Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng năm 2022

Tỷ lệ nợ xấu năm 2021 của 27 ngân hàng được khảo sát. Biểu đồ: H.Dịu

Mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro

Theo báo cáo tài chính năm 2021 của 28 ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, VPBank hiện là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, với 4,47% tổng dư nợ, tăng mạnh so với mức 3,41% hồi cuối năm 2020. Tiếp đến là VietBank với mức tăng gần gấp đôi năm trước, lên tỷ lệ 3,65%. Sau đó nữa là NCB với 3%, VIB với 2,32%, SHB với 2,22%... Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là MBBank với 0,64%, Vietcombank và Nam Á Bank với 0,63%.

Trong số các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm, Kiên Long Bank là ví dụ tiêu biểu nhất khi giảm mạnh từ mức hơn 5,42%, xuống chỉ còn 1,89% tổng dư nợ.

Tuy nhiên, dù có ngân hàng tăng mạnh tỷ lệ nợ xấu nhưng các ngân hàng đều đã đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro. Chẳng hạn, tỷ lệ nợ xấu tính tới cuối năm 2021 của MSB ở mức 1,15% tổng dư nợ. Đại diện MSB cho biết, Ngân hàng đã tiến hành cơ cấu nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 theo Thông tư 01 và Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước [NHNN] và đã trích lập dự phòng đầy đủ, lên tới 1.567 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2020.

Tương tự, trong năm 2021, ACB dành ra hơn 3.336 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 3,5 lần năm trước, nhưng vẫn báo lãi trước và sau thuế tăng 25%, đạt hơn 11.998 tỷ đồng và gần 9.603 tỷ đồng. LienVietPostBank cũng đã dành hơn 1.322 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2021, cao gấp 1,9 lần cùng kỳ năm 2020.

Trong khi đó, tổng nợ xấu TPBank [TPB] tính đến ngày 31/12/2021 giảm 19% so với đầu năm, chỉ còn gần 1,157 tỷ đồng, chủ yếu nhờ giảm nợ nhóm 3 và nhóm 5. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm về dưới 1%. Nhưng trong năm 2021, TPBank vẫn dành ra 2.908 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 63% so với năm 2020. Tính chung cả năm 2021, ABBank dành ra gần 687 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 34% so với năm trước đó.

Trong khối ngân hàng có vốn nhà nước, BIDV đã kiểm soát và xử lý nợ xấu khá tốt khi nhiều năm qua, BIDV luôn trích lập dự phòng rủi ro tăng cao hơn lợi nhuận. Theo ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV, tính đến cuối năm 2021, nợ xấu của ngân hàng này đã giảm mạnh còn 0,81%. Đặc biệt, tỷ lệ bao phủ nợ xấu [dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng/dư nợ xấu] đạt 235%, mức cao nhất trong những năm gần đây và cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.

Vietcombank cũng tương tự. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban Điều hành Vietcombank cho hay, tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên tới 424%. Đặc biệt, toàn bộ dư nợ cơ cấu theo Thông tư 03, 14 của NHNN đã được trích lập đủ 100%, sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định.

VietinBank cũng nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu năm 2021 lên 171%, thay vì mức 132% hồi cuối năm 2020. Đại diện VietinBank cho hay, năm 2021, VietinBank kiểm soát nợ xấu ở mức rất thấp. Trên cơ sở đánh giá hết sức thận trọng để đưa ra kịch bản an toàn cho năm 2022, VietinBank đã tăng mạnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu.

Nợ xấu có thể giảm trong năm 2022

Theo lãnh đạo nhiều ngân hàng, so với với năm 2020, ngành ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm xử lý nợ xấu, kiểm soát chất lượng tín dụng hơn trong năm 2021. Điều này sẽ càng được kiểm soát tốt hơn trong năm 2022, nhất là khi kinh tế đã được mở cửa và dần phục hồi.

Theo khảo sát mới đây của NHNN, đa số tổ chức tín dụng được khảo sát đều nhận định nợ xấu toàn hệ thống sẽ giảm nhẹ trở lại trong quý 1/2022. Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán SSI, năm 2022, rủi ro cho nợ xấu ngân hàng là Thông tư 14 về cơ cấu nợ không được gia hạn. Song ngay cả khi trường hợp này xảy ra, tình hình cũng không đến mức báo động, vì nền kinh tế đang dần phục hồi, khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng được hồi phục. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã trích lập dự phòng 100% cho nợ cơ cấu. Rủi ro tín dụng chỉ có thể xảy ra với các ngân hàng yếu kém và các ngân hàng có bộ đệm dự phòng mỏng.

Hồi cuối năm 2021, theo tiết lộ từ đại diện NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng năm 2021 là 1,9%, cao hơn so với mức 1,69% tính đến cuối năm 2020. Tuy nhiên, nếu tính cả các khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng [VAMC] nhưng chưa xử lý và nợ xấu tiềm ẩn thì tỷ lệ này lên tới 3,79%. Ngoài ra, thời gian qua, các ngân hàng cũng đã thực hiện tái cơ cấu nhiều khoản nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng dịch, nên cộng thêm các khoản nợ được cơ cấu lại theo các Thông 01, Thông tư 03, Thông tư 14, tỷ lệ nợ xấu có thể ở mức 8,2%.

Do đó, mặc dù có nhiều tín hiệu lạc quan về tình hình nợ xấu và chất lượng tài sản các ngân hàng trong năm 2022, nhất là với tỷ trọng về dự phòng rủi ro tín dụng, nhưng tất cả vẫn cần sự cẩn trọng nhất định. Trong buổi làm việc với NHNN đầu xuân Nhâm Dần, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu ngành ngân hàng cần triển khai quyết liệt, hiệu quả việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu… Đây cũng là công việc trọng tâm được NHNN lưu ý trong nhiều năm qua.

Tại thời điểm 31/12/2020, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank đứng ở mức 0,5%, thấp hơn mức 0,6% tại 30/09/2020 và 1,3% tại 31/12/2019. Theo đó, ngân hàng này đang có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống.

Còn tại Vietcombank, nợ xấu cuối năm 2020 ở mức 5.229 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với cuối tháng 9 và giảm 10% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm mạnh từ 1,01% hồi cuối quý 3/2020 xuống còn 0,62% vào cuối năm 2020 – cũng là mức thấp nhất trong lịch sử nhà băng này.

Tại ACB, mặc dù tỷ lệ nợ xấu có tăng trong năm qua, ngân hàng vẫn duy trì được ở hàng thấp nhất trong hệ thống. Theo BCTC, nợ xấu cuối năm 2020 tại ACB là 1.840 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 0,54% lên 0,6%.

Tương tự, ỷ lệ nợ xấu của BacABank tăng nhẹ nhưng vẫn được kiểm soát dưới 1%. Nợ xấu cuối năm 2020 của ngân hàng này là 628 tỷ đồng, tăng 25,6% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 0,69% tại thời điểm cuối năm 2019 lên 0,79%.

Ngân hàng thứ 5 có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% là VietinBank. Theo BCTC, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tại ngày 31/12/2020 còn 0,94%, giảm mạnh so với mức 1,87% hồi cuối quý 3/2020 và cũng thấp hơn mức 1,16% cuối năm 2019. Đây cũng là mức tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 của nhà băng này.

HDBank và MBBank hợp nhất có tỷ lệ nợ xấu trên 1% do có công ty tài chính tiêu dùng. Song chất lượng tài sản ngân hàng mẹ vẫn thuộc hàng tốt nhất trong hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng riêng lẻ HDBank cuối năm 2020 chỉ 0,93%, MBBank là 0,92%.

Một ngân hàng nữa cũng có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% là NamABank. Tổng nợ xấu của ngân hàng này đã giảm gần một nửa so với năm trước xuống còn 744 tỷ đồng, giúp tỷ lệ nợ xấu hạ từ 1,97% xuống còn 0,83%.

Nguồn: cafeF.vn

BNEWS Xét về tỷ lệ biến động nợ xấu trong 9 tháng năm 2021, các ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh nhất là NamABank, Vietcombank, VietinBank, VietBank và ACB.

Theo báo cáo tài chính quý III/2021, NamABank có tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến đến 148,5% so với cuối năm 2020, dư nợ xấu tăng lên mức 1.849 tỷ đồng.Trong khi đó, Vietcombank đứng ở vị trí thứ 2 với tỷ lệ nợ xấu tăng hơn gấp đôi so với thời điểm 31/12/2020, lên mức 10.884 tỷ đồng. Nợ xấu VietinBank trong 9 tháng qua cũng tăng tới 90,1%, lên tới 18.097 tỷ đồng.VietBank và ACB cũng có mức tăng nợ xấu lần lượt là 58,5 và 53,4% so với hồi cuối năm 2020.Trong số 28 ngân hàng tổng hợp dưới đây, có tới 19 ngân hàng ghi nhận nợ xấu tăng trong 9 tháng qua.

Năm 2021, các nhà băng đã mạnh tay trích lập dự phòng, nâng bộ “đệm” chống đỡ rủi ro nợ xấu 

Nợ nội bảng tăng

Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước [NHNN] cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng năm 2021 là 1,9%, cao hơn so với mức 1,69% tính đến cuối năm 2020. Tuy nhiên, nếu tính cả các khoản nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng [VAMC] nhưng chưa xử lý và nợ xấu tiềm ẩn, thì tỷ lệ lên tới 3,79%.

Trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra, các ngân hàng đã xử lý tái cơ cấu nhiều khoản nợ cho các khách hàng bị khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Theo ông Tú, trong trường hợp thận trọng hơn, nếu xét đến cả tác động của đại dịch, với các khoản nợ đang được cơ cấu lại theo Thông 01/2020/TT-NHNN, Thông tư 03/2021/TT-NHNN, Thông tư 14/2021/TT-NHNN, thì tỷ lệ nợ xấu ở mức 8,2%.

Kết thúc năm tài chính 2021, VPBank, VietinBank và BIDV là 3 ngân hàng có khoản nợ xấu cao hàng đầu, từ 13.000 đến 16.000 tỷ đồng. Trong đó, VPBank có hơn 15.800 tỷ đồng nợ xấu, tăng 60% so với năm trước. Nợ xấu tại VietinBank cũng bị đẩy lên một bậc so với năm trước, với gần 14.300 tỷ đồng, tăng gần 49%, đến từ việc khoản nợ dưới chuẩn [nhóm 3] tăng mạnh gần 275% lên hơn 7.000 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ xấu tại BIDV giảm gần 38%, nhưng vẫn còn hơn 13.200 tỷ đồng, nhóm nợ có khả năng mất vốn giảm mạnh tới 58% kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ giảm xuống.

Chất lượng nợ vay của Techcombank tại thời điểm cuối quý IV/2021 đi lùi so với đầu năm khi nợ xấu tăng đến 77%, với 2,294 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng gấp đôi kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 0,47% lên 0,66%.

Tại ACB, nếu không tính hơn 4,749 tỷ đồng cho vay giao dịch ký quỹ của Công ty Chứng khoán ACB [ACBS], tổng nợ xấu của ngân hàng này tính đến cuối năm 2021 tăng 52% so với đầu năm, lên mức hơn 2,799 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của ACB tăng từ mức 0,6% đầu năm lên 0,78%.

Nợ xấu ở một số ngân hàng nhỏ cũng có xu hướng tăng. Đến cuối năm 2021, nợ xấu của VietBank tăng mạnh 135%, lên 1.845 tỷ đồng, chủ yếu tăng tại nợ nhóm 3 [nợ dưới tiêu chuẩn] và nợ nhóm 4 [nợ nghi ngờ], qua đó kéo tỷ lệ nợ xấu nội bảng từ mức 1,75% lên 3,65%.

Tổng nợ xấu ở Saigonbank cũng tăng 46% so với đầu năm 2021, với hơn 325 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ tăng mạnh. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 1,54% đầu năm lên 1,97%

Các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán SSI đưa ra nhận định, mốc thời gian quan trọng cần theo dõi là thời hạn cơ cấu nợ xấu chỉ kéo dài đến ngày 30/6/2022. Do không còn đợt giãn nợ nào khác, nên sau thời hạn này, các ngân hàng sẽ công bố nợ xấu thực tế.

Đòi hỏi “bộ đệm” lớn

Chuyên gia kinh tế - ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, nợ xấu có xu hướng tăng lên trong bối cảnh dịch bệnh và là một trong những thách thức lớn nhất trong năm 2022. Ông dự báo trong năm 2022, nợ xấu nội bảng có thể tăng lên mức 2,3 - 2,5%, nếu tính cả nợ đã bán VAMC và nợ tiểm ẩn là khoảng 7,31%.

Trong bối cảnh đó, các nhà băng đã phải mạnh tay trích lập dự phòng, nâng bộ “đệm” chống đỡ rủi ro. Năm 2021, ACB dành hơn 3.336 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 3,5 lần năm 2020, song vẫn đạt gần 12 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tương tự, Techcombank chi ra gần 2.665 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng trong năm qua, nhưng Ngân hàng báo lãi trước thuế tăng 47%, đạt hơn 23,238 tỷ đồng.

Nợ xấu nội bảng tăng trên 3% buộc VietBank chi 409 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong quý IV/2021. Lũy kế cả năm 2021, nhà băng này phải mạnh tay trích hơn 482 tỷ đồng dự phòng rủi ro [tăng 913% so với năm 2020] khi nợ nhóm 3-4 tăng mạnh. Kết quả, lợi nhuận trước thuế của VietBank năm qua chỉ đạt 636 tỷ đồng, bằng gần 60% kế hoạch.

Sau khi trừ 113 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro do nợ xấu đi lên, Saigonbank lỗ hơn 40 tỷ đồng trong quý IV/2021. Tuy nhiên, lũy kế cả năm 2021, ngân hàng này vẫn lãi trước thuế 154 tỷ đồng do kết quả kinh doanh tích cực trong 3 quý đầu năm.

Trong khi đó, dù nợ xấu giảm trong quý IV/2021, nhưng để kiểm soát nợ xấu, các nhà băng đã phải gia tăng “bộ đệm” dự phòng rủi ro. Tại Vietcombank, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng cho biết, tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng [LLR] cao kỷ lục ngành ngân hàng, ở mức 424%. Điều này đồng nghĩa, mỗi đồng nợ xấu nội bảng của Vietcombank được đảm bảo bằng hơn 4 đồng dự phòng.

BIDV cũng tăng cường trích lập dự phòng trong năm 2021, đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức cao nhất từ trước đến nay, đạt 235%. Tại VietinBank, khả năng phòng thủ nợ xấu cũng tăng đáng kể, khi tỷ lệ bao phủ đạt 171% tính đến cuối năm 2021. MBB tăng trích lập hơn 8.700 tỷ đồng, lên 268%. Ngoài ra, VPB, MSB tăng hơn 100% số trích dự phòng rủi ro.

Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam [VIS] đánh giá, nợ xấu ngành ngân hàng năm 2021 [các khoản công bố, tồn đọng, đã bán VAMC, dư nợ tái cơ cấu] khoảng 7,3% theo thống kê của NHNN. Dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng năm 2021 ở một số nhà băng giảm nhẹ, nhưng về số tuyệt đối vẫn tăng khoảng 8.300 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 9,3% so với cùng kỳ. Các ngân hàng đã bỏ ra gần 142.000 tỷ đồng để dự phòng nợ xấu, tăng 58% so năm 2020.

Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho hay, NHNN xác định nợ xấu là thử thách lớn cần phải đối mặt trong năm 2022. Song ngành ngân hàng cũng đã có những giải pháp, trước hết phải bảo đảm được các an toàn tài chính cho các tổ chức tín dụng trong vấn đề nợ xấu tăng.

NHNN đang xây dựng khung pháp lý về chất lượng tài sản và xử lý nợ xấu, trong đó có Thông tư 11/2021/TT-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng, Dự thảo sửa đổi Thông tư 52/2018/TT-NHNN về đánh giá tổ chức tín dụng, Thông tư 16/2021/TT-NHNN nhằm thắt chặt việc mua bán trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng và Dự thảo sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP về thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề