C11 viện kiểm sát tối cao là gì năm 2024

Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được căn cứ theo Điều 42 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:

Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Cơ quan điều tra;
d) Các cục, vụ, viện và tương đương;
đ) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác;
e) Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác.

Theo quy định nêu trên thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

- Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

- Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;

- Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên;

- Công chức khác, viên chức và người lao động khác.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được căn cứ theo Điều 41 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao.
3. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.

Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

C11 viện kiểm sát tối cao là gì năm 2024

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm có những ai? Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao? (Hình từ Internet)

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao do ai bầu?

Thẩm quyền bầu Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được căn cứ theo khoản 1 Điều 62 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
2. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định tại Điều 63 Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:

Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao là một chức danh tư pháp ở Việt Nam. Chức danh này do Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm. Đây cũng là ngạch kiểm sát viên cao nhất trong bốn ngạch kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân Việt Nam, ba ngạch thấp hơn còn lại là kiểm sát viên sơ cấp, kiểm sát viên trung cấp, và kiểm sát viên cao cấp, ba ngạch này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm. Theo điều 93, chương V, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, thì số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không quá 19 người.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm[sửa | sửa mã nguồn]

Theo điều 80, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, cần có các tiêu chuẩn sau để được bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:

  1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
  2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
  3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
  4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014
  5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  6. Đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 5 năm
  7. Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  8. Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Theo mục 2, điều 80, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên, có đủ các tiêu chuẩn ở trên trừ chưa là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 5 năm, thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu cần thiết.

Nhiệm kì[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng như các ngạch kiểm sát viên khác, điều 82 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định "Kiểm sát viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 5 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm."

Tuổi nghỉ hưu[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao được nghỉ hưu ở tuổi 65.