Cho trẻ em đi ngoài lúc nào là tốt nhất năm 2024

Khi chăm sóc một em bé sơ sinh, chúng ta sẽ có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thường xuyên thông qua sự bài tiết phân cũng như nước tiểu. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau. Bạn không nên so sánh con mình với đứa trẻ khác để kết luận các tình trạng bất thường. Vậy tình trạng phân như thế nào là bình thường? Chúng ta cần đánh giá các vấn đề sau:

1. Tần xuất đi tiêu

Đặc điểm này rất thay đổi đối với từng đứa trẻ và từng giai đoạn phát triển cũng như loại sữa. Trẻ uống sữa mẹ thường sẽ đi tiêu nhiều lần hơn. Tần suất bình thường có thể dao động từ 7 lần 1 ngày cho đến 1 lần trong 7 ngày, miễn là phân vẫn mềm và trẻ không bị đau.

2. Lượng phân

Tương tự như số lần đi tiêu, số lượng mỗi lần cũng rất khác nhau. Sau vài ngày đầu, lượng phân thường tương quan trực tiếp với lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức trẻ uống vào. Nhưng nếu bạn lo lắng vì cảm thấy lượng sữa uống vào và lượng phân đi ra không tương ứng, điều bạn cần quan tâm lúc này là vấn đề tăng trưởng của trẻ. Nếu trẻ vẫn phát triển tốt, có vẻ hài lòng sau khi ăn và bụng không nhô lên quá nhiều thì em bé của bạn vẫn đang đi tiêu bình thường.

3. Màu sắc

Trong vài ngày đầu sau sinh, trẻ đi tiêu chủ yếu là phân su. Đó là loại phân đen, sệt, dính mà thai nhi tạo ra từ khi còn trong bụng mẹ. Sau đó phân có thể chuyển thành màu xanh, nâu sẫm hoặc vàng, đó đều là màu phân bình thường của trẻ sơ sinh. Chỉ có 3 màu phân mà các cha mẹ cần lo lắng đó là đỏ, đen và trắng xám. Khi phân có 3 màu này, hãy đưa ngay em bé của bạn đến gặp bác sĩ.

4. Kết cấu

Sau giai đoạn đi phân su, phân trẻ sơ sinh thường có độ sệt. Trẻ bú sữa mẹ thường có phân mềm hơn sữa công thức. Các hạt nhỏ trong phân là hoàn toàn bình thường, đây là do chất béo không được tiêu hóa hết.

Phân lỏng và có nước có thể là biểu hiện trẻ hấp thu không tốt. Tương tự, chất nhày trong phân có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tiêu hóa. Hãy đến gặp bác sĩ khi phân có hiện tượng này.

Phân rất cứng là dấu hiệu của táo bón. Trẻ có thể có biểu hiện đau khi đi tiêu. Phần lớn nguyên nhân là do công thức dinh dưỡng không đúng.

5. Mùi

Phân trẻ sơ sinh những ngày đầu rất ít mùi hôi. Sau một thời gian khi ruột đã hình thành nên hệ vi khuẩn, phân sẽ trở nên hôi hơn. Trẻ bú sữa mẹ sẽ có phân nặng mùi hơn sữa công thức.

6. Biểu hiện của trẻ lúc đi tiêu

Đa số trẻ sơ sinh có biểu hiện như bình thường hoặc hơi nhăn mặt hoặc đỏ mặt lúc đi tiêu. Nhưng nếu trẻ khóc ở mỗi lần đi tiêu, đây có thể là biểu hiện của đau. Nếu tình trạng này tiếp diễn, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Cho trẻ em đi ngoài lúc nào là tốt nhất năm 2024

Hình minh họa - nguồn internet

Tóm lại, màu sắc và kết cấu phân là các yếu tố quan trọng nhất để đánh giá em bé có đi tiêu bình thường hay không. Các yếu tố như tần xuất, số lượng và mùi rất thay đổi tùy thuộc vào từng em bé cũng như thành phần dinh dưỡng nhập vào ở các thời điểm khác nhau. Nếu bạn thấy lo lắng vì các thay đổi trong phân trẻ sơ sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ của bé.

Mỗi sự khác nhau về mùi hương, màu sắc và kết cấu của phân trẻ sơ sinh sẽ mang một ý nghĩa khác nhau. Thông qua đó, bố mẹ có thể nhận biết sớm tình trạng sức khỏe và một số vấn đề mà trẻ đang gặp phải.

Cho trẻ em đi ngoài lúc nào là tốt nhất năm 2024

Bảng theo dõi màu sắc phân trẻ sơ sinh chẩn đoán bệnh

Màu sắc phân của trẻ sơ sinh khá đa dạng và đây cũng là cách cơ thể trẻ biểu lộ tình trạng sức khỏe của bản thân.

1. Phân trẻ sơ sinh màu xanh đen

Ở những lần “đại tiện” đầu tiên, phân của trẻ sơ sinh sẽ có màu xanh đen, không mùi, đặc và rất dính. Loại phân này được gọi là phân su, bao gồm dịch ối, các tế bào da, lông tóc và các chất khác được trẻ nuốt vào khi còn trong bụng mẹ. Thông thường, trẻ đi ngoài phân su sau khi được bú sữa non – lượng sữa đầu tiên của mẹ, có tác dụng như một loại thuốc nhuận tràng giúp hệ đường ruột đẩy phân su ra ngoài dễ dàng hơn. (1)

Trẻ đi ngoài phân su là hiện tượng sinh lý bình thường, là dấu hiệu cho thấy hệ đường ruột của trẻ đang hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh không đi ngoài phân su trong vòng 48 giờ đầu đời, bố mẹ cần liên hệ với các bác sĩ Sơ sinh càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, nếu sau khi cơ thể đã tống hết phân su ra ngoài nhưng phân của trẻ lại có màu đen, trắng hay giống như đất sét, hoặc có chất nhầy, máu, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ.

Cho trẻ em đi ngoài lúc nào là tốt nhất năm 2024
Phân trẻ trong những ngày đầu.

2. Phân của trẻ sơ sinh màu vàng

Phân của trẻ sơ sinh sẽ dần chuyển sang màu vàng sau khi trẻ đã tống hết phân su ra bên ngoài. Lúc này, phân của trẻ lỏng hơn, có màu vàng như mù tạt, có thể có hạt lợn cợn. Đồng thời, trẻ đi ngoài thường xuyên hơn, có thể đi ngay sau khi bú hoặc chỉ đi ngoài 1 lần/tuần. Thông thường, phân của trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn sẽ chuyển hẳn sang màu vàng hoặc trông như mù tạt, có hạt khi trẻ được khoảng 5 ngày tuổi. (2)

3. Phân trẻ sơ sinh màu nâu nhạt

Khác với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, phân của trẻ bú sữa công thức sẽ đặc và sẫm màu hơn, có thể có màu rám nắng, màu vàng hoặc hơi xanh. Mặc dù đặc hơn hơn nhưng phân của trẻ vẫn sẽ không thành khuôn, nhão và có dạng như bơ đậu phộng, mùi hăng. Tần suất đi ngoài của chúng cũng sẽ ít hơn so với trẻ bú mẹ hoàn toàn, có thể đi ngoài chỉ 1 lần/ngày hoặc nhiều hơn.

4. Phân của trẻ sơ sinh màu nâu lục nhạt

Phân của trẻ sơ sinh có màu nâu lục nhạt được xem là dấu hiệu tốt, cho thấy trẻ đã bắt đầu tiêu hóa sữa mẹ hoặc sữa công thức một cách hiệu quả hơn.

Ngoài ra, mẹ có thể bắt gặp tình trạng trẻ đi ngoài phân màu lục nhạt khi bước qua giai đoạn tập ăn dặm. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ cần phải hoạt động năng suất hơn và nguồn thực phẩm trẻ tiêu thụ mỗi ngày cũng sẽ đa dạng hơn. Do đó, không chỉ là màu lục nhạt, phân của trẻ còn có thể có các màu khác như cam, vàng hay có màu như nho khô.

5. Màu phân ở trẻ sơ sinh nâu sẫm

Thông thường, phân của trẻ dần chuyển sang màu nâu sẫm và bắt đầu giống với phân của người lớn khi trẻ chuyển qua ăn các thức ăn đặc và thô hơn.

6. Phân trẻ sơ sinh màu xanh lá cây đậm

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân màu xanh lá cây đậm phần lớn là do bố mẹ đã bổ sung quá nhiều chất sắt cho trẻ. Điều này có thể xảy ra thông qua các thực phẩm bổ sung sắt trực tiếp cho trẻ sơ sinh, sữa công thức có thành phần chứa nhiều sắt hay chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú có nhiều sắt.

7. Phân có bọt màu xanh lá cây sáng

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân có bọt màu xanh lá cây sáng thường xảy ra ở trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Các chuyên gia cho biết, khi mẹ cho con bú sai cách, thường xuyên chuyển đổi bầu vú cho trẻ khi trẻ chưa bú cạn sữa cho bầu vú, trẻ sẽ bú nhiều sữa đầu hơn sữa cuối. Từ đó, cơ thể trẻ hấp thụ nhiều sữa ít chất béo và dưỡng chất hơn sữa có đầy đủ chất béo và dưỡng chất.

Một số trường hợp trẻ đi ngoài phân màu xanh lá cây sáng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý do virus gây ra. Do vậy, bố mẹ nên quan sát các biểu hiện và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Cho trẻ em đi ngoài lúc nào là tốt nhất năm 2024
Phân màu xanh lá cây.

8. Các màu phân của trẻ sơ sinh khác

Ngoài các màu phân được nhắc đến ở trên, đôi khi, mẹ có thể bắt gặp hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài phân có màu sắc khác như màu cam vàng, màu đỏ, màu xám hay màu trắng,… Ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, nếu mẹ tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chưa một sắc tố, phân của trẻ có thể sẽ mang sắc tố đó.

  • Màu trắng/xám: Trẻ có thể gặp vấn đề về gan.
  • Màu đỏ: Trẻ có thể đang bị nhiễm trùng, xuất huyết đường ruột hoặc nứt kẽ hậu môn.
  • Màu đen: Trẻ có thể đã nuốt phải máu từ vết nứt ở núm vú hoặc xuất huyết ở dạ dày.

Khi thấy phân của trẻ sơ sinh bất thường, tốt nhất, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ càng sớm càng tốn.

Phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Hình thái, kết cấu và màu sắc phân của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào loại sữa trẻ uống mỗi ngày. Do đó, ở trẻ khỏe mạnh, bình thường, phân trẻ cũng có sự khác biệt giữa trẻ sơ sinh bú mẹ và trẻ sơ sinh bú sữa công thức:

1. Phân trẻ sơ sinh khi được bú mẹ

Sau khi đẩy hết phân su ra ngoài, phân của trẻ sơ sinh bú mẹ sẽ chuyển dần từ màu xanh lá cây sang màu vàng sáng, lỏng. Trẻ cũng sẽ đi ngoài thường xuyên hơn, trung bình 4 – 6 lần/ngày, có thể đi ngay trong khi bú hoặc sau khi được bú mẹ.

2. Phân trẻ sơ sinh khi bú sữa công thức

Phân của trẻ sơ sinh bú sữa công thức thường sẽ có mùi nồng, đặc và nhiều hơn so với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Màu phân của trẻ có thể có màu vàng nhạt hoặc màu vàng nâu. Tần suất đi ngoài của trẻ thường sẽ dao động trong khoảng 1 – 4 lần/ngày.

Cho trẻ em đi ngoài lúc nào là tốt nhất năm 2024
Phân của trẻ sơ sinh khỏe mạnh thường sẽ có tông màu vàng, có thể là vàng tương hoặc vàng nâu tùy thuộc vào loại sữa trẻ uống.

Phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bất thường?

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đi ngoài phân bất thường cần được đưa đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và hỗ trợ điều trị đúng cách, kịp thời:

1. Tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh khá khó nhận biết hơn người lớn bởi bình thường phân của trẻ khá lỏng và trẻ cũng đi ngoài khá thường xuyên. Do vậy, bố mẹ nên chú ý quan sát kỹ các biểu hiện của trẻ để phát hiện và can thiệp kịp thời, ngăn ngừa biến chứng. (3)

Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sẽ lỏng hơn bình thường, thậm chí chỉ toàn nước, có thể rò rỉ ra bên ngoài tã. Đồng thời, tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh khi bị tiêu chảy sẽ tăng lên đột ngột so với ngày thường. Lưu ý, nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có dịch nhầy, lẫn máu, hay có các biểu hiện của mất nước, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để hỗ trợ điều trị tích cực ngay lập tức.

2. Táo bón

Khi bị táo bón, phân của trẻ sơ sinh sẽ trở nên khô cứng hơn bình thường, trẻ đi ngoài phân lắt nhắt như phân dê. Điều này khiến trẻ sơ sinh gặp khó khăn khi đi ngoài, trẻ phải rặn nhiều, rặn đỏ mặt và quấy khóc, chướng bụng. Táo bón ở trẻ sơ sinh có nguy cơ xảy ra cao hơn ở trẻ bú sữa công thức bởi trong thành phần của sữa mẹ có chứa một số chất giúp phân trẻ mềm và dễ tiêu hóa hơn.

3. Trẻ đi ngoài phân sống

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống là tình trạng thức ăn chưa được tiêu hóa một phần hoặc toàn phần khiến phân có mùi chua, lợn cợn hơn bình thường. Phần lớn các trường hợp đều không đáng nguy hiểm bởi hệ đường ruột của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ có thể chưa thể tiêu hóa sữa một cách hiệu quả. Tuy nhiên, một số trường hợp đi ngoài phân sống có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như hội chứng ruột kích thích, không dung nạp thức ăn, dị ứng sữa, nhiễm khuẩn đường ruột hay bệnh Celiac. Do vậy, nếu trẻ đi ngoài phân sống kèm theo triệu chứng đau bụng, lờ đờ, chậm phát triển, bố mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ từ y tế.

4. Trẻ uống sữa công thức đi ngoài phân màu xanh

Tình trạng đi ngoài phân xanh lá thường gặp ở trẻ sơ sinh bú sữa công thức hơn so với trẻ sơ sinh bú mẹ. Nếu trẻ không có bất thường nào khác, mẹ không nên quá lo lắng bởi đây là điều bình thường, xảy ra do chất sắt trong sữa chưa được tiêu hóa hết.

Tuy nhiên, nếu trẻ đi ngoài phân xanh, quấy khóc, khó chịu dữ dội, trẻ có thể đang bị dị ứng đạm sữa bò hoặc bất dung nạp lactose. Phân xanh chứa nhiều dịch nhầy có thể là dấu hiệu đường ruột đang bị kích thích, tiêu chảy.

5. Phân trẻ sơ sinh màu rất nhạt

Phân của trẻ sơ sinh có màu rất nhạt, trẻ có thể đang mắc bệnh vàng da – một hiện thường thường gặp ở những ngày đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về gan. Do vậy, khi trẻ đi ngoài phân trắng, nhạt màu, bố mẹ nên thông báo sớm cho bác sĩ, ngay cả khi trẻ sơ sinh không có biểu hiện vàng da.

6. Trẻ sơ sinh đi phân ra máu

Phân lẫn máu là dấu hiệu phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng ruột. Ngoài ra, táo bón khiến trẻ phải rặn nhiều, từ đó gây ảnh hưởng đến các mạch máu li ti ở vùng miệng hậu môn, nứt kẽ hậu môn.

Giải pháp khi phân trẻ sơ sinh bất thường

Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến phân của trẻ sơ sinh bất thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị phù hợp. Dưới đây là một số giải pháp thường được áp dụng để khắc phục tình trạng đi ngoài phân bất thường ở trẻ sơ sinh:

  • Cho trẻ sơ sinh bú đủ sữa để đảm bảo bổ sung đủ nước, dưỡng chất và năng lượng cho trẻ. Mẹ nên chia thành nhiều cữ bú nhỏ trong ngày để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, tránh trường hợp trẻ bị đói. Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên và nhiều sữa hơn.
  • Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên điều chỉnh lại tư thế và thói quen cho trẻ bú. Trẻ sơ sinh nên bú cạn sữa ở một bên vú rồi với chuyển qua bên vú còn lại. Một số trường hợp mẹ có thể dùng máy hút bỏ một ít sữa đầu trước khi cho trẻ bú để giúp trẻ bú được nhiều sữa cuối hơn.
  • Để phòng ngừa nguy cơ mất nước gây biến chứng nguy hiểm, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về một số dung dịch điện giải có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh.
  • Nếu trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng,.. mẹ có thể bổ sung cho trẻ một số loại men tiêu hóa theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Mẹ cho con bú nên cân chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày, hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, tăng cường trái cây, rau xanh.
  • Đối với trẻ bú sữa công thức, mẹ nên xem lại thành phần và giá trị dinh dưỡng của sữa, từ đó, cân nhắc thay đổi loại sữa khác phù hợp hơn nếu trẻ đi ngoài phân bất thường do sữa công thức gây ra.
  • Thay tã, vệ sinh cho trẻ thường xuyên, giữa vùng mông của trẻ sạch sẽ, khô thoáng. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại kem ngăn ngừa hăm tã cho trẻ.

Lưu ý dành cho ba mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Các chuyên gia cho biết, trẻ sơ sinh có sức đề kháng, hệ miễn dịch còn non nớt và các cơ quan, nhất là hệ tiêu hóa, đường ruột của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện. Do vậy, trẻ rất dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Để trẻ phát triển khỏe mạnh, bố mẹ nên lưu ý các vấn đề dưới đây:

  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, trẻ nên được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn bởi nó không chỉ đáp ứng hoàn hảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh mà còn bổ sung kháng thể, tăng cường miễn dịch cho trẻ.
  • Trường hợp trẻ không thể được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn loại sữa phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhất.
  • Các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất dành cho trẻ sơ sinh nên có sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ.
  • Đảm bảo các yếu tố vệ sinh khi chăm sóc trẻ: Mẹ con con bú nên rửa sạch tay, lau sạch núm vú trước và khau khi cho trẻ bú. Bình sữa, dụng cụ pha sữa và các vật dụng cá nhân của trẻ nên được vệ sinh sạch sẽ và khử khuẩn thường xuyên.
  • Tạo không gian sống lành mạnh, an toàn cho trẻ: Trẻ sơ sinh nên nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí, có nhiệt độ phù hợp. Bố mẹ nên lưu ý tránh để trẻ tiếp xúc với không khí ẩm mốc, nhiều khói bụi hay khói thuốc lá.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm Sơ sinh bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Phân của trẻ sơ sinh khá đa dạng nhưng thông qua nó bố mẹ có thể nhận biết sớm các vấn đề sức khỏe của trẻ. Đối với các trường hợp không xác định được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài phân bất thường hoặc trẻ có các triệu chứng đi kèm nguy hiểm, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám càng sớm càng tốt.

Bé 7 tháng đi ngoài ngày mấy lần là bình thường?

Trẻ 7 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Tình trạng trẻ 7 tháng đi ngoài nhiều hơn mức bình thường là 5 lần/ ngày.

Trẻ ăn dặm bao lâu đi ngoài 1 lần?

Thông thường, tần suất bé ăn dặm đi ngoài khoảng 1-3 lần/ngày và số lượng phân sẽ nhiều hơn so với khi bú mẹ. Đồng thời, phân của trẻ lúc này có màu vàng hoặc xanh, kèm theo mùi chua do thức ăn mà bé ăn từ hôm trước. Trẻ ăn dặm đi ngoài khoảng 1 - 3 lần/ngày là bình thường.

1 ngày đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường?

Đi ngoài 1 - 3 lần/trong ngày được xem là khá bình thường do nhiều tác nhân ảnh hưởng. Tuy nhiên nếu bạn đi đại tiện trên 3 lần trong ngày và có biểu hiện lạ như đi ngoài ra máu, phân nhiều chất nhầy, phân lỏng, tiêu chảy, táo bón,... cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bé đi ngoài bao nhiêu là bình thường?

Trẻ thường đi ngoài từ 2 - 3 lần/ngày, có trẻ đi từ 4 - 5 lần/ngày nhưng nếu bé vẫn khỏe mạnh thì mẹ không cần quá lo lắng. Trẻ uống sữa công thức đi ngoài mấy lần? Trẻ đi ngoài ít hơn so với trẻ bú sữa mẹ từ 1 - 2 lần/ngày. Trẻ bú sữa công thức thường dễ bị táo bón, vì vậy bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra phân của bé.