Nguyên tắc đấu giá trên thị trường chứng khoán

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm thị trường chứng khoán tập trung
  • 2. Đặc điểm của thị trường chứng khoán tập trung
  • 3. Các chủ thể trên thị trường chứng khoán tập trung
  • 4. Cơ quan quản lý chứng khoán tại các quốc gia trên thế giới
  • 5. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán tập trung

1. Khái niệm thị trường chứng khoán tập trung

Thị trường chứng khoán tập trung có thể được hiểu một cách chung nhất là: một thị trường mà trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện tại địa điểm cố định về mặt địa lý. Địa điểm này được gọi là sàn giao dịch chứng khoán, là nơi mà các thành viên thị trường tiến hành các giao dịch với chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch tại thị trường. Thị trường chứng khoán tập trung được tổ chức bởi sở giao dịch hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán. Các tổ chức này không sở hữu chứng khoán, không mua bán các loại chứng khoán mà chỉ cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, tạo điều kiện cho hoạt động mua bán chứng khoán, giám sát các hoạt động giao dịch để bảo đảm các hoạt động mua bán chứng khoán diễn ra trong khuôn khô pháp luật.

Ở Việt nam thời kỳ đầu của sự phát triển thị trường chứng khoán, khái niệm thị trường chứng khoán tập trung hầu như được đông nhất với khái niệm thị trường chứng khoán. Nghị định số 48/1998/NĐ-CP quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán định nghĩa “giao dịch chứng khoán là việc mua bán chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung”. Điều này không đúng về bản chất vì việc giao dịch chứng khoán bất kể nó được diễn ra tại một địa điểm hay hệ thống thông tin tập trung hay không thì đó vẫn là giao dịch chứng khoán. Ở đây đã có sự nhầm lẫn giữa hành vi giao dịch chứng khoán và phương thức tổ chức cho việc diễn ra hành vi đó.

Luật chứng khoán hiện hành không đưa ra định nghĩa thị trường chứng khoán tập trung mà chỉ có khái niệm thị trường giao dịch chứng khoán, theo đó “Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua bán và giao dịch chứng khoán".Theo định nghĩa này thị trường giao dịch chứng khoán bao gồm thị trường tập trung và phi tập trung. Xét về mặt hình thức khái niệm này có thể đúng, tuy nhiên xét về mặt bản chất thì chưa hoàn toàn chính xác. Thị trường giao dịch chứng khoán có thể là thị trường tập trung hoặc phi tập trung. Khi các lệnh giao dịch [lệnh mua và lệnh bán] được tập trung tại địa điểm nhất định thì đó chính là dấu hiệu đặc thù của thị trường giao dịch tập trung. Ở thị trường giao địch phi tập trung [thị trường OTC] thì ngược lại, các lệnh giao dịch không được tập trung và không được thực hiện tại địa điểm nhất định mà thông qua hệ thống trao đổi thông tin do nhà tổ chức thị trường tạo lập ra. Điều đó có nghĩa thị trường giao dịch có thể được tổchức tại địa điểm giao dịch nhất định hoặc không tại địa điểm giao dịch nhất định [thông qua hệ thống trao đổi thông tin chứ không phải bản thân thị trường giao dịch là địa điểm hay hình thức trao đổi thông tin]. Đây chỉ là những cách thức tổ chức của thị trường mà thôi. Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất, thị trường chứng khoán tập trung là một thị trường mà trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện tại địa điểm cố định về mặt địa lý.

2. Đặc điểm của thị trường chứng khoán tập trung

Thứ nhất, thị trường có địa điểm giao dịch cố định. Địa điểm giao dịch cố định ở đây là sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán.

Thứ hai, phương thức giao dịch chủ yếu là đấu giá hoặc ghép lệnh để hình thành nên giá cả cạnh tranh tốt nhất trong các phiên giao dịch.

Thứ ba, hàng hóa giao dịch tại thị trường là những hàng hóa có chất lượng cao. Đây là những chứng khoán đã được kiểm định đủ điều kiện niêm yết và giao dịch, thường là chứng khoán của những công ty lớn, có danh tiếng, và đã qua thử thách của thị trường. Các điều kiện về niêm yết do sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán ban hành này được coi như bộ lọc đề lọc những chứng khoán kém chất lượng, thông qua đó bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và góp phần giúp thị trường hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững. Các tiêu chuẩn niêm yết thường chú trọng đến thâm niên hoạt động, thành tích lợi nhuận, quy mô cổphần, và lượng cổ đông. Người đầu tư chứng khoán, dù mạo hiểm vì tính rủi ro vốn có của thị trường chứng khoán, nhưng khi mua chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung đã được xem như là họ được bảo vệ tối đa so với mua ở các thị trường chứng khoán khác, vì chứng khoán ở đây đã được sàng lọc.

Thứ tư, thị trường có tính tổ chức cao. Thành viên tham gia thị trường có giới hạn, bao gồm các chủ thể tham gia quản lý, điều hành và các định chế trung gian, đây đều là những tổ chức chuyên nghiệp và phải đạt đủ năng lực, điều kiện, được cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán tập trung cấp phép thành viên mới được tham gia thị trường. Các chủ thể khi tham gia thị trường đều phải đảm bảo tuân thủ những quy định và nguyên tắc nhất định và đều được điều chỉnh thống nhất bằng hệ thống các quy định pháp luật, quy chế của Sở giao dịch chứng khoán nhằm tạo nên một quá trình hợp tác hiệu quả, thông suốt.

Thứ năm, thị trường được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật chặt chẽ. Với tính chất là một thị trường nhạy cảm, nhiều rủi ro và có khả năng tác động, ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế-xã hội của mọi quốc gia, thị trường chứng khoán tập trung đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ và minh bạch. Vì vậy để điều hành quản lý thị trường chứng khoán tập trung, Nhà nước đã ban hành một hệ thống đầy đủ các văn bản pháp luật mà tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh. Mọi hành vi vi phạm đều có những chế tài thích hợp. Đó là sự điều chỉnh của pháp luật đặc thù - pháp luật chứng khoán, sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp về các vấn đề tổ chức và phân chia lợi nhuận, sự điều chỉnh của pháp luật khác về các vấn đề có liên quan. Ngoài ra, thị trường chứng khoán tập trung còn chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ của Ủy ban chứng khoán nhà nước với tư cách cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành.

Thứ sáu, thị trường hoạt động dựa trên nguyên tắc trung gian. Đây là đặc điểm nổi bật của thị trường chứng khoán tập trung so với các thị trường khác. Nguyên tắc trung gian nhằm đảm bảo các loại chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực, đảm bảo lợi ích nhà đầu tư, và để thị trường chứng khoán tập trung hoạt động lành mạnh, liên tục, hợp pháp và phát triển. Theo nguyên tắc này thì mọi giao dịch tên thị trường đều phải được thực hiện qua trung gian là các thành viên thị trường. Các nhà đầu tư không được đặt lệnh mua, bán trực tiếp mà phải gián tiếp thông qua các trung gian là thành viên của thị trường này.

Thị trường chứng khoán tập trung hoạt động theo nguyên tắc công bằng, minh bạch, công khai thông tin, tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh dịch vụ chứng khoán của tô chức, cá nhận, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

3. Các chủ thể trên thị trường chứng khoán tập trung

Chủ thể phát hành: Chủ thể phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành có thể là Chính phủ, chính quyển địa phương, các doanh nghiệp và một số tổ chức khác như quỹ đầu tư, tổ chức tài chính trung gian...

Chính phủ và chính quyền địa phương là chủ thể phát hành các loại chứng khoán: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu công trình, tín phiếu kho bạc; nhằm huy động tiền bù đắp thâm hụt ngân sách, thực hiện những công trình quốc gia lớn, hoặc để huy động tiền đầu tư cho các công trình hay chương trình kinh tế, xã hội của địa phương.

Các công ty là chủ thể phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu công ty để huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất.

Các tổ chức tài chính là chủ thể phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ hưởng thụ...phục vụ cho mục tiêu huy động vốn và phủ hợp với đặc thù hoạt động của họ theo Luật định.

Nhà đầu tư: Chủ thể đầu tư là những tổ chức, cá nhân có tiền, thực hiện việc mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận.

Các tổ chức kinh doanh chứng khoán: là các định chế tài chính trung gian làm nhiệm vụ thực hiện các giao dịch chứng khoán, là cầu nối giữa tổ chức phát hành và nhà đầu tư, bao gồm công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại.

Công ty chứng khoán: Các công ty này hoạt động với nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, tự doanh, môi giới, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán.

Các ngân hàng thương mại: Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn để đầu tư chứng khoán nhưng chỉ được trong giới hạn rất định và phải thành lập công ty chuyên biệt kinh doanh chứng khoán đề bảo vệ ngân hàng trước những biến động của giá chứng khoán.

Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán: bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, sở giao dịch chứng khoán, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.

Cơ quan quản lý nhà nước: Cơ quan này được thành lập để thực hiện chức năng quản lý, giám sát của nhà nước đối với thị trường chứng khoán.

Sở giao dịch chứng khoán: Sở giao dịch chứng khoán thực hiện việc vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ các hoạt động trên sở giao dịch. Ngoài ra Sở cũng ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên sở, phù hợp các quy định của luật pháp và Ủy ban chứng khoán. Xét về hình thức sở hữu, hiện nay trên thế giới sở giao dịch chứng khoán có thể có các hình thức sở hữu sau đây: Hình thức sở hữu nhà nước [ví dụ:Sở giao dịch chứng khoán Warsaw, Istanbul..], hình thức sở hữu cổ phần, có cổ đông là công ty chứng khoán thành viên, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm và các tô chức khác [ví dụ: Sở giao dịch chứng khoán Australia], hình thức sở hữu thành viên, do thành viên là các công ty chứng khoán sở hữu [ví dụ: Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, New York, Tokyo, Thái Lan,..]

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung. Hiệp hội này có một số các chức năng chính sau: khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán; ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về chứng khoán; điều tra và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên; tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán.

Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán: tổ chức lưu ký và thanh toán chứng khoán là các tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiễn hành nghiệp vụ thanh toán bù trừ.

4. Cơ quan quản lý chứng khoán tại các quốc gia trên thế giới

Cơ quan quản lý, giám sát thị trường chứng khoán được hình thành đưới nhiều mô hình, hoạt động khác nhau, có nước do các tổ chức tự quản thành lập, có nước cơ quan này trực thuộc chính phủ, nhưng có nước lại kết hợp quản lý giữa các tổ chức tự quản và nhà nước. Nhưng nhìn chung, cơ quan quản lý này do Chính phủ của các nước thành lập nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tư và bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, suôn sẻ và phát triển vững chắc. Cơ quan này có những tên gọi khác nhau, tuỳ từng nước. Tại Trung Quốc có Cơ quan Giám quản chứng khoán của Quốc vụ viện Trung Quốc. Tại Anh có Ủy ban đầu tư chứng khoán [SIBSecurities Investment Board]. Ủy ban này là một tổ chức được thừa nhận trong đạo luật về các dịch vụ tài chính ban hành năm 1986. Tại Mỹ, Ủy ban chứng khoán và Giao dịch chứng khoán [SEC - Securities And Exchange Comission] là một cơ quan của liên bang có tư cách pháp lý thực hiện việc kiểm soát thị trường chứng khoán. Ở Nhật Bản có Uỷ ban giám sát chứng khoán và Giao dịch chứng khoán [ESC - Exchange Surveillance Comission] được thành lập vào năm 1992 và đến năm 1998 đổi tên thành FSA - Financial Supervision Agency, có chức năng cơ bản là tiến hành điều tra và xử lý các giao dịch gian lận trên thị trường chứng khoán, do Bộ tài chính Nhật Bản đảm nhiệm. Tại Hàn Quốc có Ủy ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán [ESC-Securities and Exchange Commission] và Ban Giám sát chứng khoán [SSB - Securitles Supervise Board] được đặt dưới sự giám sát của Bộ Kinh tếTài chính. Và ở Việt Nam có Uỷ ban chứng khoán nhà nước được thành lập theo Nghị định số 75 CP ngày 28/1/1996.

5. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán tập trung

5.1. Nguyên tắc công khai thông tin

Công khai thông tin là nguyên tắc quan trọng nhất của thị trường chứng khoán, bởi vì chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt, rất trừu tượng. Khi mua chứng khoán tức là nhà đầu tư bỏ tiền ra mua lấy một thứ quyền tài sản vô hình, khi thì đc xác nhận bởi một tờ cổ phiếu khi thì chỉ được ghi nhận thông qua một bút toán ghi sổ hoặc ghi vào danh sách cổ đông. Do đó, tổ chức phát hành cần đảm thông tin được công khai nhằm tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư.

Việc công khai thông tin về thị trường chứng khoán cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Thứ nhất, tính chính xác. Các thông tin được công khai trên thị trường phải đảm bảo tính xác thực. Nếu các thông tin được công khai là không chính xác, thiếu tin cậy thì có thể khiến nhà đầu tư đưa ra những quyết định đầu tư sai lầm, ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư, vi phạm nguyên tắc công bằng trên thị trường chứng khoán.

Thứ hai, tính nhanh chóng, kịp thời. Việc công khai thông tin phải nhanh chóng, kịp thời nhằm giúp nhà đầu tư nắm bắt được cơ hội kinh doanh. Nếu chậm trễ trong công việc công khai thông tin sẽ gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Thứ ba, tính thuận tiện. Việc công khai thông tin đảm bảo cho nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thông tin. Các thông tin được công khai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng lưới thông tin của Sở giao dịch, trung tâm giao dịch chứng khoán, qua các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan khác.

5.2. Nguyên tắc trung gian

Trên thị trường chứng khoán tập trung, các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua tổ chức môi giới. Các công ty chứng khoán là thành viên của sở giao dịch chứng khoán thông qua việc thực hiện nghiệp vụ các hoạt động kinh doanh của của mình đóng vai trò trung gian cho cung cầu chứng khoán gặp nhau.

5.3. Nguyên tắc đấu giá

Đấu giá chứng khoán là việc hình thành giá chứng khoán trên cơ sở phối hợp các lệnh đặt hàng của các nhà đầu tư với nhau, thông qua cac thành viên của sở giao dịch chứng khoán.

Mức giá được xác định là mức giá thoả mãn cả lệnh đặt mua và lệnh đặt bán. Việc định giá chứng khoán trên thị trường hoàn toàn do các nhà môi giới quyết định. Mỗi người môi giới định giá mỗi loại chứng khoán tại một thời điểm tuỳ theo sự xét đoán dựa trên kinh nghiệm và kỹ thuật riêng của mình và tuỳ thuộc vào số cung - cầu loại chứng khoán đó trên thị trường. Việc định giá được thực hiện qua cuộc đấu giá giữa những người môi giới mua với nhau và giữa những người môi giới bán với nhau hoặc qua cuộc thương lượng giữa hai bên. Giá chứng khoán được xác định khi đã thống nhất. Tất cả những thành viên trên thị trường không ai có thể can thiệp vào sự tác động qua lại của cung - cầu chứng khoán và cũng không ai có quyền định giá chứng khoán một cách độc đoán. Vì vậy, có thể nói thị trường chứng khoán là thị trường mang tính tự do nhất trong các loại thị trường. Việc thực hiện nguyên tắc đấu giá chính là nhằm bảo vệ nhà đầu tư thông qua tính công khai của thị trường.

Có hai phương thức đấu giá là đầu giá liên tục và đầu giá định kỳ:

- Đấu giá liên tục là phương thức đấu giá trong đó việc mua bán chứng khoán được tiến hành liên tục bằng cách phối hợp các đơn đặt hàng của khách hàng khi có các đơn đặt hàng có thể phối hợp được. Đặc điểm của đấu giá liên tục là giá cả được xác định qua sự phản ứng tức thời của thông tin và các nhà đầu tư có thể nhanh chóng phản ứng lại trước những thay đổi trên thị trường vì các giao dịch được tiến hành ngay khi có các đơn đặt hàng có thể phối hợp được. Loại đấu giá này thích hợp với thị trường có khối lượng giao dịch lớn và có nhiều đơn đặt hàng. Đối với thị trường có khối lượng giao dịch nhỏ và số đơn đặt hàng ít có thể dẫn tới những biến động giá quá mức và thị trường đấu giá liên tục này phải gánh chịu chi phí hoạt động cao. Giá cả tăng lên khi các đơn đặt hàng mua liên tục dồn về thị trường; các giao dịch diễn ra liên tục đòi hỏi sở giao dịch chứng khoán phải có một đội ngũ nhân viên lớn.

- Đấu giá định kỳ là cách đấu giá theo đó các giao dịch chứng khoán được tiến hành tại một mức giá duy nhất bằng cách tập hợp tất cả các đơn đặt hàng mua và bán trong một khoảng thời gian nhất định. Đặc điểm của đấu giá định kỳ là xác định mức giá cân bằng cung - cầu vì nó xác định giá của một chứng khoán sau khi tập hợp tất cả các đơn đặt hàng mua và đơn đặt hàng bán trong một khoảng thời gian tương đối dài. Đây là phương thức đầu giá rất có hiệu quả trong việc hạn chế sự biến động giá quá mức một cách bắt thường phát sinh từ việc phối hợp những đơn đặt hàng được chuyển đến thị trường như trong trường hợp đấu giá liên tục. Tuy vậy, đấu giá định kỳ cũng có hạn chế là không phản ánh kịp thời những thông tin về thị trường và hạn chế tính nhanh chóng, kịp thời của các giao dịch. Vì vậy, cách đấu giá định kỳ chỉ phù hợp với giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán, khi số lượng nhà đầu tư và khối lượng chứng khoán giao dịch còn ít.

Video liên quan

Chủ Đề