Cách chăm sóc cây tắc trong chậu

Quả tắc tươi ngâm mật làm thức uống; rễ, lá quả, hạt dùng làm thuốc. Tán cây tròn, cành dày, lá hình bầu dục, dày, màu xanh. Tháng 6 nở hoa trắng, trong năm nở hoa 3 – 4 lần, tháng 11 trái chín và lâu rụng. Vỏ tắc ăn rất thơm, lá có thể pha trà, có tác dụng chữa viêm khí quản. Tắc ưa sáng, mọc nơi đất pha cát tươi xốp hơn chua, thoát nước, chịu được lạnh. Cây tắc trồng chậu đến tháng 4, chuyển ra ngoài, tỉa thưa mạnh, cắt bỏ cành yếu, sâu bệnh để tiết kiệm dinh dưỡng, thông thoáng gió kích thích mọc chồi mới.

Tháng 5 cách 10-12 ngày bón phân 1 lần. Tháng 6 bón phân, tưới nước và hái ngọn để tập trung cho cây ra trái. Trồng tắc phải ý thức được rằng làm sao có trái nhiều vào dịp Tết. Tháng 7- 8 trước lúc ra hoa phải bón đủ phân tăng thêm lượng trái.
Trong mùa nhiều hoa, nước và phân nên giảm bớt, khi trái đã to thì không bón. Nếu cây sinh trưởng kém thì cần phải bón phân, chú ý không bón phân trực tiếp vào rễ.

 Muốn Tết tắc cho nhiều trái, cần phải nắm mấy khâu mấu chốt sau:

– Tỉa thưa hợp lý: Sau Tết nhiệt độ lên cao, tắc mọc nhanh, phải tiến hành tỉa thưa, chọn 3-5 cành chính để lại, còn lại cần phải tỉa bỏ. Sau đó theo tình hình cành chính khỏe hay yếu, cắt bớt để lại 4-5 chồi khỏe. Khi cây mọc được 2 tháng cành mới mọc đồng loạt, để khống chế mọc quá nhanh lại tiến hành tỉa lần thứ hai. Về sau cành mới mọc 8-10 lá thì hái ngọn, cho đến kỳ ra hoa kết trái.
 – Bón phân hợp lý và giảm tưới nước: Tắc thích hợp đất pha cát tơi xốp, chua. Khi trồng chậu nên dùng 4 phần lá khô, 5 phần đất cát, 1 phần phân khô trộn đều làm đất nuôi. Sau khi tỉa cành phải bón 1 lần phân hữu cơ [phân heo, bò hoai mục] sau đó cứ 10 ngày bón bổ sung 1 lần. Sau khi cành non bị hái, phẩn bón phân P [KH2PO4, Ca3PO4] để cây hình thành hoa. Khống chế nước để xúc tiến phân hóa chồi hoa. Người ta thường nói: “Hoa khô trái ẩm”, nghĩa là trong thời kỳ phân hóa chồi hoa phải tưới ít nước, trước mùa nóng 10 ngày phải giảm dần lượng nước tưới, đề phòng chồi mọc quá nhanh, trước 5 ngày phải ngưng tưới, trãi qua 3-4 ngày phơi nắng để lá non khô héo rũ xuống, đất chậu không trăng. Nhưng đế lá héo vừa, không nên để cây quá héo, sáng sớm, chiều tối nên tưới một ít. Khi chồi chính chuẩn bị phình lên, xanh đến trắng, nghĩa là sự phân hóa chồi đỉnh đã hoàn thành, lúc này cần khôi phục việc tưới và bón ít phân, không lâu chúng sẽ ra hoa.

 – Giữ hoa và trái: Khi nuôi trồng tắc thường có hiện tượng rụng hoa, rụng trái. Nếu kỳ ra hoa bị mưa hoặc khi ra chồi phân bón không đủ và nắng nóng, có thể làm cho cây rụng hoa, trái. Vì vậy phải chú ý quản lý trước và sau khi ra hoa, ngoài việc bón phân còn phải chú ý chiều tối cần tưới nước giảm nhiệt độ, nếu phát hiện ra chồi là hái bỏ ngay.

Khi ra hoa phải để hoa thưa vừa phải, tiết kiệm dinh dưỡng. Sau khi hoa hình thành trái phun 0.3-0.4% nước giải hoặc 0.3% phân tổng hợp, như vậy mới bảo vệ được trái. Khi đường kính trái non 1cm, còn phải tiến hành hái bớt trái, mỗi cành chỉ để 2-3 trái. Cùng trong nách lá có đến 2-3 trái non, chỉ để 01 trái, làm thế nào trái trên cây phân bố đều. Sau đó kịp thời cắt cành lần nữa không để cho cây ra trái lần thứ 2, làm cho trái to đều cùng độ chín.

Để tắc chín đúng Tết, nếu trái chín sớm có thể dùng biện pháp che bóng, tăng nước giải lên 0,4% để làm chậm quá trình trái chín; nếu trái chín chậm không vàng đúng Tết, thì định kỳ trước 25 ngày dùng thuốc kích thích IAA 1,5 x 10-3 quét lên trái, hoặc phun Oreomycin 5 x 10-5, hiệu quả rất rõ rệt.

VT [theo Hỏi đáp kỹ thuật nuôi trồng hoa và cây cảnh]-khuyennongtphcm.com

Chăm sóc quất trong những ngày tết: Sử dụng bình xịt nhỏ 0,5 -  1,5 lít mỗi ngày, hoặc phun 1 - 2 lần với nước, giữ ẩm rễ, đảm bảo lá vẫn tươi và hạn chế rụng lá sau Tết.

Trồng và chăm sóc quất cảnh sau Tết nguyên đán

- Sau khi chơi quất sau tết nguyên đán: Vặt bớt 1/2 đến 2/3 lá trên cây và đem trồng lại ra vườn, tưới nước có hòa chế phẩm kích thích ra rễ α-NAA với nồng độ 100 - 200ppm [1 - 2gram/10 lít nước, pha vào nước nóng cho tan hết trước khi pha loãng với nước lạnh] hoặc các chế phẩm siêu ra rễ bán trên thị trường để làm ẩm gốc và kích thích ra rễ mới, duy trì độ ẩm liên tục cho cây quất. Quất nên được trồng trên đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình để bầu được gắn kết tốt, không bị hỏng.

Chăm sóc quất trong chậu cảnh khó hơn chăm sóc quất ngoài vườn rất nhiều: Cây quất trồng trong chậu cảnh phải được trồng bằng đất thịt nhẹ, tơi xốp, đường kính chậu nên bằng hoặc lớn hơn đường kính tán cây. Cây quất sau khi được chơi trong Tết Nguyên đán phải được chuyển ra ngoài ánh sáng càng sớm càng tốt, luôn luôn duy trì độ ẩm cho gốc cây. Nếu cây chơi tết chỉ nén gốc tạm thời bằng cát cần phải được trồng lại trong chậu bằng đất thịt và tưới dung dịch kích thích ra rễ α-NAA [hoặc các chế phẩm kích ra rễ bán trên thị trường].

Khoảng 7 - 10 ngày sau khi trồng [hoặc sau chơi tết], khi cây đã ra rễ mới và hồi phục hoàn toàn, người trồng cần xới đất quanh gốc [30 cm từ gốc] để đất tơi xốp, tiện cho việc tưới tiêu hoặc và bón phân. Bón phân chuyên dùng cho cây cảnh nuôi quả, lượng bón mỗi gốc từ 50 - 300gam [tùy vào độ to nhỏ của gốc quất cảnh] hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì sản phẩm. Định kỳ 20 - 25 ngày bón 1 lần: Bón đều đặn sẽ làm cho cây quất khỏe mạnh chống chịu được sâu bệnh, phát triển khỏe mạnh, cân đối. Cây quất khỏe mạnh là cây có lá dày, xanh, quả to, chín, màu sắc đẹp.

Chúng ta có thể tạo tán mới cho cây hoặc duy trì tán cũ của cây theo ý thích, tuy nhiên khi tạo tán chúng ta cần phải nắm bắt kỹ các dáng thế cơ bản của cây để tạo hình cho phù hợp và đẹp mắt.

Khi cắt tỉa, chúng ta nên dùng các loại dao hoặc kéo cắt cành chuyên dụng, thực hiện việc cắt tỉa trong những ngày nắng ráo, tránh những ngày mưa ẩm ướt cây dễ bị nhiễm các loại nấm bệnh, việc tạo tán cần được thực hiện 7 - 10 ngày 1 lần.

Xem thêm > Cycocel CCC - Ức chế sinh trưởng

Xử lý quất ra hoa, đậu quả, quả chín và cuối năm.

Cách đảo gốc cho quất [tắc] cảnh: Trước đảo gốc, làm ẩm đất, sử dụng đầm sắt đầm quanh gốc [20-30 cm từ gốc] để đất kết dính lại, hạn chế nứt, vỡ bầu khi đào.

Bầu lớn hoặc nhỏ phụ thuộc vào cây và đường kính của tán, đường kính của chậu dự định bứng. Đầu tiên sử dụng thuổng, cuốc đào đất cách gốc 60-100 cm, đào sâu 40 cm, chiều rộng 20 cm, tỉa đất trên bầu theo đường kính bầu dự định, trong quá trình bỏ bớt đất, chúng ta chặt bớt các rễ to không quất được vào bầu còn lại các rễ dài, mềm, dài được quấn lại quanh bầu.

Nếu bạn muốn cây quất cảnh có quả chín đều vào dịp Tết Nguyên đán: Vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 dương lịch, bạn chuyển cây vừa đánh bầu vào nơi dâm mát, tránh mưa lớn làm hỏng bầu, để trong vòng 10 - 20 ngày đến khi có 80-90% lá rụng, sau đó trồng lại và chăm sóc bình thường, cây quất sẽ ra hoa và đậu quả trong tháng 7-tháng 8, chín trong dịp Tết âm lịch tháng 1 - tháng 2.

Nếu bạn muốn cây quất vừa có quả chín, quả xanh, vừa có nụ và hoa, sau khi đảo quất chuyển bầu quất vào bóng mát 7 - 10 ngày chỉ để 1/2 số lá trên cây rụng rồi trồng lại và chăm sóc như bình thường. Sau khi ra lứa hoa thứ nhất đậu quả và tiếp tục ra lứa hoa thứ 2, chúng ta ngắt bớt 1/2 lượng quả, cắt các ngọn non, ngắt 1/2 số lá cây bánh tẻ, tiếp tục bón thúc bằng phân bón phân chuyên dùng cho cây cảnh nuôi quả. Cây quất sẽ tiếp tục ra hoa, kết quả và tiếp tục ra lộc, cuối năm sẽ được cây quất trên tán vừa có trái chín, trái xanh, hoa và nụ, lộn non như mong muốn.

Tương tự như quất trồng ngoài vườn, muốn xử lý cho quất ra hoa và đậu quả chúng ta cần làm cây "sốc" để hình thành mầm hoa. Đối với cây quất cảnh trồng trong chậu chúng tạo tạo "sốc" bằng cách xiết nước [không tưới nước, che gốc khi trời mưa] trong thời gian 15-20 ngày tùy theo tuổi cây, thời tiết chi phối. Chỉ nên xiết đến khi cây vừa xào lá [lá hơi héo]. Sau khi xiết nước, chúng ta lại tưới nước và chăm bón bình thường để cây ra hoa và đậu quả.

Lưu ý bón phân cho cây quất cảnh trồng tại nhà, trồng trong chậu: Cây quất phải được bón phân định kỳ 20 - 25 ngày/lần [hoặc 1 tháng 1 lần] đến khi đảo quất hoặc xiết nước thì dừng lại, tiếp tục bón khi cây đậu quả non.

Dinh dưỡng cây trồng: Cây quất giai đoạn phát triển thân lá, đâm chồi nảy lộc cần bón các loại phân bón NPK có tỷ lệ dinh dưỡng đạm cao, giai đoạn trước khi ra hoa và phân hóa mầm hoa cần bón các loại phân NPK có hàm lượng lân cao, giai đoạn sau khi đậu quả non cần bón các loại phân có hàm lượng kali cao.

Nguồn: chelatevietnam.com

Cách trồng quất là nội dung được rất nhiều người quan tâm và muốn trồng chúng ngay tại sân vườn nhà mình.

Từ xa xưa theo quan niệm của người Việt Nam, cây quất là biểu tượng tượng trưng cho sự bình an, may mắn, hòa thuận sum vầy trong gia đình.

Còn gì tuyệt vời hơn khi trang trí Tết cho ngôi nhà của bạn với một chậu quất cảnh trĩu quả chín mọng vàng tươi tắn. Trong suốt khoảng thời gian từ những ngày sát Tết cho tới tháng Giêng – Hai đều chưng quất trong ngôi nhà của mình.

Nhưng tới khi mùa hè đến thì quả quất sẽ không còn trên cây nữa, cũng chính vì vậy không còn thích hợp để trưng bày trong nhà của mình nữa. Vậy, nên bỏ cây đi hay thực hiện cách trồng cây quất cảnh lại để dành cho mùa Xuân năm tiếp theo?

Nhiều người muốn tận dụng những cây quất năm trước trồng lại nhưng không nắm rõ kỹ thuật vì vậy dẫn tới không thành công.

Vì vậy hãy theo dõi bài viết hôm nay của Fao nhé, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn cách trồng quất cảnh cũng như là những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc để đạt được chất lượng tốt nhất nhé.

Chọn chậu trồng quất

Chậu được sử dụng để thực hiện cách trồng quất trong chậu thường được làm từ sành, sứ. Trước hết bạn cần phải chọn lựa được cho mình một loại chậu phù hợp với kích cỡ của cây quất nhà bạn. Chậu phải có độ rộng vừa phải, không được quá rộng hoặc quá hẹp.

Bạn nên mua những loại chậu có kích thước lớn hơn khoảng 25% so với chùm rễ của cây quất định trồng. Chậu đất nung chính là lựa chọn tối ưu nhất để sử dụng bởi chúng có khả năng thoát hơi nước cao hơn so với chậu nhựa giúp cây không gặp phải tình trạng úng nước.

Việc sử dụng hạt quất để tiến hành cách trồng cây quất cũng được nhưng sẽ thời gian cây có quả sẽ lâu hơn. Vì vậy, hãy mua cây được bán sẵn tại các chợ hay những nơi bán cây quất cảnh.

Trong suốt khoảng thời gian sử dụng, nên tiến hành thay chậu khoảng 2 năm một lần, phù hợp với kích thước mà cây đang sinh trưởng

Thông thường mỗi khi chúng ta thay chậu sẽ lựa chọn những chậu có kích cỡ lớn hơn chậu cũ và nên thực hiện việc thay chậu vào mùa đông là thích hợp nhất.

Chọn đất thực hiện cách trồng quất

Cách trồng quất bonsai thường được thực hiện trên đất vườn, đất có chứa pha cát, sét đảm bảo được độ thông thoáng và đủ độ ẩm. Độ pH phù hợp nằm trong khoảng từ 5 đến 6.

Đất trồng quất có chất lượng tốt cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm hàng đầu trong cách trồng quất. Bạn có thể trồng cây quất trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là những loại đất thịt tơi xốp và chứa nhiều mùn và bón lót.

Hố trồng cần bón một lượng phân từ 1 đến 2kg phân vi sinh hay 3 đến 5kg phân chuồng hoai mục để tiến hành bón lót.

Quy trình chăm sóc sau khi thực hiện cách trồng quất

Cách chăm sóc cây quất cảnh trong chậu là vô cùng cần thiết và không thể bỏ qua việc bón phân cho cây. Bạn thực hiện đều đặn việc bón phân khoảng 1 tháng một lần vào mùa sinh trưởng của cây.

Cây quất nếu được bón phân thường xuyên theo định kì, theo đúng liều lượng sẽ cho quả to mọng, đẹp hơn so với cây quất khi không được chăm bón.

Ngoài giai đoạn bón phân lót ban đầu thì khi quất vào thời điểm bắt đầu ra hoa các bạn nên bón thêm phân kali bột đỏ cho quất để chúng nhanh chóng đậu quả.

Tưới nước cho cây quất khi vừa mới trồng xong, cần chú ý tới lượng nước tưới cho cây để tránh tình trạng ngập úng khiến cây bị thối ủng. Nếu đất trồng quất quá khô, muối có thể hình thành và gây hại cho rễ cây.

Vì vậy, bạn cần phải giữ cho đất trồng luôn đảm bảo được độ ẩm lý tưởng nhất. Cuối cùng, khi tới thời điểm thu hoạch trái thì bạn vừa có thể lấy quả để ăn lại vừa sử dụng chúng trong làm đẹp, trang trí cho căn nhà.

Bởi vậy, bạn nên thường xuyên thực hiện cách chăm sóc quất trong chậu bằng việc tỉa cành lá, tạo form cho cây theo cá tính riêng mà mình thích hay có thể tham khảo rất nhiều những  dáng cây khác nhau trên mạng.

Cắt tỉa, tạo tán cho quất

Hàng năm bạn cần phải sửa tán 3 đến 4 lần, mục đích của việc làm này là giúp cho tán sinh trưởng đều và theo hình chóp nón.

Chú ý sau khi sửa tán xong thường xuyên xử lý thuốc bảo vệ thực vật để ngăn chặn sâu bệnh và đặc biệt là sâu vẽ bùa hại lá.

Xử lý cho trái quất chín đúng dịp Tết

Để có thể điều chỉnh cây cho ra quả vào đúng dịp Tết không phải ai cũng có thể làm được, bạn cần phải thực hiện những quy trình theo đúng chuẩn kĩ thuật, chăm sóc cây theo từng giai đoạn sinh trưởng thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

Dưới đây là những quy trình theo đúng chuẩn kỹ thuật khoa học để cây quất có thể cho trái chín đúng dịp Tết, các bạn hãy thực hiện theo những bước làm dưới đây nhé.

Quất ra trái quanh năm, nên phải điều chỉnh sao cho trái chín vào đúng dịp Tết. Cách làm như sau:

Tới khoảng thời gian tháng 6 đến tháng 7 âm lịch bắt đầu thường xuyên thăm chừng vườn quất.

Nếu phát hiện cây nào có trái sinh trưởng mạnh thì đào bứng cây lên, sau đó phơi nắng nhẹ trong khoảng 10 ngày, tiếp theo bạn cần phải tỉa bỏ bớt cành lá cho cây gọn nhẹ rồi tiến hành đem trồng quất lại [đảo quất, đánh quất].
Nếu bạn thực hiện cách trồng quất trong giỏ, chậu, chỉ cần vặt hết toàn bộ trái, giảm tưới nước tối đa.

Đến khoảng thời gian từ giữa hoặc cuối tháng 8 âm lịch. Chuẩn bị cho cây ra hoa, kết trái và làm sao để trái chín vàng vào đúng dịp Tết Nguyên đán.

Ở thời kì này cần cung cấp cho quất đầy đủ những yếu tố như:  phân bón, nước, cây sẽ phát triển xanh tốt, cho trái nhiều và đảm bảo trái sẽ chín vàng vào đúng dịp Tết Nguyên Đán.

Trong khoảng thời gian thực hiện cách trồng quất trong chậu thường xảy ra hiện tượng rụng hoa, rụng quả. Vì vậy khi thấy cây ra hoa phải để hoa thưa vừa phải, tránh lấy đi nhiều dinh dưỡng.

Sau khi hoa hình thành thì tiến hành quả phun 0,3 đến 0,4% nước giải hay có thể dùng 0,3% phân tồng hợp. Như vậy mới có thể bảo vệ được quả được an toàn.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng quất cũng như là những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc theo đúng chuẩn kỹ thuật để có thể thu được những trái quất chín mọng trong dịp Tết Nguyên Đán rồi.

Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây quất cho quả chín mọng, trang trí cho ngôi nhà của mình theo ấm cúng, rạng rỡ nhé. Chúc các bạn thành công!


NHẬP "TỪ KHÓA" BẠN CẦN TÌM KIẾM

Video liên quan

Chủ Đề