Các trường hợp ngoài lệ của mối quan hệ giữa cầu du lịch và giá cả

Giá trị của hàng hóa là một thuộc tính xã hội, chỉ tồn tại ở những phương thức sản xuất có sản xuất và trao đổi hàng hóa. Phần giá trị này sẽ biểu hiện quan hệ của những người sản xuất hàng hóa nhưng chỉ trên phương diện quan hệ kinh tế.

..

Những nội dung liên quan:

..

Giá trị của hàng hóa là gì?

Giá cả của hàng hóa là giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền.

Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá. Để hiểu khái niệm này, phải đi từ sự trao đổi và giá trị trao đổi.

Yếu tố nào quyết định đến giá cả hàng hóa?

Giá cả của hàng hoá phụ thuộc vào 3 yếu tố:

Cụ thể:

– Một là: Giá trị của hàng hoá – yếu tố QUYẾT ĐỊNH giá cả:

Giá trị của hàng hóa tỷ lệ THUẬN với giá cả của hàng hóa.

Giá trị của hàng hóa [giá trị của 1 đơn vị hàng hóa] lại chịu sự tác động của 2 yếu tố là: năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động… [cụ thể phải làm thêm kết luận ở bài hướng dẫn VẤN ĐỀ 5 nhé]

– Hai là: Giá trị của tiền tệ

Tỷ lệ NGHỊCH với giá cả hàng hoá… [phải lập luận cụ thể hơn – nó nghịch như thế nào?…]

– Ba là: Quan hệ cung – cầu về hàng hoá trên thị trường

Làm cho giá cả lên xuống chung quanh giá trị. Cung lớn hơn cầu làm giá cả xuống thấp hơn giá trị hàng hóa và ngược lại… [cụ thể hơn hoặc cho ví dụ].

– Ngoài ra, giá cả hàng hóa còn chịu sự tác động của quan hệ cạnh tranh

Sự cạnh tranh càng cao thì giá cả hàng hóa càng có cơ hội được hạ thấp và ngược lại…

Các bác triển tiếp cái “…” nhé!

Yếu tố quan trọng nhất [yếu tố căn bản] quyết định giá cả hàng hóa

Như đã nói ở trên, giá trị của hàng hoá chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá cả hàng hóa.

Mối quan hệ giữa giá trị và giá cả hàng hóa

Giá trị của hàng hóa tỷ lệ THUẬN với giá cả của hàng hóa.

Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hảng hóa nếu số lượng cung thấp hơn cầu và ngược lại.

Giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả, là nhân tố quyết định nên giá cả. Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hóa đó.

Các tìm kiếm liên quan đến yếu tố nào quyết định đến giá cả hàng hóa, mối quan hệ giữa giá trị và giá cả hàng hóa, yếu tố nào dưới đây quyết định giá cả hàng hóa, vai trò của giá cả, lượng giá trị xã hội của hàng hóa được quyết định bởi, trong nền sản xuất hàng hóa giá cả hàng hóa là, quan hệ cung cầu và giá trị yếu tố nào có vai trò quyết định đến giá cả hàng hóa vì sao, giá trị hàng hóa có đồng nhất với giá cả hàng hóa không, trong mối quan hệ giữa giá cả và giá trị của hàng hóa thì:, Cơ sở để xác định giá cả của hàng hóa, Yếu tố nào không quyết định giá cả của hàng hóa, Giá cả hàng hóa là gì kinh tế chính trị, Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thị trường của hàng hóa, Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa

Giá trị của hàng hoá là gì?

Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá. Để hiểu khái niệm này, phải đi từ sự trao đổi và giá trị trao đổi.
Ví dụ: Nếu một mẫu đất có thể mang lại khoản lỗ ròng 100 đô la do để hoang hóa, 50 đô la thu được khi trồng ngô và thu được 100 đô la khi trồng lúa mì, thì giá trị hàng hóa của mẫu Anh đó là 100 đô la; người nông dân được cho là sử dụng đất đai của mình một cách tốt nhất. Giá cả của một hàng hóa dao động xung quanh giá trị hàng hóa của nó.

Ví dụ về giá trị sử dụng của hàng hóa?

Ví dụ về giá trị sử dụng của hàng hóa:
– Ví dụ 1: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu là để sản xuất…
– Ví dụ 2: Nước có giá trị sử dụng to lớn, vì nó làm dịu cơn khát và nếu không có nó thì cuộc sống hàng ngày chỉ là không thể. Vai trò của nước là giá trị sử dụng của nước.

Hàng hóa, 13295

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Ngày nay, du lịch là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người, ngoài ra chúng đã, đang và tiếp tục trở thành lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế ở hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt nhưng khi nền kinh tế xã hội thấp kém thì dù cho có tài nguyên phong phú cũng khó có thể phát triển được. Bởi vậy kinh tế là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển ngành du lịch.

1. Du lịch là gì?

Ảnh: Du lịch là hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người

Theo định nghĩa của Luật du lịch Việt Nam thì du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người [cá nhân hoặc tập thể] đến những nơi không thuộc khu vực mình cư trú thường xuyên nhằm mục đích tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định [không bao gồm mục đích công việc].

Ngành du lịch có mối liên kết mạnh mẽ với các nhóm ngành khác [nhất là về dịch vụ] như: ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, giao thông, giải trí. Có thể nói, chúng có mối quan hệ cùng tiến, cùng lùi với nhau. Ngành du lịch hiện mang lại rất nhiều cơ hội việc làm, mức thu nhập tốt dành cho người lao động.

2. Khách du lịch là gì?

Họ chính là những du khách từ bên ngoài đến với những địa điểm, vùng đất danh lam thắng cảnh nhằm mục đích tham quan danh lam thắng cảnh và tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí, thư giãn, tìm hiểu văn hóa… kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và ở lại trong đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du lịch.

3. Mối quan hệ và sự tác động giữa du lịch và các ngành kinh tế

Tác động của du lịch với thương mại

Khách du lịch quốc tế mang theo tiền từ các quốc gia khác. Điều này có hiệu quả giống như một ngành xuất khẩu và du khách có trách nhiệm mang ngoại tệ vào, do đó làm cải thiện cán cân thanh toán thương mại quốc gia. Du lịch được coi như một loại hàng hoá xuất khẩu có giá trị như khoáng sản hoặc nông sản ở một số nước. Nếu du lịch được duy trì thường xuyên và phù hợp thì thì có thể coi nó như là một tác nhân giữ ổn định một khoản từ xuất khẩu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nước có các mặt hàng xuất khẩu chính có thể có sự nhạy cảm về giá cả hoặc thị trường của các mặt hàng này đang bị thu hẹp. Nó càng có ý nghĩa đối với các nước bị lệ thuộc vào sản xuất nông nghiệp sẽ gặp khó khăn về kinh tế nếu mùa màng thất bát do thời tiết không thuận lợi.

Ảnh: Du lịch tác động đến kinh tế thương mại

Du lịch quốc tế góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của một quốc gia. Thiếu ngoại tệ thường gây ra sự hạn chế chủ yếu về nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế. Bất kỳ một quốc gia nào đều mong muốn cải thiện nền công nghiệp, hệ thống giao thông, nguồn năng lượng… của mình nhưng phải đối mặt với nhu cầu ngoại tệ khổng lồ để chi trả cho việc nhập khẩu công nghệ. Du khách quốc tế có thể giúp cung cấp khoản ngoại tệ cần thiết đó. Lợi ích trên có được với điều kiện có một số lượng đáng kể du khách quốc tế đến và mang theo ngoại tệ. Lượng ngoại tệ thu được không bị rò rỉ khỏi nền kinh tế. Đồng thời, các du khách quốc tế đến và chi tiêu nhiều hơn công dân quốc gia đó đi du lịch nước ngoài.

Nếu người Việt Nam đi nước ngoài trong các kì nghỉ mang theo tiền bạc và chi tiêu tiền bạc ở nước ngoài thì lợi ích kinh tế của du lịch bị ảnh hưởng. Các nước đang phát triển như Việt Nam cần nhiều khách du lịch đến đất nước hơn so công dân nước mình đi du lịch nước ngoài để đảm bảo có lợi ích kinh tế dương trong cán cân thương mại.

Những năm gần đây do sự phát triển kinh tế, thu nhập của người dân được nâng lên nên số người Việt Nam đi du lịch nước ngoài cũng tăng dần. Có một số cách để hạn chế đi du lịch nước ngoài, buộc họ ở nhà trong các kì nghỉ và do đó giúp cải thiện tình trạng của cán cân thanh toán thương mại. Một số nước áp dụng giấy thị thực hoặc giấy phép cho người đi du lịch nước ngoài. Một số nước hạn chế số lượng tiền người đi du lịch có thể mang ra khỏi đất nước. Ngoài ra tỷ giá trao đổi cũng có thể ảnh hưởng tới số người đi du lịch. Khi tỷ giá trao đổi các ngoại tệ mạnh biến động một cách đột ngột sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng chú ý của mô hình du lịch. 

Ở các nước phát triển, hiệu quả của du lịch có thể không đáng chú ý hoặc chủ yếu như đối với các nước đang phát triển. Bởi vì, các nước phát triển có thể có sự phối hợp tốt của nhiều loại hàng hoá xuất khẩu mà không chỉ dựa vào một vài loại sản phẩm để tạo ra sự cân bằng cho cán cân thanh toán thương mại. Do đó, lợi ích của du lịch đối với cán cân thương mại của một quốc gia phải được đánh giá một cách thận trọng.

Tác động của du lịch đối với nông nghiệp và công nghiệp

Khi một khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch, du khách tự mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hóa tăng lên đáng kể. Việc đòi hỏi một số lượng lớn vật tư, hàng hóa các loại đã kích thích mạnh mẽ các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, các hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn. Điều này có nghĩa là yêu cầu hàng hoá phải được sản xuất trên một công nghệ cao, trình độ tiên tiến. Các chủ xí nghiệp buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao để sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu du khách. 

Ngành du lịch cũng tạo ra sự nổi tiếng cho sản xuất công nghiệp cũng như nông nghiệp địa phương thông qua việc đáp ứng nhu cầu của du khách về các sản phẩm lương thực – thực phẩm, dụng cụ, đồ đạc. Đồng thời tạo khả năng để tăng khối lượng sản xuất của địa phương nhằm đáp ứng những nhu cầu mới, nhu cầu bổ sung thêm từ khách. Ngoài ra những sản phẩm thủ công, hàng lưu niệm từ những ngành nghề đang bị mai một vì người dân địa phương không còn quan tâm đến sẽ được khôi phục và phát triển lại.

Du lịch mang lại lợi ích phát triển sản xuất địa phương chỉ áp dụng cho những nước nhận khách du lịch. Nhưng nếu các nguyên vật liệu mới cần cho ngành du lịch mà phải nhập khẩu từ nước ngoài thì lợi ích này không còn phù hợp nữa. Những nguyên liệu, hàng hoá và vật phẩm cung cấp như thực phẩm, hàng tiêu dùng hoặc hàng hoá lưu niệm đáng lẽ phải nhập khẩu nhưng được sản xuất tại địa phương hoặc trong nước thì mới tạo ra lợi ích thực sự cho nước chủ nhà.

Tác động của du lịch đối với giao thông vận tải

Ảnh: Tác động du lịch đối với giao thông vận tải

Một yếu tố quan trọng giúp điểm, địa phương du lịch hấp dẫn du khách hay không là nhờ vào khả năng linh hoạt và tiện nghi của ngành giao thông vận tải. Khách đi du lịch luôn muốn được phục vụ với chất lượng cao nhất. Đòi hỏi này thúc đẩy sự phát triển của giao thông vận tải, nhất là ngành vận tải hành khách. Các nhà kinh doanh vận tải sẽ phải chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ ngành vận tải. Không những số lượng phương tiện được nâng cao mà chất lượng phương tiện cũng như chất lượng đường ngày càng hoàn thiện hơn. Sự tiến bộ và hoàn thiện đó tạo ra bộ mặt mới của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông. Kéo theo đó, nó gián tiếp tạo ra sự tiến bộ nói chung của ngành giao thông vận tải đối với địa phương.

Các tác động khác của du lịch đối với nền kinh tế

– Tạo ra nhiều việc làm mới: Quan sát bất cứ một khu du lịch, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng lưu niệm… thì rõ ràng du lịch đã tạo ra những công việc này. Đây là yếu tố tích cực khi đánh giá tác động của du lịch đối với bất kì một quốc gia nào. Công việc mà du lịch tạo ra có phạm vi rộng bao la gồm các lĩnh vực quản lý, tài chính, điều hành, khoa học thông tin, bán và marketing. Tuy nhiên phần lớn cơ hội việc làm ở phạm vi điều hành và tác nghiệp.

Du lịch tạo ra việc làm có thể mang tính thời vụ hoặc nhất thời. Công việc thời vụ, công việc theo ca và công việc vào các ngày nghỉ là những đặc điểm của ngành. Du lịch cũng tạo ra công việc cho các nhà quản lý như quản lý văn phòng, quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng, bếp trưởng hoặc giám đốc marketing… còn lại phần lớn công việc đòi hỏi kỹ năng không cao như phục vụ phòng, phụ bếp, dọn dẹp, khuân vác. Cơ hội thăng tiến của nhân viên trong ngành nói chung là chậm. Do công việc chân tay là chủ yếu, theo ca kíp, làm việc vào ngày nghỉ nên khi có cơ hội mọi người sẵn sàng đổi sang các loại công việc khác ưa thích hơn.

Nếu một quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp và ở đó dân cư có thể kiếm được việc làm tốt, có lương cao và điều kiện làm lí tưởng thì sẽ không đủ lao động sẵn sàng làm việc trong ngành khách sạn và du lịch. Trong trường hợp này sẽ cần thiết phải thu nhận những lao động từ các khu vực khác hoặc nước khác đến làm việc. Một hạn chế về việc làm trong du lịch đối với các nước đang phát triển là lao động địa phương được tuyển dụng vào những công việc bán kỹ năng hoặc không có kỹ năng và một số vị trí quản lý thấp, còn các vị trí quản lý chính thường do người nước ngoài đảm nhận. Các cơ hội việc làm như quản lý ăn uống, quản lý khách sạn, kế toán và tài chính, lễ tân và marketing, quản lý tổ chức và hướng dẫn viên… sẽ đòi hỏi người lao động có trình độ đại học. Triển vọng việc làm trong lĩnh vực lữ hành thường không rõ nét và bức xúc như trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và ăn uống. Mặc dù các cơ quan quản lý du lịch của nhà nước và các địa phương, các văn phòng cung cấp dịch vụ tư vấn du lịch mở rộng hoạt động nhưng mức độ tự động hóa ngày một tăng ở các cơ quan và đại lý du lịch sẽ ngày càng đe dọa tới việc làm nói chung trong lĩnh vực lữ hành. Đồng thời, các bộ phận công việc lữ hành khác cũng không cần bổ sung nhiều nhân viên như trong lĩnh vực khách sạn hoặc ăn uống.

– Tăng nguồn thu nhập cho nhà nước: Khách du lịch cũng có nghĩa vụ phải nộp thuế. Có thể là thuế trực tiếp như thuế khởi hành phải trả ở các sân bay hoặc thuê phòng cộng thêm vào hoá đơn thanh toán lưu trú tại khách sạn. Cũng có thể là thuế gián như thuế máy bay tiếp đất, thuế nhiên liệu hoặc thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hoá dịch vụ. Tuy nhiên, những lợi ích từ nguồn thu nhập này được cân nhắc với những trách nhiệm và chi phí của nhà nước phải tăng lên. Trong một số trường hợp chính phủ của một quốc gia buộc phải giảm thuế để khuyến khích đầu tư. Trong một số trường hợp khác, các thu nhập thu được có thể bị giảm do chi phí phát triển du lịch tăng. Đó là đầu tư cho cơ sở hạ tầng của đất nước như đường xá, giao thông công cộng, sân bay, nhà ga, bến tàu, điện nước và thông tin liên lạc. Việc xây dựng các tiện nghi này đạt được các tiêu chuẩn là cần thiết và đòi hỏi khoản đầu tư rất lớn.

– Khuyến khích nhu cầu nội địa: Người dân địa phương có thể không có nhu cầu thăm viếng các điểm hấp dẫn trong khu vực địa phương mình nhưng dù sao họ vẫn tự hào khi thấy một thực tế là các điểm hấp dẫn này lại thu hút được nhiều người từ khắp mọi nơi thậm chí rất xa đến thăm viếng. Khi một khu vực thu hút được du khách quốc tế sẽ làm tăng sự quan tâm trong nước đối với các điểm hấp dẫn ở khu vực đó. Ngoài ra, khi địa phương phát triển các tiện nghi và cơ sở dịch vụ nhằm thu hút khách quốc tế thì điều này cũng có thể có lợi cho dân chúng địa phương. Khi các khách sạn mới, các khu giải trí, các tiện nghi dịch vụ mới được xây dựng mà quyến rũ được khách du lịch quốc tế thì cũng làm cho người dân địa phương ở đây sẽ thích nghỉ ngơi “tại nhà” – tại địa phương mình hơn.

– Giúp phát triển các vùng đặc biệt: du lịch được coi là ngành công nghiệp sạch bởi vì nó không cần hầm mỏ hay xí nghiệp chế biến. Ngoài ra nó còn được coi là ngành tăng trưởng nhanh bởi vì một khi các yêu cầu cơ bản được đáp ứng thì số lượng khách du lịch có thể tăng lên với số lượng cao. Một khu vực, một vùng có thể là nơi đến du lịch có lợi thế ngay cả khi nó hầu như chưa có một thứ tiện nghi nào miễn là có một số điểm hấp dẫn du khách. Ngược lại, nếu khu vực đó, vùng đó có rất ít các điểm hấp dẫn tự nhiên nhưng vẫn có thể tạo ra sự hấp dẫn nhân tạo thu hút được một số khách thăm như trung tâm thể thao, khu vui chơi giải trí hoặc trung tâm thương mại với các cửa hàng miễn thuế.

Ảnh: Du lịch giúp phát triển các vùng đặc biệt

Cùng với các lợi ích của mình, du lịch sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các vùng có những vấn đề khó khăn nhất định của một quốc gia như vùng sâu vùng xa. Để phát triển các điểm hấp dẫn du lịch ở các vùng đặc biệt như vùng sâu vùng xa, nhà nước sẽ giúp đỡ phát triển cơ sở hạ tầng, đưa lực lượng lao động đến khu vực, xây dựng nhà ở và các trạm giao thông, thiết lập các trạm phát thanh, truyền hình và mạng lưới thông tin liên lạc. Do phát triển các khu du lịch làm cho người dân địa phương trước đây không muốn đến sinh sống ở những vùng sâu vùng xa nay nhận thức được các lợi ích do du lịch mang lại thu nhập cao hơn, cơ sở hạ tầng được cải thiện, đời sống văn hoá tinh thần phong phú hơn đã thuyết phục họ chuyển đến và yên tâm định cư tại các vùng này.

Tài liệu tham khảo:

[1] Vũ Tuấn Cảnh và nhiều tác giả, Địa lý Du lịch, NXB TP HCM, TP. Hồ Chí Minh – 1999.

[2] Vũ Đức Minh, Tổng quan về Du lịch, NXB GD, Hà Nội – 1999.

[3] Cẩm nang về phát triển du lịch bền vững, Bản tin Du lịch, VNAT 2003, Hà Nội – 2005.

Video liên quan

Chủ Đề