thức sau pha luôn đạt nhiệt độ này bạn sẽ cần ủ nóng sữa bằng một vài phương pháp như túi ủ, máy hâm, nước nóng,… Nếu ủ đúng kỹ thuật thì chất dinh dưỡng trong sữa công thức đã pha vẫn đảm bảo, em bé vẫn có thể sử dụng ngay trong cữ sữa kế tiếp mà không cần pha lại hay bỏ đi gây lãng phí cho túi tiền của mẹ.

Sữa công thức ủ nóng để được bao lâu?

Theo khuyến cao từ các chuyên gia thì sữa công thức sau khi pha xong chỉ nên cho bé bú ngay trong khoảng 1 – 2 giờ ở nhiệt độ thường. Nếu để quá lâu ngoài môi trường thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm hỏng sữa. Nếu mẹ sử dụng các phương pháp ủ nóng bằng túi giữ nhiệt hoặc bình hâm sữa thì sữa công thức sau pha sẽ để được khoảng 4 – 5 tiếng. Trước khi cho bé sử dụng mẹ vẫn nên kiểm tra chất lượng sữa xem trong sữa đã pha có sủi bọt không. Nếu có sủi bọt vì lý do bất kể nào đó thì mẹ đừng nên tiếc mà hãy dứt khoát bỏ ngay phần sữa công thức đó đi để đảm bảo cho hệ tiêu hóa của em bé nhà mình luôn khỏe mạnh nhé!

Một số cách ủ nóng, ủ ấm sữa công thức phổ biến

Trong số các mẹ bỉm sữa sử dụng sữa công thức cho con phải chiếm tới 60% các mẹ chưa biết cách ủ nóng hay ủ ấm sữa công thức đã pha đúng cách gây mất chất dinh dưỡng trong sữa và nguy hiểm hơn có thể gây hại cho hệ tiêu hóa non nớt của con. Với 4 cách ủ nóng, ủ ấm sữa sau, Websosanh.vn tin rằng mẹ sẽ tự tin hơn trong việc bảo quản sữa đã pha và chăm con an toàn:

1. Ủ nóng sữa công thức trong bình hay túi ủ

Bình giữ nhiệt hay túi giữ nhiệt là một vật dụng hỗ trợ đắc lực trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức. Đây là các dụng cụ có chức năng bảo quản giữ nóng hoặc giữ lạnh cho sữa trữ được đảm bảo nhiệt độ nhất định khi mẹ ra ngoài, chưa dùng tới sữa ngay.

Ủ nóng sữa công thức trong bình hay túi ủ

Sau khi pha sữa công thức xong, nhiệt độ sữa sau pha vẫn còn nóng khoảng 50 – 70 độ C tùy khoảng nhiệt độ pha khuyến cáo từ hãng. Nếu mẹ đã để nguội mà bé không bú bạn có thể tìm cách ủ nóng khác. Còn nếu mẹ có việc cần kíp phải ra ngoài cần ủ nóng sữa mang theo thì mẹ có thể bỏ ngay bình sữa công thức đã pha vào bình hoặc túi giữ nhiệt đóng nắp chặt và mang theo bên mình cho tới khi cần sử dụng mới mở ra. Hãy đảm bảo chèn kỹ để sữa đặt trong đó không bị đổ khi mẹ di chuyển cùng con bên ngoài nhé!

2. Ủ ấm sữa công thức bằng máy hâm sữa

Trường hợp mẹ cho con bú bình tại nhà mà bé không chịu hợp tác và mẹ có sẵn máy hâm sữa thì có thể vặn nút điều chỉnh ở nhiệt độ ủ ấm sữa rồi đặt bình sữa công thức đã pha vào đó. Khi nhiệt độ giảm, máy hâm sữa sẽ tự động bật lại giúp mẹ giữ sữa đã pha trong khoảng 4 – 5 tiếng luôn sẵn sàng cho bé sử dụng khi muốn bú trong cữ kế cận.

Ủ ấm sữa công thức bằng máy hâm sữa

3. Ủ ấm sữa công thức bằng nước nóng

Nếu không có bình ủ cũng chẳng có máy hâm sữa thì bạn có thể ủ ấm sữa theo cách truyền thống là cho bình sữa công thức đã pha vào một bát nước nóng. Tuy nhiên cách này không đảm bảo sữa để được lâu. Bạn chỉ nên ủ ấm sữa và sử dụng ngay trong vòng 1 – 2 tiếng thôi nhé!

4. Cách ủ sữa công thức đã pha trong tủ lạnh

Một cách phổ biến hơn luôn được hầu hết các mẹ sử dụng đó là bé không uống thì cho ngay bình sữa đã pha vào tủ lạnh, lúc bé muốn uống thì lấy ra hâm lại theo 1 trong 3 cách trên. Tuy nhiên mẹ cũng lưu ý rằng, nếu bình sữa chưa được bé sử dụng thì có thể để được 24 giờ còn bình sữa bé đã nhấp miệng rồi không tu thì sẽ chỉ được 4 – 6 giờ thôi. Sau khoảng thời gian này mẹ nên bỏ phần sữa không dùng đi đừng tiếc mà hại tới con. Một lưu ý nữa là nếu bé dùng ngay cữ kế tiếp thì mẹ cũng không cần bỏ tủ lạnh làm gì vì bỏ tủ lạnh rồi hâm nóng quá trình nóng lạnh này sẽ khiến sữa đã pha nhanh bị mất chất, thậm chí biến chất không có lợi cho con.

Skip to content

Ủ ấm sữa mẹ là việc làm phổ biến, nhưng phần lớn các mẹ đều chưa biết sữa mẹ ủ ấm ở 40 độ để được bao lâu là tốt nhất. Bên cạnh đó, kỹ thuật ủ sữa mẹ của nhiều chị em còn chưa chuẩn, dẫn đến việc hao hụt nhiều dưỡng chất, thậm chí gây nguy hiểm cho trẻ khi bú dòng sữa này.

Sữa mẹ ủ ấm ở 40 độ để được bao lâu?

Tại sao cần ủ ấm, ủ nóng sữa mẹ?

Rất nhiều bà mẹ thắc mắc sữa mẹ ủ ấm, ủ nóng 40 độ để được bao lâu. Nhưng trước khi giải đáp câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao lại cần ủ ấm sữa nhé!

Sữa mẹ khi vừa thoát ra khỏi bầu ngực có nhiệt độ khoảng 37 độ C [hoặc hơn một chút, tùy vào nhiệt độ cơ thể của người mẹ]. Ở mức nhiệt này, sữa mẹ không quá nóng nhưng vẫn đủ ấm, thích hợp hoàn toàn với vị giác và dạ dày của trẻ.

Cho trẻ bú mẹ trực tiếp luôn luôn là điều tốt nhất để đảm bảo vệ sinh và chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Nhưng trong một số trường hợp, con không thể bú mẹ trực tiếp, hoặc sữa mẹ vắt ra không thể cho con bú ngay, người ta có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để bảo quản sữa mẹ, một trong số đó là ủ ấm sữa mẹ ở 40 độ C. Mẹ lưu ý, nếu không bảo quản sữa đúng cách, sữa sẽ bị hỏng, những cố gắng trong việc gọi sữa về sẽ không có hiệu quả.

Ủ ấm sữa mẹ nếu đúng kỹ thuật có thể vừa giữ được độ ấm cần thiết, tránh hao hụt những dưỡng chất thiết yếu, lại vừa giúp sữa không bị hỏng trong một thời gian nhất định.

Ủ ấm, ủ nóng sữa mẹ ở 40 độ C giúp giữ độ ấm và dinh dưỡng trong sữa mẹ

Sữa mẹ ủ ấm 40 độ để được bao lâu?

Trên thực tế, sữa mẹ ủ ấm có thể giữ được nhiệt độ ổn định khá lâu, thậm chí sau 4 – 5 tiếng mà vẫn ấm. Nhiều mẹ không biết sữa mẹ ủ ấm, ủ nóng 40 độ để được bao lâu sẽ rất dễ lầm tưởng sữa này vẫn còn tốt. Nếu sử dụng sữa này cho con bú ngay, con rất dễ bị tiêu chảy.

Thật ra, ủ ấm sữa nếu không dùng ngay sẽ càng làm sữa dễ hỏng hơn, vì nhiệt độ ấm nóng sẽ tạo ra môi trường lý tưởng để các vi khuẩn phát triển. Do đó, sữa ủ ấm, ủ nóng ở 40 độ C chỉ nên giữ trong 1 giờ đầu. Sau thời gian đó, sữa này phải đổ bỏ, không được cho con bú, cũng không được tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh.

Một số cách ủ sữa mẹ phổ biến

Ủ sữa mẹ có nhiều cách, có thể ủ nóng hoặc ủ lạnh. Mabio xin giới thiệu đến mẹ một số kỹ thuật ủ sữa mẹ phổ biến nhất hiện nay.

Ủ nóng sữa mẹ trong bình, túi ủ

Bình ủ, túi ủ sữa mẹ ở đây có thể là bình giữ nhiệt hoặc bình ủ, túi ủ chuyên dụng. Những thứ này, bà mẹ có thể dễ dàng tìm mua tại các siêu thị hoặc cửa hàng bán đồ dành cho mẹ và bé.

Bình ủ sữa giúp giữ ấm sữa mẹ trong một thời gian nhất định

Đương nhiên là dụng cụ chuyên dụng sẽ cho hiệu quả cao hơn, nhưng nếu không có điều kiện thì bà mẹ có thể tận dụng các loại bình, túi giữ nhiệt cũng được.

Để ủ nóng sữa mẹ bằng bình/túi ủ sữa, trước hết bà mẹ cần vắt hút sữa ra túi trữ sữa hay bình đựng sữa đã được tiệt trùng trước bằng nước nóng. Sau đó, đậy kín nắp và đưa vào bình/túi ủ ngay khi sữa vẫn còn ấm nóng. Lưu ý, không vắt trực tiếp sữa vào bình giữ nhiệt.

Ủ ấm sữa mẹ bằng máy

Máy ủ sữa mẹ là một loại thiết bị được thiết kế khá đơn giản nhằm mục đích giữ ấm sữa mẹ trong thời gian nhất định. Máy ủ sữa cũng có thể dùng để hâm nóng sữa nếu trước đó sữa đã được trữ đông trong tủ lạnh.

Ủ ấm sữa mẹ bằng máy đơn giản hơn nhiều so với việc sử dụng bình hay túi ủ sữa mẹ. Bà mẹ chỉ cần vắt sữa vào bình, sau đó đưa bình sữa vào máy ủ và bật công tắc hoặc cắm điện là được.

Ủ sữa mẹ bằng nước nóng

Trong trường hợp không có bình ủ sữa, cũng không có máy ủ sữa thì bà mẹ có thể thực hiện cách ủ sữa mẹ bằng nước nóng.

Ủ sữa mẹ bằng nước nóng cũng là cách làm phổ biến

Cách thực hiện cũng đơn giản, bà mẹ vắt sữa vào bình, đóng kín nắp. Sau đó, đặt bình sữa vào bát nước ấm 40 độ C rồi đặt vào nồi, đậy kín nắp. Tuy nhiên nếu áp dụng cách này, bà mẹ cần thay nước thường xuyên vì nước thường bị mất nhiệt khá nhanh.

Ủ sữa mẹ bằng nước nóng cũng chỉ nên dùng trong trường hợp cần giữ sữa ấm trong khoảng 20 phút đổ lại, nếu kéo dài đến 1 tiếng sẽ không đảm bảo được chất lượng sữa như ban đầu.

Cách ủ sữa mẹ trong tủ lạnh

Ủ sữa mẹ trong tủ lạnh được coi là biện pháp được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả khá cao. Tuy không giữ được độ ấm của sữa nhưng nó lại đảm bảo được tính vệ sinh, cũng như gìn giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao có trong sữa mẹ.

Cách ủ sữa mẹ trong tủ lạnh cũng rất đơn giản. Bà mẹ chỉ cần vắt hút sữa vào bình hoặc túi trữ, sau đó bảo quản vào ngăn mát hoặc ngăn đá. Lưu ý nên trữ vào từng túi/bình một lượng bằng với cữ bú của con và ghi rõ ngày, tháng để nắm được hạn sử dụng của sữa.

Trong trường hợp ủ sữa trong tủ đá, bà mẹ có thể vắt từng chút một tích vào túi rồi để dưới ngăn mát, đến cuối ngày mới để lên ngăn đá để tiết kiệm túi/bình đựng sữa mẹ.

Trên đây là câu trả lời về việc sữa mẹ ủ ấm, ủ nóng 40 độ để được bao lâu và một số cách ủ sữa cơ bản. Nếu ủ sữa đúng cách mẹ sẽ 

mẹ còn bất cứ thắc mắc gì về sữa mẹ, đừng ngại để lại bình luận ngay phía dưới bài viết để được tư vấn miễn phí nhé!

MẸ ĐÃ ĐỦ SỮA CHO CON BÚ CHƯA?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Mẹ CẦN cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.

Trong thời gian 6 tháng đầu đời, hãy cố gắng tích trữ sữa để sau này khi mẹ phải đi làm, con vẫn được bú những dòng sữa mẹ ngọt ngào nhé! Ngoài việc lấy lại dòng sữa dạt dào, mẹ cần cố gắng để đảm bảo dòng sữa sánh đặc, thật nhiều dưỡng chất cho con. Nhiều mẹ dù sữa nhiều những lại gặp phải tình trạng sữa loãng, trong khiến bé dù bú mẹ hoàn toàn những tăng cân vẫn rất chậm.

Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng thiếu sữa, ít sữa hay sữa loãng, nóng hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ nâng cao số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP [số cấp phép 5553/2020/ĐKSP].

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc [hoặc đục] sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin [C, D,…] cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con [lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé].

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề