Các phương pháp luyện ngủ cho trẻ sơ sinh

Phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống là một phương pháp luyện ngủ khá nhẹ nhàng. Đây là phương pháp luyện ngủ không nước mắt nhưng đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn. Bạn có từng nghe đến phương pháp này chưa? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu một chút nhé.

Bế lên đặt xuống [PUPD] là một trong những phương pháp luyện bé ngủ ngon bằng lời thì thầm trong cuốn sách nổi tiếng Secrets of the Baby Whisperer của Tracy Hogg. Giống như tên gọi của phương pháp, bế lên đặt xuống tức là nếu bé khóc khi ngủ trong cũi, bạn hãy bế bé lên và an ủi cho đến khi bé buồn ngủ. Sau đó, bạn lại đặt bé trở lại cũi. Nếu bé vẫn tiếp tục khóc, bạn lặp lại điều này cho đến khi bé ngủ.

Phương pháp này đòi hỏi bố mẹ kiên nhẫn và không phải phù hợp với mọi trẻ và bố mẹ. Một vài bé khi được áp dụng phương pháp bế lên đặt xuống như vậy thường cảm thấy bị kích thích hơn là thư giãn. Và hệ quả là bé khó ngủ hơn trước.

Trước khi thực hiện phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống

Bạn có thể bắt đầu thực hiện phương pháp này khi bé ba tháng tuổi. Trước khi bắt đầu, bạn phải thực hiện 3 bước quan trọng sau:

1. Duy trì thời gian đi ngủ

Dựa vào đồng hồ sinh học của bé, bạn hãy quan sát những dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ và khi nào bé có những dấu hiệu này. Từ đó, bạn hãy tập cho bé một vài thói quen ngủ đơn giản. Điều quan trọng là bạn phải duy trì một thời điểm đi ngủ nhất định để bé biết việc gì sắp xảy ra.

2. Xây dựng thói quen ngủ tốt

Việc xây dựng thói quen ngủ sẽ là dấu hiệu để bé nhận biết hiện tại là ban đêm và đây là thời gian để ngủ. Hát ru, tắt bớt đèn trước khi đi ngủ… Những thói quen này có thể giúp bé biết rằng mình bắt đầu đi ngủ.

3. Đặt bé xuống giường khi bé buồn ngủ chứ không phải là lúc bé đã ngủ thiếp đi.

Cách thực hiện phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống

Khi bạn đã sẵn sàng, hãy thực hiện 7 bước sau:

1. Khi bạn đặt bé xuống, nếu bé khóc, hãy nhẹ nhàng đặt tay lên ngực và trấn an bé bằng những tiếng thì thầm mà bạn luôn sử dụng để dỗ bé ngủ, ví dụ như “ngủ đi con”. 2. Nếu bé vẫn khóc, hãy bế bé lên và lặp lại những tiếng thì thầm đó. 3. Khi bé ngừng khóc nhưng vẫn còn thức, hãy đặt bé vào cũi lại. Nếu bé lại khóc, hãy bế bé lên tiếp. 4. Lặp lại quá trình này cho đến khi bạn thấy bé có các dấu hiệu ổn định [ví dụ tiếng khóc của bé nhỏ dần]. 5. Khi bạn thấy bé đã dịu lại, đừng bế bé nữa mà hãy đặt bé vào cũi. Đặt tay lên ngực bé và nói lại những tiếng thì thầm. 6. Ra khỏi phòng. 7. Nếu bé khóc lại, hãy lặp lại quá trình trên nhiều lần cho đến khi bé ngủ.

Phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống thích hợp cho trẻ 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bé lớn hơn thì cần phải có một số điều chỉnh.

Nếu bé bốn tháng, bạn hãy thực hiện những bước sau:

  • Chỉ ẵm bé tối đa năm phút. Nếu bé vẫn chưa có dấu hiệu nín, hãy đặt bé xuống và ẵm bé lên lại nếu bé khóc.
  • Giữa mỗi lần bế lên, đặt xuống hãy vỗ về bé nhẹ nhàng khi bé nằm trong cũi.
  • Nếu bé vẫn khóc, hãy bế bé lên lại.
  • Đặt bé xuống ngay khi bé ngừng khóc hoặc khi bạn đã bế bé 5 phút.

Phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống cho bé 5 – 6 tháng tuổi

Phương pháp này cần phải được điều chỉnh khi bé lớn hơn:

1. Nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé

Từ 4 – 6 tháng, bạn phải quan sát những dấu hiệu buồn ngủ của bé. Nếu bé uốn cong lưng lại thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé muốn nằm xuống dù bé vẫn đang khóc.

2. Đừng để bé hiểu rằng “khi khóc, bé sẽ được bế”

Nếu bạn ẵm bé quá lâu thì bé sẽ liên kết giữa việc khóc với việc bế. Bạn hãy nói “để ba/mẹ bế” hoặc “để ba/mẹ đặt con nằm xuống” mỗi khi thực hiện hành động.

3. Giảm thời gian ẵm bé

Bạn chỉ nên ẵm bé tối đa 3 phút, sau đó đặt bé xuống, ngay cả khi bé vẫn còn khóc. Bạn có thể lặp lại quá trình này.

Phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống cho bé 6 – 8 tháng

1. Đừng bế bé lên ngay lập tức

Thay vào đó, hãy đưa tay ra một lúc để xem bé có phản ứng gì. Ví dụ, bạn hãy đưa tay ra vào nói “để ba/mẹ bế”. Nếu bé tiến đến gần, hãy bế bé lên.

2. Không đu đưa

Khi ẵm bé lên, hãy thì thầm những tiếng quen thuộc. Không được nhìn bé hoặc đu đưa bé. Sau đó đặt bé xuống.

3. Chiều theo mong muốn của bé

Khi bé bắt đầu có dấu hiệu nín, hãy tiếp tục nói những lời thì thầm. Bạn cũng có thể đặt tay lên ngực hoặc lưng bé. Tuy nhiên, có một số bé không thích. Do đó, bạn hãy quan sát bé. Nếu bé không thích thì đừng làm.

Phương pháp bế lên đặt xuống cho bé từ 8 tháng đến 1 tuổi

Từ giai đoạn này, bé dễ nín khóc hơn khi nằm trong cũi. Vì vậy, trừ khi bé thực sự thấy khó chịu, bạn không nên bế bé lên.

1. Đặt bé nằm xuống

Nếu bé đứng lên hoặc nhấc mình lên, nhẹ nhàng đặt bé xuống.

2. Sử dụng giọng nói

Bé sẽ bắt đầu hiểu những gì bạn nói, ví dụ “đã đến lúc đi ngủ”.

3. Kết hợp phương pháp biến mất dần

Ở độ tuổi này, bạn có thể kết hợp phương pháp bế lên đặt xuống và phương pháp biến mất dần [gradual retreat] để luyện ngủ cho bé.

Điều gì sẽ xảy ra khi sử dụng phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống?

Có thể sau một vài phút đến vài giờ, bé mới có thể nín. Số lần bế lên càng ngày càng ít đi khi bé đã quen. Bạn có thể đếm số lần bế lên để theo dõi quá trình luyện ngủ của bé.

Bạn sẽ thấy có sự cải thiện sau vài ngày áp dụng phương pháp này, trung bình là khoảng 5 ngày.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

EASY là phương pháp khoa học giúp tạo nên một nếp sinh hoạt tốt cho trẻ sơ sinh bằng cách lặp đi lặp lại một chu kỳ sinh hoạt hàng ngày. Nhờ phương pháp EASY mà việc nuôi con nhỏ của cha mẹ sẽ trở nên dễ dàng hơn, bớt vất vả hơn bao giờ hết.

>>> Thông tin dành cho cha mẹ: 

Phương pháp EASY là gì?

Trẻ em khi mới sinh ra chưa hề nhận thức được thích hay không thích cái gì, tất cả những biểu hiện của trẻ là do bản năng chi phối. Ngay từ lúc này, bé rất cần mẹ định hướng, thiết lập và tạo thói quen sinh hoạt tốt. Và EASY chính là một phương pháp tuyệt vời để tạo lập nếp sinh hoạt tốt cho bé.

Flash Sale Black Friday Giảm giá cực sốc từ 21.11 đến 26.11 tại META.vn.
Bấm Xem ngay

EASY là gì?

EASY là khái niệm về chu kỳ sinh hoạt của trẻ sơ sinh được giới thiệu trong Baby Whisperer - bộ sách cẩm nang nuôi dạy trẻ sơ sinh nổi tiếng của Tracy Hogg. Chúng ta có thể hiểu đơn giản EASY là chu kỳ sinh hoạt lặp đi lặp lại từ khi thức dậy đến hết ngày của một em bé sơ sinh từ lúc mới lọt lòng.

EASY là viết tắt của cụm từ: Eat - Activity - Sleep - Your time

EASY: Eat - Activity - Sleep - Your time

EASY là viết tắt của cụm từ: Eat - Activity - Sleep - Your time, có nghĩa là Ăn - Chơi - Ngủ - Mẹ thư giãn.

Bé ngủ dậy sẽ được cho ăn [Eat], được vui chơi vận động [Activity], sau đó mẹ cho bé ngủ [Sleep] và mẹ sẽ có thời gian để thư giãn [Your time]. Khi bé ngủ dậy, mẹ lại tiếp tục thực hiện các bước trong một chu kỳ EASY mới, cứ như vậy lặp đi lặp lại cho đến khi bé đi vào giấc ngủ đêm.

Các mẹ cần lưu ý EASY là nếp sinh hoạt của trẻ, không phải là phương pháp luyện ngủ. Các phương pháp luyện ngủ như: Cry It Out [Để trẻ khóc], Cry it out with check [Để trẻ khóc có kiểm tra] hay Pick up Put down [Nhấc lên đặt xuống]… mà các mẹ hay nhầm với EASY chỉ là một phần của EASY mà thôi.

>> Xem thêm:

Những lợi ích tuyệt vời của phương pháp EASY

Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay có rất nhiều bà mẹ thực hiện EASY với bé nhà mình. Phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho bé và mẹ tại thời điểm thực hiện mà nó còn có nhiều lợi ích về lâu dài nữa.

Sau đây chúng ta cũng đi tìm hiểu chi tiết nhé!

Tác dụng của EASY với trẻ sơ sinh

  • Thiết lập cho bé một lối sinh hoạt tốt, có nhịp điệu.
  • Tạo thói quen ăn uống tốt: Ăn khi đói, không vừa ăn vừa chơi.
  • Giúp bé ngủ đúng thời điểm: Ban ngày ngủ đủ và ban đêm ngủ sâu
  • Giúp bé được “kết nối” với mẹ, có điều kiện thể hiện nhu cầu của bản thân theo các phản xạ có điều kiện.

Easy không chỉ mang lại lợi ích cho bé mà còn cả cho mẹ nữa

Tác dụng của EASY đối với mẹ

  • Giúp mẹ hiểu con hơn, nắm bắt được chính xác các “tín hiệu” của trẻ như đói, đi vệ sinh, khó chịu,...
  • Có những hành động phù hợp với từng nhu cầu khác nhau của trẻ.
  • Giúp mẹ có thời gian rảnh để chăm sóc bản thân và làm những công việc khác.

Lợi ích lâu dài của phương pháp EASY

Tạo ra thói quen, nếp sinh hoạt tốt cho bé ngay từ giai đoạn sơ sinh sẽ là nền tảng vững chắc để sau này cha mẹ dạy trẻ dễ dàng hơn.

Nuôi con “nhàn tênh” nhờ phương pháp EASY

Việc thiết lập cho trẻ một nếp sinh hoạt tốt [đặc biệt là trẻ sơ sinh] là điều không hề dễ dàng. Các mẹ không nên nóng vội, hãy từ từ thực hiện từng chu kỳ EASY ngay cả khi bé không “hợp tác”. Mới đầu các con sẽ không quen, nhưng nếu mẹ kiên trì cho con thời gian thì chắc hẳn sẽ không thất vọng về kết quả đạt được đâu nhé!

Nuôi con không phải cuộc chiến, hãy áp dụng EASY để mọi thứ trở nên "nhàn tênh" nhé

Để có thể nuôi con “nhàn tênh” bằng EASY, các mẹ cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tìm hiểu kỹ về EASY

Chắc chắn rồi, mẹ cần phải hiểu việc mình chuẩn bị làm có bản chất là gì, các tác dụng như thế nào, cách thực hiện ra sao, có những ai đã thành công,...

Mẹ có thể tìm hiệu thông tin chính thống, được kiểm chứng trên Internet, sách, báo hay qua sự tư vấn của chuyên gia trẻ sơ sinh,...

Bước 2: Hiểu con và lên kế hoạch phù hợp

Sau khi đã có những kiến thức về phương pháp EASY, mẹ cần theo dõi thói quen của con như sau bao lâu con đói, thời gian thức tối đa là bao nhiêu,... bên cạnh đó mẹ cũng nên căn cứ vào thể trạng của bé để lập kế hoạch EASY phù hợp.

Thông thường, với bé có cân nặng hơn 2,7 kg và dưới 3 tháng tuổi sẽ theo chế độ EASY 3 [tức là 3 tiếng lặp lại một chu kỳ]. Khi bé lớn dần, có những thay đổi như sức ăn giảm sút, giấc ngủ ngày ngắn,... thì mẹ sẽ thay đổi sang chế độ EASY 4, EASY 2 - 3 - 4 hoặc EASY 5 - 6.

Bước 3: Bắt đầu EASY thôi!

Sau khi đã thực hiện tốt 2 bước trên, bạn đã sẵn sàng để thực hiện chu kỳ EASY cho bé rồi đấy. Tuy thời gian đầu sẽ có nhiều khó khăn nhưng hãy kiên nhẫn cùng cũng con thực hiện theo đúng kế hoạch đã lên trước nhé!

Để EASY nhanh đạt được hiệu quả, mẹ có thể áp dụng những mẹo nhỏ sau:

  • Cho bé ngậm ti giả để hạn chế việc vừa ti vừa ngủ. Đặc biệt bạn có thể dự trữ sữa mẹ vào tủ đông hoặc ngăn đông tủ lạnh để luôn có sẵn sữa cho bé ti.
  • Dùng loa nghe nhạc mở những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái khi con ngủ. Khi chơi cùng con thì bạn có thể chọn những bản nhạc vui tươi có nhịp điệu nhanh hơn.
  • Thay đổi vị trí nằm cho bé. Thay vì suốt ngày cho con nằm một chỗ trên giường thì mẹ có thể linh động thay đồi chỗ nằm cho con như trên nệm hơi hay các loại xe cho bé,...
  • Nói chuyện cùng con bằng những từ ngữ ngắn, đơn giản cho dù trẻ chưa biết đáp lại mẹ như thế nào. 

Có thể bạn quan tâm: Tiếng ồn trắng là gì? Tác dụng của tiếng ồn trắng [white noise]

Cùng con yêu kiên nhẫn thực hiện EASY mỗi ngày các mẹ nhé!

Tham khảo một số chu kỳ EASY 3 và EASY 4

Sau đây các mẹ hãy cùng tham khảo chu kỳ EASY 3 và EASY 4 của 1 bé ngủ dậy lúc 7h sáng nhé!

Chu kỳ EASY 3

Thời gian

Hoạt động

7h

Bé dậy, mẹ cho bé ăn, vui chơi, vận động.

8h - 10h

Bé ngủ giấc ngắn 1, mẹ nghỉ ngơi.

10h

Cho bé ăn, sau đó vui chơi, vận động.

11h - 13h

Bé ngủ giấc ngắn 2, mẹ nghỉ ngơi.

13h

Cho bé ăn, sau đó vui chơi, vận động.

14h - 16h

Bé ngủ giấc ngắn 3, mẹ nghỉ ngơi.

16h

Cho bé ăn, sau đó vui chơi, vận động.

17h - 17h30

Bé ngủ giấc ngắn 4, mẹ nghỉ ngơi.

17h30

Mẹ cho bé chơi.

18h30

Tắm cho bé.

19h

Cho bé ăn và đi ngủ đêm luôn.

Mẹ hãy thay đổi sang chu kỳ EASY 4 nếu bé đang theo EASY 3 nhưng tự nhiên có biểu hiện như giãn bữa ăn, cắt bớt một giấc, dậy nhiều lần vào giấc ngủ đêm, không ngủ mà nằm chơi cả đêm, giấc ngủ ngày ngắn lại,...

Thời gian

Hoạt động

7h

Bé dậy, mẹ cho bé ăn, vui chơi, vận động.

9h - 11h

Bé ngủ giấc ngắn 1, mẹ nghỉ ngơi.

11h

Cho bé ăn, sau đó vui chơi, vận động.

13h - 15h

Bé ngủ giấc ngắn 2, mẹ nghỉ ngơi.

15h

Cho bé ăn, sau đó vui chơi, vận động.

17h - 17h30

Bé ngủ giấc ngắn 3, mẹ nghỉ ngơi.

17h30

Cho bé ăn bữa ăn nhẹ.

18h30

Tắm cho bé.

19h00

Cho bé ăn và đi ngủ đêm luôn.

Chú ý: Trường hợp bé dậy sớm hoặc muộn hơn thì chu kỳ sẽ xê dịch thời gian theo bé nhé!

>> Tham khảo thêm thực đơn ăn dặm dinh dưỡng, ngon miệng theo độ tuổi cho bé lớn nhanh, khỏe mạnh:

Xem thêm 1 bình luận

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề