Các phương pháp kiểm nghiệm dược liệu

Các phương pháp kiểm nghiệm dược liệu

PHỤ LỤC 12.2

Dược liệu trước khi đưa vào sử dụng đều phải đưa vào kiểm tra chất lượng và phải đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn đã đăng ký như tiêu chuẩn dược điển hoặc tiêu chuẩn cơ sở.
Kiểm tra chất lượng dược liệu bao gồm việc mô tả, định tính, các phép thử tinh khiết, xác định hàm lượng chất chiết được và định lượng hoạt chất trong dược liệu. Việc kiểm tra được liệu được tiến hành theo quy định .

MỘT SỐ QUY ĐỊNH:

1. Lấy mẫu kiểm nghiệm (Phụ lục 12.1). 2. Sử dụng các mô tả của chuyên luận, một mẫu đối chiếu (dược liệu hay chất tinh khiết) thích hợp đã đạt yêu cầu chất lượng theo chuyên luận riêng để xác nhận kết quả kiểm nghiệm. 3. Nếu dược liệu được, kiểm tra đã bị vụn nát thì dược liệu đó vẫn phải đáp ứng các yêu cầu chung, trừ yêu cầu về mô tả trong chuyên luận tương ứng. 4. Nếu dược liệu đòi hỏi phải được làm thành bột trước khi định tính, định lượng thì phải tán dược liệu đó thành bột, rây và trộn đều như được mô tả trong Phụ lục 3.5 và trong chuyên luận riêng. 5. Chỉ tiêu “Mô tả” bao gồm những mô tả về hình thái, kích thước, màu sắc, mùi vị, các đặc điểm của bề mặt, vết bẻ hay mặt cắt cùa dược liộu hoặc đặc điểm thể chất của dược liệu. a. “Hình thái” là hình dạng của dược liệu khô. Thông thường dược liệu được quan sát mà không cần xử lý trước. Các loại dược liệu là lá hay hoa bị nhăn nheo, khô quăn có thể được làm ẩm, làm mềm và trải phẳng trước khi quan sát. Đối với một vài loại quả và hạt nếu cần có thể được làm mềm và loại bỏ vỏ hạt để kiểm tra đặc điểm bên trong. b. “Kích thước” là chiều dài, đường kính và độ dày của dược liệu. Tiến hành đo trên một số mẫu. Cho phép một vài mẫu có giá trị hơi cao hơn hoặc thấp hơn giá trị đã xác định. Sử dụng thước đo chia vạch tới milimét. Đối với hạt hay vật có kích thước nhỏ. xếp 10 hạt gần nhau theo một hàng trên một tờ giấy có chia vạch tới milimét. Đo và tính giá trị trung bình. c. “Màu sắc” của dược liệu được quan sát bằng mắt thường ở ánh sáng ban ngày. Màu có thể được mô tả bằng các sắc độ như “hơi”, “đậm” hay “nhạt” (ví dụ màu hơi vàng, màu vàng đậm, màu vàng nhạt). Nếu màu được mô tả là màu phối hợp của hai màu thì màu chính là màu ghi trước (ví dụ trong màu nâu vàng thì màu nâu là màu chính).

d. Đặc điểm bên ngoài, bề mặt vết bẻ hay cắt ngang của dược liệu thường được quan sát trên dược liệu chưa sơ chế. Nếu quan sát thấy những đường văn khác nhau trên mặt bẻ thì có thể cắt phẳng rồi quan sát.

e, “Mùi” của dược liệu được kiểm tra bằng cách ngửi trực tiếp hoặc sau khi bẻ gãỵ và vò nát. Cũng có thể ngửi sau khi làm ẩm dược liệu bằng nước nóng. f, “Vị” của dược liệu được kiểm tra bang cách nếm trực tiếp dược liệu hoặc ném dịch chiết nước. Nên cẩn thận khi nếm những vị thuốc có độc. 6. Định tính là những phương pháp dùng để nhận biết dược liệu, bao gồm các kinh nghiệm truyền thống, phương pháp vi học và các phương pháp lý hóa. a. Nhận biết dược liệu dựa theo kinh nghiệm bằng phương pháp đơn giản và truyền thống như sự chìm hay nổi trong nước, tiếng nổ, màu của ngọn lửa hay khói và mùi khi đốt cháy dược liệu v.v… b. Định tính dược liệu bằng phương pháp vi học là việc quan sát đặc điểm của các tế bào, các mô của lát cắt, của bột hay (trong một vài trường hợp) của bề mặt dược liệu dưới kính hiển vi. (Phụ lục 12.18.) c. Định tính lý học là việc xác định các chỉ số như độ tan, tỉ trọng, chiết xuất, năng suất quay cực v.v… của các dược liệu (Phụ lục 6). d. Định tính hóa học là phép thử một vài thành phần trong dược liệu bằng các phản ứng hóa học. Phương pháp tiến hành được trình bày ở các chuyên luận dược liệu cụ thể. e. Định tính sắc ký là việc sử dụng các phương pháp sắc ký như sắc ký lớp mỏng, sắc ký khí, sắc ký lỏng hiệu năng cao… để phát hiện một số thành phần có trong dược liệu; so sánh với chất chuẩn hay thành phần trong dược liệu chuẩn. Phương pháp tiến hành được trình bày ở Phụ lục 5 và các chuyên luận dược liệu cụ thể. f. Định tính huỳnh quang là quan sát sự phát huỳnh quang của bề mặt hay mặt cắt dược liệu hoặc của dịch chiết dược liệu ở điều kiện thường hay sau khi cho tác dụng với acid, kiềm hay thuốc thử. Trừ khi có quy định riêng trong chuyên luận, mẫu thử được quan sát dưới ánh sáng từ ngoại ở bước sóng 366 nm, cách nguồn sáng khoảng 10 cm. g. Trừ những qui định trong chuyên luận riêng, định tính vi thăng hoa thường được tiến hành như sau: Đặt một vòng kim loại đường kính khoảng 2 cm, cao khoảng 8 mm lên một tấm kim loại mỏng có kích thước hơi lớn hơn. Trải một lớp mỏng bột dược liệu trong vòng kim loại và đậy kín bằng một phiến kính bên trên đặt một miếng bông tẩm nước lạnh. Đặt tấm kim loại đã có dược liệu này lên một lưới amiant có 1 lỗ tròn đường kính khoảng 2 cm sao cho vòng kim loại có dược liệu nằm trên lỗ này. Đun nóng nhẹ phía dưới lỗ cho đến khi bột dược liệu bị cháy xém. Nhấc phiến kính ra và để nguội. Quan sát hình dạng và màu sắc của tinh thể chất được thăng hoa đọng lại trên phiến kính bằng kính hiển vi và hoặc tiến hành phản ứng hóa học thích hợp đối với chất đã được thăng hoa. 7. Thử tinh khiết là cách kiểm tra độ tinh khiết của dược liệu. Tùy từng dược liệu mà thử tinh khiết có thể bao gồm một số haỵ tất cả các chỉ tiêu dưới đây: a. Mất khối lượng do làm khô (Phụ lục 9.6 hay 12.13 ).

b. Tro toàn phần và tro không tan trong acid hydrocloric (Phụ lục 9.7 và 9.8).

c. Các tạp chất hữu cơ, các bộ phận khác của dược liệu, các dược liệu bị biến màu, hư thối (Phụ lục 12.11). d. Tỉ lệ vụn nát của dược liệu (Phụ lục 12.12). e. Hàm lượng kim loại nặng (Phụ lục 9.4.11). f. Dư lượng các chất bảo vệ thực vật (Phụ lục 12.1 7). g. Xác định chất chiết được là xác định hàm lượng các chất trong dược liệu có thể chiết được bằng dung môi (nước, ethanol hay một dung môi khác) (Phụ lục 12.10).

8. Định lượng là việc xác định hàm lượng của một hay một số chất có trong dược liệu bằng phương pháp hóa học, lý học hoặc sinh học. Định lượng bao gồm cả việc xác định hàm lượng chất béo (Phụ lục 12.9), tinh dầu (Phụ lục 12.7) và xác định hoạt lực bằng các phép thử sinh học.

Các phương pháp kiểm nghiệm dược liệu
KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM (Sách dùng đào tạo dược sĩ đại học)

KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM (Sách dùng đào tạo dược sĩ đại học)

5 (100%) 6 votes

CHỦ BIÊN PGS.TS. Trần Tử An

Chương 1 ĐẠI CƯƠNG

  1. Chất lượng thuốc và đảm bảo chất lượng
  2. Thuốc và yêu cầu chất lượng
  3. Kiểm tra chất lượng thuốc
  4. Hệ thống tổ chức kiểm tra chất lượng thuốc
  5. Công tác tiêu chuẩn hoá
  6. Khái niệm
  7. Công tác xây dựng tiêu chuẩn
  8. Công tác áp dụng tiêu chuẩn trong thực tế
  9. Giới thiệu Dược điển Việt Nam
  10. Kiểm nghiệm thuốc theo tiêu chuẩn
  11. Lấy mẫu kiểm tra
  12. Tiến hành kiểm nghiệm
  13. Nôi dung chính của thực hành tốt phòng kiểm nghiệm (GLP)

Tài liệu tham khảo
Câu hỏi tự lượng giá

Chương 2 KIỂM NGHIỆM THUỐC BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC

  1. Các phản ứng định tính
  2. Thử giới hạn các tạp chất trong thuốc
  • Mục đích
  • Phương pháp xác định giới hạn tạp chất trong thuốc
  • Một số thuốc thử trong các phản ứng hóa học để xác định giới hạn tạp chất

3. Chuẩn độ acid – base trong môi trường khan

  • Vai trò của dung môi
  • Khái niệm pH 52
  • Xác định điểm tương đương
  • Ứng dụng kiểm nghiệm thuốc

4. Xác định hàm lượng nước bằng thuốc thải Karl fischer

  • Nguyên tắc
  • Pha chế và xác định độ chuẩn
  • Xác định điểm tương đương
  • Ứng dụng

5. Định lượng một số chất hữu cơ đa chức bằng thuốc thử periodat 6. Ứng dụng cặp ion trong kiểm nghiệm thuốc Tài liệu tham khảo

Câu hỏi tự lượng giá

Chương 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ TRONG KIỂM NGHIỆM THUỐC

  1. Phương pháp quang phổ phân tử
  • Quang phổ hấp thụ UV – VIS
  • Quang phổ hồng ngoại (IR)
  • Quang phổ huỳnh quang

2. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

  • Các thông số đặc trưng của quá trình sắc ký
  • Máy HPLC
  • Các kỹ thuật HPLC
  • Hướng dẫn chọn kỹ thuật HPLC
  • Chuẩn hóa cột HPLC
  • Định lượng bằng phương pháp HPLC
  • Các phương pháp định lượng

Tài liệu tham khảo
Câu hỏi tự lượng giá

Chương 4 KIỂM NGHIỆM THUỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌ

  • Nguyên tắc
  • Chất chuẩn
  • Đánh giá kết quả

2. Kiểm nghiệm thuốc bằng phương pháp thử trên động vật

3. Kiểm nghiệm thuốc bằng phương pháp thử vi sinh vật

  • Đại cương về vi sinh vật
  • Môi trường nuôi cấy vi sinh vật
  • Thử vô trùng
  • Thử giới hạn vi sinh vật
  • Xác định hoạt lực kháng sinh bằng phương pháp thử vi sinh vật

Tài liệu tham khảo
Câu hỏi tự lượng giá

Chương 5 KIỂM NGHIỆM CÁC DẠNG BÀO CHẾ

  1. Kiểm nghiệm thuốc bột
  2. Kiểm nghiệm thuốc viên nang
  3. Kiểm nghiệm thuốc viên nén
  4. Kiểm nghiệm thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền
  5. Kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắt
  6. Kiểm nghiệm thuốc uống dạng lỏng
  7. Kiểm nghiệm thuốc mỡ
  8. Kiểm nghiệm thuốc đạn, thuốc trứng
  9. Thử độ hòa tan của viên nén và viên nang
  10. Thử độ rã của viên nén và viên nang

Tài liệu tham khảo
Câu hỏi tự lượng giá

Chương 6 ĐỘ ỔN ĐỊNH VÀ TUỔI THỌ CỦA THUỐC

  1. Quá trình phát triển nghiên cứu độ ổn định của thuốc
  2. Đại cương về độ ổn định của thuốc
  • Định nghĩa
  • Một số thuật ngữ liên quan
  • Mục tiêu đánh giá độ ổn định
  • Tiêu chuẩn đánh giá đô ổn định
  • Phân vùng khí hậu

3. Động hóa học dung dịch

  • Bậc của phản ứng
  • Ảnh hưởng của nhiệt độ

4. Xác định độ ổn định của thuốc

  • Lấy mẫu
  • Phương pháp thử cấp tốc
  • Phương pháp thử dài hạn
  • Phương pháp phân tích đánh giá kết quả

5. Các dược chất kém bền vững Tài liệu tham khảo

Câu hỏi tự lượng giá

KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM (Sách dùng đào tạo dược sĩ đại học)

DOWNLOAD VĂN BẢN GỐC:

[sociallocker id=7424]

KIEM NGHIEM DUOC PHAM

 [/sociallocker]

COPY VUI LÒNG GHI RÕ NGUỒN VNRAS.COM

Các phương pháp kiểm nghiệm dược liệu