Các chính sách về khoa học công nghệ

Chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ được quy định tại Điều 6 Luật Khoa học và Công nghệ 2000, theo đó:

1. Nhà nước xây dựng và thực hiện các chính sách và biện pháp sau đây để phát triển khoa học và công nghệ:

- Bảo đảm để khoa học và công nghệ là căn cứ và là một nội dung quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh;

- Đầu tư xây dựng và phát triển năng lực nội sinh, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài về khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác quốc tế; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực khoa học và công nghệ;

- Bảo đảm sự phát triển ổn định, liên tục cho nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, nhất là một số lĩnh vực khoa học đặc thù của Việt Nam; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, chú trọng phát triển công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ có ý nghĩa quan trọng;

- Đẩy mạnh ứng dụng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển dịch vụ khoa học và công nghệ; xây dựng và phát triển thị trường công nghệ; khuyến khích hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, phổ biến tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn; tạo điều kiện thuận lợi cho các hội khoa học và công nghệ thực hiện tốt trách nhiệm của mình;

- Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, tăng cường nhân lực khoa học và công nghệ và chuyển giao công nghệ về cơ sở, chú trọng địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Căn cứ vào đặc thù của từng lĩnh vực khoa học và công nghệ, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng các quy định của Luật này đối với khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm bảo đảm phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Chúc sức khỏe và thành công!

Chính sách khoa học và công nghệ [tiếng Anh: Science and technology policy] là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo, định hướng phát triển, các thể chế và biện pháp thúc đẩy việc tiếp thu, phát triển và sử dụng khoa học và công nghệ.

Hình minh hoạ [Nguồn: narlabs]

Khái niệm

Chính sách khoa học và công nghệ trong tiếng Anh được gọi là Science and technology policy.

Chính sách khoa học và công nghệ là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo, định hướng phát triển, các thể chế và biện pháp thúc đẩy việc tiếp thu, phát triển và sử dụng khoa học và công nghệ và các ngành khoa học hỗ trợ công nghệ để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phát triển năng lực khoa học công nghệ quốc gia trong từng thời kì.

Nội dung

Như vậy, nội dung cơ bản của chính sách khoa học và công nghệ là:

- Quan điểm của Nhà nước về vấn đề phát triển khoa học và công nghệ;

- Mục tiêu đặt ra trong phát triển khoa học và công nghệ;

- Các biện pháp thực hiện mục tiêu.

Thực chất chính sách khoa học và công nghệ là chinh sách phát triển đất nước bằng khoa học và công nghệ.

Quan điểm chỉ đạo về phát triển khoa học và công nghệ

Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có đường lối, chủ trương đúng đắn về lĩnh vực này.

Trước đây, chính sách khoa học và công nghệ dựa trên quan điểm Nhà nuwocs độc quyền hoạt động khoa học – công nghệ. Tuy nhiên, hiện nay quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về khoa học và công nghệ là:

- Phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

- Tập trung thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ chủ yếu: Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lí, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành.

- Nhà nước tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia, các sản phẩm quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của các doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.

- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mại hoá kết quả nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, khuyến khích sáng tạo khoa học và công nghệ.

- Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ là mục tiêu đồng thời là giải pháp quan trọng để góp phần đưa khoa học và công nghệ Việt Nam sớm đạt trình độ quốc tế.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Chính sách Kinh tế - Xã hội, TS. Nguyễn Thị Lệ Thuý, TS. Bùi Thị Hồng Việt, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Tài chính, 2012]

Diệu Nhi

1. Chính sách khoa học công nghệ của nhà nước

Đây không phải là sự biến đổi bình thường mà là bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại, nền kinh tế công nghiệp chuyển sang nền kinh tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 đã khẳng định phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước; nâng tỉ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng. Thực hiện đồng bộ ba nhiệm vụ chủ yếu: nâng cao năng lực khoa học, công nghệ; đổi mới cơ chế quản lý; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã chỉ ra định hướng phát triển khoa học, công nghệ của nước ta trong giai đoạn hiện nay là phát triển năng lực khoa học, công nghệ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, đảm bảo đồng bộ về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực. Nhà nước tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ, các sản phẩm khoa học, công nghệ trọng điểm quốc gia, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của các doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học, công nghệ. Cùng với việc đầu tư có trọng tâm trọng điểm, phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học, công nghệ, xem đó là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả của khoa học và công nghệ. Chuyển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thị trường khoa học, công nghệ. Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ theo hướng phục vụ thiết thực mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, lấy hiệu quả ứng dụng làm thước đo chủ yếu đánh giá chất lượng công trình. Thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học, công nghệ.

Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011 cũng đã chỉ ra phương hướng nghiên cứu là phải đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng; phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật và công nghệ. Khoa học xã hội làm tốt nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Hướng mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ các chương trình, kế hoạch phát hiển kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong những ngành, những lĩnh vực then chốt, mũi nhọn. Ưu tiên phát triển công nghệ cao, đồng thời sử dụng hợp lý công nghệ sử dụng nhiều lao động. Nhanh chóng hình thành một số cơ sở nghiên cứu - ứng dụng mạnh, gắn với các doanh nghiệp chủ lực, đủ sức tiếp thu, cải tiến và sáng tạo công nghệ mới. Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đổi mới công nghệ. Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu và phát triển trong nước với tiếp nhận công nghệ nước ngoài.

Nhận thức rõ vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong Hiến pháp năm 2013 Nhà nước ta đã xác định các nguyên tắc và nội dung cơ bản trong chính sách về khoa học và công nghệ của Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế:

- Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu [khoản 1 Điều 62];

- Khoa học và công nghệ quốc gia giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [khoản 1 Điều 62];

- Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ [khoản 2 Điều 62];

- Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ [khoản 3 Điều 62].

2. Vai trò của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

>> Xem thêm: Luật khoa học công nghệ là gì ? Tìm hiểu về luật khoa học và công nghệ

Khoa học được hiểu là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như của hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực.

Gắn liền với khoa học là công nghệ, tổng thể nói chung các phương pháp gia công, chế tạo làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [khoản 1 Điều 62 Hiến pháp năm 2013].

Khoa học và công nghệ luôn luôn có vai trò thúc đẩy phát triển sản xuất, vai trò ấy tăng dần cùng với quá trình phát triển của xã hội. Trong nền kinh tế nông nghiệp vốn tri thức con người còn rất ít, công nghệ hầu như không đổi mới, tác động của khoa học, công nghệ chưa rõ rệt. Những thành tựu khoa học thế kỉ XVII dẫn tới cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất vào cuối thế kỉ XVIII thúc đẩy sự chuyển biến từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Kinh tế công nghiệp đã phát triển nhanh trong hơn hai trăm năm qua, của cải của loài người đã tăng lên hàng trăm lần. Khoa học và công nghệ ngày càng đóng góp vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội.

Những thành tựu nổi bật của khoa học đầu thế kỉ XX như thuyết tương đối, thuyết lượng tử đã làm tiền đề cho cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại giữa thế kỉ XX. Trong khoảng hai mươi năm cuối của thế kỉ XX đã diễn ra giai đoạn mới của cách mạng khoa học và công nghệ - giai đoạn bùng nổ của thông tin, công nghệ và tri thức, đặc biệt là sự xuất hiện các công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh, khoa học và công nghệ ữở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Luật Minh KHuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề