Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em

Các trò chơi team building cho trẻ em trong nhà

Show

Các trò chơi team building cho trẻ em thường được tổ chức ngoài trời, tuy nhiên nếu không có điều kiện để trẻ đến các địa điểm phù hợp thì các trò chơi team building trong nhà vui nhộn sau sẽ là lựa chọn lý tưởng dành cho phụ huynh và giáo viên.

Ai nhớ nhiều nhất?

  • Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, sự tập trung và nhanh nhẹn cho bé.
  • Dụng cụ:
    • 10 – 20 đồ vật khác nhau
    • Tấm vải lớn
    • Giấy trắng
    • Bút màu hoặc bút bi
  • Số lượng người chơi: 6 người trở lên.
  • Cách chơi: Các bé được chia thành những đội chơi. Quản trò phủ kín những đồ vật đã chuẩn bị bằng tấm vải lớn, sau đó phát cho mỗi đội chơi 1 cây bút và 1 tờ giấy trắng. Bắt đầu chơi, quản trò sẽ lật tấm vải để lộ những đồ vật bên trong với thời gian 30 giây. Sau 30 giây các đồ vật sẽ lại tiếp tục bị che lại, đội chơi nào ghi nhớ và ghi được nhiều đồ vật trên giấy nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Đội chơi ghi nhớ và ghi được nhiều đồ vật trên giấy nhiều nhất sẽ giành chiến thắng

Thực thần

  • Mục đích: Là trò chơi đồng đội cho trẻ em giúp rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho bé, sự khéo léo và tinh thần đồng đội, đoàn kết.
  • Dụng cụ: Sữa chua, khăn bịt mắt, áo mưa, thìa.
  • Số lượng người chơi: 12 -20 người.
  • Cách chơi: Các bé được chia thành các đội chơi và thống nhất 2 bạn chơi đại diện tham gia. Một bạn sẽ có nhiệm vụ đút sữa chua cho các bạn còn lại, cả 2 bạn chơi sẽ đều mặc áo mưa và bị bịt mắt. Các thành viên còn lại trong đội sẽ hướng dẫn 2 bạn chơi sao cho 2 bạn hợp ý và ăn được phần sữa chua nhiều nhất. Đội nào ăn được hết sữa chua với thời gian nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

Xem thêm: 5+ trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ HIỆU QUẢ NHẤT

Nhân vật bí ẩn

  • Mục đích: Là trò chơi team building cho trẻ em giúp tăng khả năng tư duy, suy luận và nhanh nhẹn cho bé.
  • Dụng cụ: Các dụng cụ hóa trang.
  • Số lượng người chơi: 3 người trở lên.
  • Cách chơi: Hóa trang bé thành những nhân vật hoạt hình, người nổi tiếng,… Để các bạn còn lại đoán xem đó là ai. Người đoán đúng sẽ nhận được 1 vài phần thưởng nhỏ.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Hóa trang bé thành những nhân vật hoạt hình, người nổi tiếng,… Để các bạn còn lại đoán xem đó là ai

Bịt mắt đoán vị

  • Mục đích: Là trò chơi team building cho trẻ em giúp tăng khả năng nhạy bén, khả năng vận dụng các giác quan cho bé, tinh thần đồng đội.
  • Dụng cụ: Khăn bị mắt, một vài loại hoa quả, các món ăn quen thuộc với trẻ.
  • Số lượng người chơi: 6 người trở lên.
  • Cách chơi: Chia các bé thành những đội chơi, sau đó lần lượt bịt mắt từng thành viên có nhiệm vụ dùng mũi để ngửi và nhận biết tên món ăn đó là gì. Đội nào đoán được nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Bé bị bịt mắt từng thành viên có nhiệm vụ dùng mũi để ngửi và nhận biết tên món ăn đó là gì

Trò chơi teamwork cho trẻ – Tam Sao Thất Bản

  • Mục đích: Kỹ năng đồng đội và hiểu ý đồng đội, tăng khả năng ghi nhớ, kích thích trí tưởng tượng.
  • Dụng cụ: Các bức tranh, giấy, bút.
  • Số lượng người chơi: 15 người trở lên.
  • Cách chơi: Chia các bé thành những đội chơi khác nhau, mỗi đội có khoảng 5 thành viên và xếp thành một hàng dọc. Người đầu tiên sẽ được xem qua bức tranh và có nhiệm vụ miêu tả sao cho người tiếp theo hiểu được mà không dùng lời nói, lần lượt như vậy miêu tả đến người cuối cùng. Người cuối cùng sẽ mô tả lại bức tranh đó. Mỗi một vật/chi tiết đúng trong tranh sẽ được tính 2 điểm. Tổng kết đội chơi nào có tổng điểm cao nhất sẽ giành được chiến thắng.

Sờ Tay Đoán Vật

  • Mục đích: Là trò chơi đồng đội cho trẻ em giúp rèn khả năng nhận biết đồ vật xung quanh, tư duy và suy đoán của trẻ.
  • Dụng cụ: thùng giấy có 1 mặt là kính trong, các đồ vật.
  • Số lượng người chơi: 6 người trở lên.
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi, mỗi đội cử 1 thành viên lên tìm đồ vật trong thùng. Lưu ý người chơi này sẽ không thấy các vật dụng này trong thùng, mặt kính của thùng sẽ quay xuống dưới cho các đồng đội theo dõi. Trong hộp có 10 đồ vật, người chơi sẽ nhận biết đồ vật bằng tay và đoán tên đồ vật trong vòng 3 phút. Đội chơi nào đoán được nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Trong hộp có 10 đồ vật, người chơi sẽ nhận biết đồ vật bằng tay và đoán tên đồ vật trong vòng 3 phút

Ai khéo tay nhất

  • Mục đích: Là trò chơi làm việc nhóm cho trẻ giúp bé tăng khả năng tư duy sáng tạo và thiết kế, kỹ năng làm việc nhóm.
  • Dụng cụ: Nhiều tấm xốp, bút màu, giấy màu, keo, những đồ trang trí dễ tìm.
  • Số lượng người chơi: trên 9 người.
  • Cách chơi: Các bé được chia thành nhiều đội chơi. Mỗi đội chơi sẽ được 1 tấm xốp và các dụng cụ cần thiết. Việc của mỗi đội là trang trí tấm xốp theo 1 chủ đề được giao trong 1 khoảng thời gian quy định. Đội chơi có ý tưởng độc đáo và trang trí đẹp nhất sẽ giành chiến thắng.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Đội chơi cần trang trí tấm xốp theo 1 chủ đề được giao trong 1 khoảng thời gian quy định

Thắt khăn đỏ

  • Mục đích: Là trò chơi team building cho trẻ em giúp bé nhanh nhẹn và học cách tập trung tối đa.
  • Dụng cụ: Khăn quàng đỏ.
  • Cách chơi: Xếp các bé thành 2 hàng ngang sao cho 2 bé sẽ đứng đối diện nhau. Để các bé tháo khăn quàng cổ của mình rồi thắt cho bạn đối diện sau khi có hiệu lệnh. Cặp đôi nào có thao tác và hoàn thành nhanh nhất đẹp nhất sẽ giành chiến thắng.

Xem thêm: Phương pháp làm việc nhóm trong học tập – 10 điều then chốt!

Trò chơi làm việc nhóm cho trẻ – Đứng, ngồi, nằm, ngủ

  • Mục đích: Là trò chơi teamwork trí tuệ giúp nâng cao khả năng lắng nghe và quan sát của bé.
  • Số lượng: Không giới hạn.
  • Dụng cụ: Loa.
  • Cách chơi: Xếp các bé thành một vòng tròn, khi được quản trò hô “đứng”, “ngồi”, “nằm” hoặc “ngủ”, các bé sẽ làm theo hiệu lệnh đó. Đồng thời quản trò có thể làm những động tác ngược lại để đánh lừa các bé. Bé nào làm sai sẽ bị phạt những hình phạt vui nhộn.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Khi được quản trò hô “đứng”, “ngồi”, “nằm”, các bé sẽ làm theo hiệu lệnh đó

Đồ vật của tôi

  • Mục đích: Là trò chơi team building cho trẻ em giúp nâng cao tính tư duy và khả năng suy luận, phán đoán của bé.
  • Số lượng: Không giới hạn.
  • Dụng cụ: Các đồ vật khác nhau.
  • Cách chơi: Mỗi bé sẽ chọn một đồ vật bất kỳ trong phòng, sau đó 1 bé sẽ miêu tả đổ vật của mình để các bạn khác đoán tên đồ vật. Bạn nhỏ nào đoán đúng trong thời gian nhanh nhất sẽ được thưởng kẹo và miêu tả đồ vật của mình cho các bạn khác đoán.

Truy tìm bít tất

  • Mục đích: Tăng khả năng quan sát và tinh thần đồng đội của các bé.
  • Số lượng: Không giới hạn.
  • Dụng cụ: Những đôi bít tất màu sắc.
  • Cách chơi: Chia các bé thành những đội chơi khác nhau. Đảo các đôi bít tất màu sắc lại với nhau rồi bày ra sàn nhà. Yêu cầu các đội chơi tìm các đôi bít tất của nhau và cuộn tròn chúng lại. Đội chơi nào tìm được nhiều đôi bít tất nhất sẽ giành chiến thắng.

Thật hay giả

  • Mục đích: Để các bạn hiểu và đồng cảm với nhau, rèn khả năng suy luận cho bé.
  • Số lượng: Không giới hạn.
  • Dụng cụ: không cần chuẩn bị.
  • Cách chơi: Xếp các bé thành một vòng tròn, sau đó lần lượt để bé chia sẻ 1 câu về cuộc đời của bé (thói quen, chuyện vui, chuyện buồn, sở thích, hành động,…). Các bạn sẽ đoán xem câu đó là thật hay giả. Người đoán đúng sẽ được thưởng còn đoán sai sẽ chịu một hình phạt vui nhộn.

Tích lũy thành quả

  • Mục đích: Dạy bé trân trọng kết quả, hợp tác cùng đồng đội để thực hiện nhiệm vụ.
  • Dụng cụ: Bột mì, kẹo, thau.
  • Số lượng người chơi: 9 người trở lên.
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi khác nhau. Mỗi đội sẽ có nhiệm vụ thu thập kẹo. Từng lượt chơi sẽ cử ra 2 bạn hợp tác, một bạn cầm chân bạn trước để di chuyển đến đích. Sau khi đến đích, người trước dùng miệng để lấy viên kẹo trong thau bột mì và quay về để cặp tiếp theo thực hiện nhiệm vụ. Đội chơi nào có được nhiều viên kẹo nhất sẽ giành chiến thắng.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Đội chơi nào có được nhiều viên kẹo nhất sẽ giành chiến thắng

Mảnh ghép cuối cùng

  • Mục đích: Là trò chơi teamwork cho trẻ giúp tăng sự tập trung, tư duy và tính nhanh nhẹn cho trẻ.
  • Dụng cụ: Các mảnh ghép của bức tranh.
  • Số lượng người chơi: trên 6 người
  • Cách chơi: Chia các bé thành những đội chơi, sau đó phát cho mỗi đội một bức tranh là những mảnh ghép. Sau đó lần lượt từng bạn chơi trong đội sẽ đem 1 mảnh ghép ghép lên bản sao cho hoàn thành được bức tranh hoàn chỉnh. Lưu ý, mỗi lần ghép sai sẽ phải mất 1 lượt ghép tranh.

Xem thêm: 4 trại hè NĂNG ĐỘNG NHẤT cho bé ở Nha Trang!

Giao tiếp điện

  • Mục đích: Là trò chơi team building cho trẻ em giúp rèn luyện khả năng giao tiếp, tập trung và tư duy sáng tạo.
  • Dụng cụ: Giấy, bút, đèn pin.
  • Số lượng người chơi: 6 người trở lên.
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi, mỗi đội sẽ được phát những vật liệu đơn giản như giấy, bút, đèn pin để tạo thành 1 đài phát thanh. Sau khi tạo đài phát thanh, mỗi đội sẽ sử dụng nó để truyền tải các thông tin đến nhau mà không sử dụng tiếng nói. Đội chơi nào truyền tải được chính xác thông tin trong thời gian nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Mỗi đội sẽ sử dụng nó để truyền tải các thông tin đến nhau mà không sử dụng tiếng nói

Bài hát ghép đôi

  • Mục đích: Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non với các yếu tố tính thần đồng đội, khả năng giao tiếp và tập trung.
  • Dụng cụ: Các mảnh ghép có lời bài hát.
  • Số lượng người chơi: 9 người trở lên (3 bé/1 đội).
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi khác nhau, mỗi đội sẽ được chọn một bài hát yêu thích mà quản trò đưa sẵn. Sau đó các thành viên trong đội cần hoàn thành bài hát bằng cách sắp xếp các lời bài hát theo đúng trật tự với nhau. Trong khoảng thời gian nhất định, đội chơi nào xếp bài hát đúng nhất sẽ giành chiến thắng. Nếu có nhiều đội cùng ghép đúng bài hát thì sẽ lấy thời gian hoàn thành để phân định thắng thua.

Cái Gì Trên Đầu Bạn

  • Mục đích: Tăng khả năng ghi nhớ và quan sát các bạn trong lớp của bé.
  • Dụng cụ: Giấy ghi nhớ, bút viết.
  • Số lượng người chơi: Không giới hạn.
  • Cách chơi: Để các bé viết tên các con vật vào giấy sau đó yêu cầu bé dán giấy lên trán của một bạn trong lớp bất kỳ phù hợp với con vật đó. Các bé phải đoán được tờ tên con vật được dán trên trán của mình.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Để các bé viết tên các con vật vào giấy sau đó yêu cầu bé dán giấy lên trán của một bạn trong lớp bất kỳ phù hợp với con vật đó

Cứu quả trứng

  • Mục đích: Là trò chơi team building cho trẻ em giúp rèn luyện tư duy và khả năng làm việc nhóm cho bé.
  • Dụng cụ: Quả trứng.
  • Số lượng người chơi: Trên 9 người ( 3 bé/ đội).
  • Cách chơi: Chia các bé thành những đội chơi khác nhau. Mỗi đội chơi phát 2 quả trứng. Đố các bé trong đội có thể thả quả trứng xuống sàn nhà mà không làm vỡ quả trứng. Đội chơi nào làm được sẽ giành chiến thắng.

Thám tử tìm tranh

  • Mục đích: Là trò chơi team building cho trẻ em giúp tăng khả năng quan sát, tư duy, độ nhanh nhẹn và kỹ năng làm việc nhóm cho bé.
  • Dụng cụ: Các mảnh ghép của bức tranh.
  • Số lượng người chơi: Trên 15 người (5 bé/ 1 đội).
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi khác nhau. Mỗi đội sẽ có nhiệm vụ tìm các bức tranh được dấu trong phòng. Đội chơi nào tìm đúng mảnh ghép và hoàn thành bức tranh nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

Chiếc ghế cuối cùng cho ai

  • Mục đích: Là trò chơi đồng đội cho trẻ mầm non giúp tăng kỹ năng quan sát và đồ nhanh nhạy cho bé.
  • Dụng cụ: Nhiều chiếc ghế.
  • Số lượng người chơi: 20 người.
  • Cách chơi: Xếp bé thành 1 vòng tròn, ở giữa vòng tròn xếp 10 chiếc ghế. Sau đó quản trò hát 1 bài hát yêu thích sau đó dừng lại bất kỳ. Khi tiếng hát kết thúc các bé bắt buộc phải ngồi vào được 1 trong những chiếc ghế được xếp ở giữa. Bạn nào không ngồi được sẽ bị loại và các bạn thắng sẽ tiếp tục trò chơi với số ghế ít dần. Cuối cùng chỉ còn 1 cái ghế, bạn nào ngồi được sẽ giành chiến thắng.

Tổng hợp các trò chơi đồng đội cho trẻ em ngoài trời

Các trò chơi ngoài trời vừa giúp ích cho bé học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới mẻ mà còn nâng cao sức khỏe, nhanh nhẹn. Cùng tìm hiểu 30 trò chơi team building cho trẻ em ngoài trời được nhiều trẻ em yêu thích hiện nay.

Trò chơi Cướp Cờ

  • Mục đích: Giúp bé rèn luyện sức khỏe và xây dựng tinh thần đoàn kết.
  • Dụng cụ: Lá cờ, ống đựng cờ.
  • Số lượng người chơi: 8 – 20 người.
  • Cách chơi: Các bé được chia thành 2 đội chơi, mỗi đội xếp thành 2 hàng dọc, có nhiệm vụ bảo vệ “cờ nhà” không bị đối thủ cướp. Cùng đó là sẽ tìm cách để vượt qua bức tường bảo vệ và cướp cờ của đội khác sao cho không chạm vào bức tường bảo vệ. Nếu không may chạm vào bức tường bảo vệ người chơi sẽ bị bắt làm con tin. Kết quả thắng cuộc sẽ thuộc về đội chơi bảo vệ được nhiều cờ hơn.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Các bé được chia thành 2 đội chơi, mỗi đội xếp thành 2 hàng dọc, có nhiệm vụ bảo vệ “cờ nhà” không bị đối thủ cướp

Ném Đậu Vào Ly

  • Mục đích: Là trò chơi team building cho trẻ em giúp bé rèn luyện khả năng, nhanh nhẹn và khéo léo hơn.
  • Dụng cụ: Đậu hạt, ly đựng.
  • Số lượng người chơi: 6 người trở lên.
  • Cách chơi: Các bé được chia thành những đội nhỏ khoảng 3 đến 4 thành viên. Mỗi đội xếp thành 1 hàng dọc và mỗi thành viên sẽ thay phiên nhau bốc đậu rồi ném vào ly (cách đội chơi 2m) trong khoảng thời gian đã định sẵn. Đội chơi nào ném được số đậu vào ly nhiều nhất sẽ giành thắng cuộc.

Xem thêm: [Tổng hợp] Các trò chơi rèn luyện trí nhớ cho trẻ CHỌN LỌC

Nón hút lá bài

  • Mục đích: Giúp bé nâng cao khả năng tập trung và tăng độ khéo léo.
  • Dụng cụ: Nón lá, bộ bài.
  • Số lượng người chơi: 6 người trở lên.
  • Cách chơi: Các bé được chia nhỏ thành những đội chơi và xếp thành các hàng dọc. Lần lượt mỗi bé trong nhóm sẽ ném lá bài vào nón (cách 1.5 m). Mỗi lá bài ném vào nón thành công sẽ được tính 1 điểm. Đội nào giành được nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng.

Trò chơi đồng đội cho trẻ mầm non – Đặc công phá mình

  • Mục đích: Là trò chơi team building cho trẻ em giúp nâng cao tinh thần làm việc nhóm, sức khỏe của bé.
  • Dụng cụ: Bóng bay.
  • Số lượng người chơi: 10 người trở lên.
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi, mỗi đội đề xuất 1 trưởng nhóm. Đội trưởng đứng tại vạch đích và các thành viên còn lại ở vạch xuất phát. Sau khi nghe hiệu lệnh từng thành viên sẽ chạy từ vạch xuất phát đến vạch đích và phối hợp với đội trưởng để là bể bóng. Sau 5 phút đội chơi phá được nhiều bóng nhất sẽ giành chiến thắng.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Sau 5 phút đội chơi phá được nhiều bóng nhất sẽ giành chiến thắng

Bóng về đích

  • Mục đích: Là trò chơi team building cho trẻ em giúp tăng sự khéo léo, tinh thần đồng đội và là trò chơi rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ.
  • Dụng cụ: Bóng bay, rổ nhựa.
  • Số lượng người chơi: trên 12 người.
  • Cách chơi: Chia các bé thành những đội chơi, lần lượt để các bé trong nhóm tham gia trò chơi. 2 người chơi cùng nhau đem bóng đến rổ sao cho không để tay chạm vào bóng. Đội chơi nào có nhiều bóng về đích nhất sẽ giành chiến thắng.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
2 người chơi cùng nhau đem bóng đến rổ sao cho không để tay chạm vào bóng

Trò chơi teamwork trí tuệ – Xây Đường Chạy Cho Hòn Bi

  • Mục đích: Là trò chơi team building cho trẻ em giúp bé rèn luyện tính đoàn kết và tư duy sáng tạo.
  • Dụng cụ: Nhiều đoạn ống nhựa (chia đôi theo chiều dọc của ống), băng dính, keo dán, kéo, ly nhựa.
  • Số lượng người chơi: 6 người trở lên.
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi và để bé tự do sáng tạo để tìm cách lắp ráp các ống nhựa sao cho viên bi di chuyển đến cốc thông qua các ống này nhanh nhất. Đội nào nhanh hơn sẽ giành chiến thắng.

Tắt lửa

  • Mục đích: Là trò chơi team building cho trẻ em giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng làm việc theo nhóm và tinh thần đoàn kết.
  • Dụng cụ: 5 cây nến, khăn bịt mắt.
  • Số lượng người chơi: trên 9 người chơi.
  • Cách chơi: 5 cây nến được đặt ở những vị trí, độ cao phù hợp với trẻ, tránh các chỗ dễ bị bắt lửa. Chia các bé thành những đội chơi nhỏ, mỗi thành viên trong đội sẽ lần lượt bị bịt mắt và được các thành viên còn lại trong đội hướng dẫn để thổi tắt ngọn nến. Có 3 lượt thổi cho 1 ngọn nến, nếu 3 lần không thổi được đồng nghĩa với ngọn nến đó không được ghi nhận và nhường cơ hội đó cho những đội chơi khác. Mỗi ngọn nến được làm tắt sẽ tương ứng với 5 điểm. Đội chơi nào có điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng.

Xem thêm: 12 kinh nghiệm “VÀNG” dạy trẻ giao tiếp với bạn bè TỰ TIN

Kéo Co

  • Mục đích: Rèn luyện thể lực và tinh thần đồng đội cho bé, đồng thời cũng giúp các bé tư duy vì cần tìm phương pháp chơi để chiến thắng.
  • Dụng cụ: Dây thừng, cờ, găng tay bảo hộ.
  • Số lượng người chơi: Trên 20 người.
  • Cách chơi: Chia các bé thành những đội chơi khác nhau, mỗi đội khoảng 10 thành viên. Lần lượt các đội sẽ thi đấu với nhau để tìm ra người vô địch. Tuy nhiên cần phải chia đồng đều số lượng và thể chất ở mỗi đội để tránh trường hợp các bé so bì với nhau.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Cho bé chơi kéo co thi đua

Chanh – Chua – Cua – Kẹp

  • Mục đích: Là trò chơi team building cho trẻ em giúp tăng khả năng nhớ và phản xạ cho trẻ.
  • Dụng cụ: Loa, micro.
  • Cách chơi: Cần có 1 quản trò để hô to trò chơi. Người quản trò này đứng ở giữa và hô “chanh”, các người chơi còn lại sẽ hô “chua”, và hô “cua”thì người chơi đáp lại là “kẹp” và nắm tay người chơi bên cạnh mình cho ra sau. Nếu thành viên nào không kịp hoặc làm chậm sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Tuy nhiên trò chơi này cần sự khéo léo của quản trò vì cần phải mưu mẹo để đánh lừa người chơi.

Trò chơi teamwork trí tuệ – Đội Nào Nóng Nhất

  • Mục đích: Phát triển trí thông minh, tư duy của trẻ để tìm ra cách làm đá tan. Đồng thời giúp trẻ phát triển được kỹ năng làm việc nhóm.
  • Dụng cụ: Những viên đá lạnh, xô chậu.
  • Số lượng người chơi: 10 người trở lên.
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi. Mỗi đội chơi sẽ được phát một lượng đá lạnh nhất định. Nhiệm vụ của đội là làm tan viên đá đó nhanh nhất. Đội nào hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

Xem thêm: 50+ trò chơi phát triển tư duy cho trẻ mầm non từ 3 – 5 tuổi

Rồng Rắn Lên Mây

  • Mục đích: Rèn luyện sức khỏe và thể lực, cải thiện óc phán đoán, suy luận cho trẻ.
  • Dụng cụ: Dụng cụ phát hiệu lệnh.
  • Số lượng người chơi: 10 – 20 người.
  • Cách chơi: Rồng rắn lên mây là trò chơi dân gian. Các bé sẽ được chia thành 2 đội chơi và xếp thành 2 hàng dọc. Người chơi phía sau sẽ bám vào người chơi phía trước. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người đầu tiên của hàng sẽ cố gắng bắt được người cuối cùng của đội đối thủ. Đội chơi bị bắt hoặc làm đứt hàng sẽ nhận thua cuộc.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người đầu tiên của hàng sẽ cố gắng bắt được người cuối cùng của đội đối thủ

Về đích cùng đội trưởng

  • Mục đích: Là trò chơi đồng đội cho trẻ mầm non giúp phát triển kỹ năng lắng nghe và làm việc nhóm cho bé.
  • Dụng cụ: Khăn bịt mắt, đồ vật dùng làm chướng ngại vật.
  • Số lượng người chơi: 18 người trở lên.
  • Cách chơi: Các bé được chia thành những đội chơi và chọn ra 1 người đội trưởng. Chướng ngại vật được bố trí tại địa điểm chơi. Đội trưởng có nhiệm vụ dẫn dắt cả đội vượt qua các chướng ngại vật để về đích, trong lúc các thành viên trong đội đều bị bịt mắt. Đội chơi phải hoàn thành nhiệm vụ mà không đụng phải các chướng ngại vật, đội nào về đích nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Đội chơi phải hoàn thành nhiệm vụ mà không đụng phải các chướng ngại vật, đội nào về đích nhanh nhất sẽ giành chiến thắng

Gió thổi bóng bay về đích

  • Mục đích: Là trò chơi teamwork cho trẻ giúp rèn kỹ năng tư duy, óc sáng tạo cho bé và sự khéo léo.
  • Dụng cụ: Bóng bay.
  • Số lượng người chơi: 6 người trở lên.
  • Cách chơi: Chia cá bé thành những đội chơi khác nhau, lần lượt từng bé sẽ dùng miệng để thổi quả bóng bay về đích sau khi có hiệu lệnh của quản trò. Bé có thể dùng nhiều cách để bóng về đích nhưng không được dùng tay. Đội chơi nào có nhiều bóng về đích nhất trong thời gian 10 phút sẽ giành chiến thắng.

Bóng Bàn Hiện Đại

  • Mục đích: Giúp trẻ rèn luyện trí thông minh, tư duy, óc phán đoán và sự khéo léo.
  • Dụng cụ: Nhiều quả bóng bàn, ly nước, bàn.
  • Số lượng người chơi: 9 người trở lên.
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi, xếp thành hàng dọc. Mỗi đội chuẩn bị 2 chiếc bàn, một chiếc bàn được sắp những chiếc cốc đầy nước, chiếc bàn còn lại để trống tại vị trí chơi của bé. Khi hiệu lệnh bắt đầu, lần lượt từng thành viên trong đội sẽ dùng bóng bàn đập vào chiếc bàn trống sao cho bóng nảy và rơi vào trong cốc. Đội nào có nhiều bóng trong các cốc nhất sẽ giành chiến thắng.

Dồn toa tàu

  • Mục đích: Là trò chơi team building cho trẻ em giúp tăng kỹ năng làm việc nhóm cho bé, nâng cao sức khỏe cho bé.
  • Số lượng người chơi: 15 người trở trên.
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi, mỗi đội xếp thành 1 hàng dọc sao cho 2 bạn đứng trước liền kề sẽ cách 2 bạn đứng sau 1m. Khi hiệu lệnh bắt đầu 2 bạn đứng trước sẽ lùi dần về sau để ghép các toa tàu lại với nhau theo chiều từ trên xuống dưới. Đội nào hoàn thành nhiệm vụ là ghép các toa tàu lại với nhau nhanh nhất thì giành chiến thắng.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Khi hiệu lệnh bắt đầu 2 bạn đứng trước sẽ lùi dần về sau để ghép các toa tàu lại với nhau theo chiều từ trên xuống dưới

Lò cò thắt nút

  • Mục đích: Giúp tăng khả năng nhanh nhẹn và tinh thần làm việc nhóm cho bé.
  • Dụng cụ: Nhiều đoạn dây thừng ngắn, nhiều thanh gỗ nhỏ.
  • Số lượng người chơi: 10 người trở lên.
  • Cách chơi: Chia cá bé thành những đội chơi khác nhau. Mỗi đội sẽ được xếp thành 1 hàng dọc tại vạch xuất phát đồng thời các thành viên trong nhóm đều được phát 1 sợi dây thừng. Khi có hiệu lệnh, các bạn trong nhóm lần lượt nhảy lò cò đến vạch đích và thắt dây thừng vào thanh gỗ đã chuẩn bị sẵn. Cứ tiếp tục như vậy, bé hoàn thành xong nhiệm vụ sẽ trở về cuối hàng và chờ lượt tiếp theo. Đội nào thắt được nhiều dây thừng nhất sẽ giành chiến thắng.

Nhảy bao bố

  • Mục đích: Rèn luyện kỹ năng đồng đội, sức khỏe và sự nhanh nhẹn cho bé.
  • Dụng cụ: Bao bố.
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi, mỗi đội được nhận 2 chiếc bao bố. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, mỗi đội sẽ để 2 thành viên chui vào bao và nhảy đến đích, sau đó quay lại vạch xuất phát để cặp tiếp theo nhảy. Đội nào có nhiều cặp đến đích nhất trong vòng 10 phút sẽ giành chiến thắng.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Khi có hiệu lệnh bắt đầu, mỗi đội sẽ để 2 thành viên chui vào bao và nhảy đến đích, sau đó quay lại vạch xuất phát để cặp tiếp theo nhảy

Vua phá lưới

  • Mục đích: Là trò chơi team building cho trẻ em giúp rèn luyện tinh thần đồng đội, sức khỏe và kỹ năng quan sát.
  • Dụng cụ: Khung thành, Bóng da/bóng nhựa.
  • Số lượng người chơi: Trên 6 người chơi.
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi, mỗi đội chơi sẽ có nhiệm vụ ghi bàn vào khung thành.Theo hiệu lệnh, lần lượt để từng thành viên của đội lên vạch để sút bóng vào gôn. Đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn sẽ giành chiến thắng.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Lần lượt để từng thành viên của đội lên vạch để sút bóng vào gôn. Đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn sẽ giành chiến thắng

Đại chiến rùa và thỏ

  • Mục đích: Giúp gia tăng tinh thần đồng đội, tinh thần đoàn kết và kỹ năng lắng nghe cho các bé.
  • Dụng cụ: Rùa hơi, thỏ hơi, khăn bịt mắt, các chướng ngại vật trên đường.
  • Số lượng người chơi: trên 10 người.
  • Cách chơi: Chia các bé thành những đội chơi, mỗi đội được chọn dụng cụ chơi là thỏ hơi hoặc rùa hơi. Mỗi lượt chơi, mỗi đội sẽ đề xuất 5 thành viên đứng vào trong chú rùa hoặc thỏ hơi. Các thành viên đều bị bịt mắt, trừ đội trưởng, đội trường là người dẫn đường cho cả đội đến vạch đích sao cho vượt qua những chướng ngại vật trên đường. Sau khi tới vạch đích, đội chơi sẽ lấy cờ. Trong 10 phút đội chơi có nhiều cờ nhất sẽ giành được chiến thắng.

Phi tiêu

  • Mục đích: Tăng khả năng quan sát và tinh thần đồng đội, làm việc nhóm cho bé.
  • Dụng cụ: Bảng phi tiêu.
  • Số lượng người chơi: 10 người trở lên.
  • Cách chơi: Chia các bé thành những đội chơi, đội chơi có nhiệm vụ ném phi tiêu trúng vào bảng phi tiêu. Mỗi thành viên sẽ thay phiên nhau ném 10 phi tiêu. Đội nào ném trúng nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Mỗi thành viên sẽ thay phiên nhau ném 10 phi tiêu, đội nào ném trúng nhiều nhất sẽ giành chiến thắng

Gần hoặc xa

  • Mục đích: Rèn luyện kỹ năng lắng nghe và phán đoán, nâng cao tinh thần làm việc cùng nhau.
  • Dụng cụ: Những đồ vật nhỏ.
  • Số lượng: Không giới hạn.
  • Cách chơi: Để các bé trốn trong phòng và cử 1 bạn đứng ở ngoài phòng làm người đi tìm. Giấu một đồ vật trong phòng và yêu cầu người đi tìm phải tìm được nó. Sau khi hiệu lệnh bắt đầu, người đi tìm sẽ được vào phòng và tìm kiếm đồ vật dưới sự hướng dẫn của các bạn trong phòng. Các bạn sẽ hướng dẫn thông qua “tiến đến gần”, “lùi ra xa” để người tìm có thể tìm được đồ vật. Trong vòng 5 phút, tìm được đồ vật yêu cầu sẽ giành chiến thắng.

Tốc độ/ vua tốc độ

  • Mục đích: Là trò chơi làm việc nhóm cho trẻ giúp nâng cao tinh thần đồng đội và rèn luyện sức khỏe cho bé.
  • Dụng cụ: Xe rùa, cờ, các dụng cụ làm chướng ngại vật.
  • Số lượng người chơi: trên 10 người.
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi nhỏ, mỗi đội sẽ được nhận 1 chiếc xe rùa. Tại đội chơi sẽ đề xuất 1 bạn nam và 1 bạn nữ nhận xe rùa. Bạn nam đẩy bạn nữ ngồi trên xe di chuyển qua các chướng ngại vật để đến đích lấy cờ rồi quay xe về cho bạn chơi tiếp theo. Đội chơi nào trong thời gian 10 phút nhận được nhiều cờ nhất sẽ giành chiến thắng.

Bánh xe thần tốc

  • Mục đích: Trò chơi teamwork trí tuệ khuấy động tinh thần làm việc nhóm, phân công hợp lý cho các thành viên để đạt hiệu quả công việc.
  • Dụng cụ: Bánh xe bạt.
  • Số lượng người chơi: trên 40 người.
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi, mỗi đội cử 8 thành viên cùng nhau di chuyển trong bánh xe bạt khổng lồ. Sau khi có hiệu lệnh xuất phát, các bé sẽ cố gắng di chuyển bánh xe về đích nhanh nhất. Sau khi cán đích, 7 thành viên trong bánh xe sẽ đứng tại đích trong khi 1 bạn sẽ điều khiển bánh xe quay lại vạch xuất phát để đón các thành viên tiếp theo đến đích. Trong thời gian 15 phút, đội chơi nào đưa hết các thành viên của đội mình về đích nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Cố gắng di chuyển bánh xe về đích nhanh nhất, 7 thành viên trong bánh xe sẽ đứng tại đích trong khi 1 bạn sẽ điều khiển bánh xe quay lại vạch xuất phát

Cuộc đua kỳ thú

  • Mục đích: Rèn luyện tinh thần làm việc nhóm, tất cả các thành viên đều cần nỗ lực và cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Dụng cụ: Thú nhún, lá cờ.
  • Số lượng người chơi: 9 người trở lên.
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi. Mỗi đội sẽ được phát 1 con thú nhún, lần lượt 1 bạn cưỡi trên thú nhún từ vạch xuất phát đến vạch đích để lấy một lá cờ, sau khi lấy lá cờ thì trở về vạch bắt đầu và để bạn tiếp theo thực hiện thử thách. Lưu ý nên trong lúc đến vạch đích, cặp nào bị ngã sẽ đứng lên chơi lại từ đầu.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Mỗi đội sẽ được phát 1 con thú nhún, lần lượt 1 bạn cưỡi trên thú nhún từ vạch xuất phát đến vạch đích để lấy một lá cờ

Bà còng đi chợ

  • Mục đích: Là trò chơi team building cho trẻ em giúp tăng tính đồng đội, sự khéo léo di chuyển của trẻ.
  • Dụng cụ: Bộ quang gánh, cầu tre nhỏ, các đồ chơi thực phẩm (cua, cá, rau, củ, quả,..).
  • Số lượng người chơi: Trên 8 người.
  • Cách chơi: Chia các bé thành những đội chơi, mỗi đội sẽ được phát 1 bộ quang gánh. Khi có hiệu lệnh, lần lượt các thành viên của đội chơi sẽ gánh bộ quang gánh đến vạch đích thông qua 1 cái cầu tre nhỏ. Sau khi đến đích sẽ chọn một món đồ ăn bất kì đem về lại vạch xuất phát. Mỗi món đồ lấy được sẽ được tính 1 điểm. Đội chơi nào có nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng. Lưu ý, khi qua cầu nếu không may rơi ra khỏi cầu, thành viên đó sẽ chơi lại từ đầu.

Đeo vòng cho chai

  • Mục đích: Tăng khả năng nhạy bén, suy luận và tìm cách vòng chính xác, rèn luyện kỹ năng quan sát.
  • Dụng cụ: Chai, vòng nhựa.
  • Số lượng người chơi: trên 15 người.
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi, mỗi đội chơi sẽ được phát 10 chiếc vòng, đội chơi nào ném được số vòng vào chai nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Mỗi đội chơi sẽ được phát 10 chiếc vòng, đội chơi nào ném được số vòng vào chai nhiều nhất sẽ giành chiến thắng

Khu rừng kỳ diệu

  • Mục đích: Nâng cao tinh thần đồng đội, khả năng quan sát và nhạy bén cho bé, khả năng giao tiếp giữa các thành viên với nhau.
  • Dụng cụ: Các đồ vật.
  • Số lượng người chơi: Ít nhất 6 người chơi.
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi khác nhau, mỗi đội chơi sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm các đồ vật trong một khu rừng đã giả được sắp đặt trước đó. Đội chơi nào tìm được nhiều đồ vật hơn sẽ giành chiến thắng.

Đua thuyền giấy

  • Mục đích: Là trò chơi làm việc nhóm cho trẻ giúp rèn luyện khả năng sáng tạo và tinh thần đồng đội của các thành viên trong nhóm.
  • Dụng cụ: Giấy, bút màu.
  • Số lượng người chơi: 10- 20 người tham gia.
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi, nhiệm vụ của mỗi đội là chế tạo ra thuyền giấy để đua thuyền với các đội chơi khác. Đội chơi có thể trang trí chiếc thuyền của mình tùy thích bằng bút màu. Sau khi hoàn thành, để thuyền vào nước và xem chiếc thuyền nào sẽ về đích đầu tiên sẽ giành chiến thắng.

Săn kho báu

  • Mục đích: Là trò chơi teamwork trí tuệ khuyến khích các thành viên giao tiếp với nhau, cùng tư duy để tìm ra đáp án và đồ vật bị mất.
  • Dụng cụ: Kho báu.
  • Số lượng người chơi: trên 18 người (6-10 bé/ 1 đội).
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi, mỗi đội chơi có nhiệm vụ tìm 1 kho báu bằng cách trả lời đúng các câu đố của quản trò để có thể nhận gợi ý để tìm kiếm. Đội chơi nào trả lời được nhiều câu đố sẽ nhận được nhiều gợi ý và dễ dàng tìm được kho báu. Tuy nhiên đội chơi nào đoán tìm được kho báu nhanh nhất sẽ giành được chiến thắng.

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em
Đội chơi nào đoán tìm được kho báu nhanh nhất sẽ giành được chiến thắng

Chuyền bóng

  • Mục đích: Là trò chơi teamwork cho trẻ giúp nâng cao tinh thần đồng đội, đoàn kết và rèn luyện sức khỏe cho bé.
  • Dụng cụ: Bóng.
  • Số lượng người chơi: trên 15 người (5 bé/ 1 đội).
  • Cách chơi: Chia các bé thành nhiều đội chơi, mỗi đội chuyền bóng qua lại cho đến khi bóng được chuyền đến thành viên cuối cùng trong đội sẽ kết thúc trò chơi. Đội chơi nào chuyền nhanh và không phạm lỗi sẽ giành chiến thắng.

Bài viết trên đã tổng hợp 50 trò chơi team building cho trẻ em vui nhộn, bổ ích và các trò chơi teamwork trí tuệ giúp rèn luyện được nhiều kỹ năng cho bé. Quý phụ huynh có thể tham khảo thêm nhiều trò chơi cho bé tại khóa học CampUP của UPO. Đến với khóa học gồm các hoạt động vui chơi giải trí kết hợp với các bài học (đặc biệt có UPO Ball, game kết hợp vận động – tư duy – cảm xúc). Sau khi kết thúc khóa học trẻ có thể tư duy tự thức và khai phóng bản thân cũng như tự lãnh đạo chính mình một cách hiệu quả.

Đăng ký khoá học CampUP cho bé NGAY

Các trò chơi hoạt nào cho trẻ em

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non là gì?

Hiểu đơn giản đồ chơi sáng tạo là những món đồ chơi mà trẻ được tiếp cận ngay từ khi còn nhỏ trong chính ngôi nhà của mình giúp phát triển trí não, hình thành tư duy và rèn luyện khả năng sáng tạo của trẻ. Đó có thể là những bản vẽ hình khối, những mảnh ghép cắt dán, hay phối trộn các đường vẽ,...

Thế nào là trò chơi vận động cho trẻ mầm non?

Trò chơi vận động cho trẻ em mầm non là những hoạt động hoặc trò chơi nhằm mục tiêu phát triển tất cả các khía cạnh về thể chất của trẻ bao gồm khả năng nhanh nhẹn, sức khỏe, sự linh hoạt. Những trò chơi này được thiết kế và tổ chức để khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động hoạt động một cách tích cực và vui nhộn.

Trẻ mẫu giáo thường chơi những trò chơi gì?

Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non được yêu thích nhất.

Chi chi chành chành. Chi chi chành chành là trò chơi sẽ giúp trẻ rèn luyện được tính phản xạ nhanh và khả năng quan sát của mình. ... .

Thả đỉa ba ba. ... .

Bịt mắt bắt dê ... .

Kéo cưu lừa xẻ ... .

Ếch dưới ao. ... .

Rồng rắn lên mây. ... .

Cá sấu lên bờ ... .

Chim bay cò bay..

Trò chơi vận động là trò chơi gì?

Trò chơi vận động là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực, vừa là phương tiện để giáo dục trẻ 1 cách toàn diện và thu hút nhiều trẻ tham gia chơi và hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ, ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để rèn luyện tố chất và phát triển thể lực góp phần nâng cao nhận thức, phát triển ngôn ...