Cách chăm sóc tránh chảy máu sau mổ

Nhiều bệnh nhân sau phẫu thuật thường không coi trọng việc chăm sóc sức khỏe cũng như vết mổ bởi họ cho rằng họ có sức khỏe và vết mổ có thể tự lành theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế, nếu chúng ta lơ là việc chăm sóc bệnh nhân cũng như vết thương sau phẫu thuật có thể gây ra rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Làm sao để chăm sóc bệnh nhân cũng như vết mổ sau phẫu thuật hiệu quả và an toàn nhất?

Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ dựa trên bệnh lý và tình trạng của vết mổ để đưa ra phác đồ điều trị cũng như các biện pháp chăm sóc bệnh nhân an toàn và hiệu quả nhất.

Theo đó, sau khi đã trở về nhà, bệnh nhân nên vệ sinh và thay băng cho vết mổ mỗi ngày theo cách đã được các bác sĩ y tá hướng dẫn.  Đồng thời kiểm tra xem vết mổ có biểu hiện gì khác lạ hay không ví dụ như: đỏ lên, bị sưng tấy hay chảy nước…hay không.

Việc vệ sinh vết thương cũng như kiểm tra tình trạng vết thương 1 cách thường xuyên giúp cho người nhà chủ động hơn trong việc chăm sóc bệnh nhân cũng như phát hiện các tình trạng bất thường để có thể đưa ra biện pháp xử lý kịp thời tránh vết thương bị nứt hay nhiễm trùng.

Ngoài ra, trước khi tiến hành rửa vết thương và thay băng bệnh nhân hoặc người nhà cần phải vệ sinh bàn tay sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn tiếp xúc với vết thương. Tuyệt đối không làm cho lớp băng bị bẩn hoặc bị ướt sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng gây nhiễm trùng cho người bệnh.

 

Cần học cách thay băng cẩn thận để không làm động vết mổ

Trong thời gian 3 ngày đầu sau phẫu thuật bệnh nhân cần giữ cho vết mổ được sạch sẽ và khô thoáng nhất. Hạn chế tiếp xúc với nước để tránh nước thấm vào vết thương hở gây đau đớn và kéo dài thời gian lành sẹo.

Trường hợp bác sĩ có sử dụng ống dẫn lưu, thì bệnh nhân cần thường xuyên thay túi đựng dịch dẫn lưu [khoảng 3 lần/ngày], theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không rút ống dẫn lưu ra khỏi túi [hoặc chai], tránh đè ép làm tắc ống gây ảnh hưởng xấu đến vết thương và làm hại sức khỏe người bệnh.

Thông thường, với sự trợ giúp của các biện pháp chăm sóc bệnh nhân, vết mổ sẽ liền lại sau hai tuần. Thời gian này có thể lâu hơn nếu người bệnh mắc bệnh tiểu đường, bị suy giảm hệ miễn miễn dịch hay do việc chăm sóc bệnh nhân chưa được đầy đủ.

Một số lưu ý khi chăm sóc vết mổ cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Để chăm sóc vết mổ cũng như sức khỏe bệnh nhân sau phẫu thuật chúng ta cần lưu ý 1 số vấn đề sau:

Thực hiện đúng các yêu cầu và chỉ định của bác sĩ phẫu thuật trong dùng thuốc và chăm sóc vết thương để có hiệu quả tích cực.

Chú trọng chế độ ăn uống nghỉ ngơi của người bệnh. Để chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật hiệu quả hơn, bệnh nhân cần được bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu đạm, vitamin và khoáng chất.. để tăng cường sức đề kháng, giúp mau lành bệnh. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh gây tác động lên vết thương. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể bổ sung thêm các loại sữa năng lượng cao, đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp mau chóng phục hồi sức khỏe,  kết hợp với dưỡng chất Glucoraphanin hỗ trợ đào thải độc tố, tăng sức đề kháng cho người bệnh.

 

Bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng cân đối và đa dạng để nhanh hồi phục

Hạn chế cho người bệnh sử dụng các loại thực phẩm có hại như: thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như café, thuốc lá, rượu bia… làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh.

Người nhà cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh đối với vết thương của người bệnh. Luôn giữ cho vết thương sạch sẽ, khô ráo và hạn chế tiếp xúc với nguồn vi rút, vi khuẩn.

Đặc biệt, trong những trường hợp sau người nhà cần đưa bênh nhân đến ngay các cơ sở y tế để được tham khám và chăm sóc y tế kịp thời:

  • Vết mổ sau 3 -4 ngày có cảm giác khó chịu và tê nhức một cách đột ngột hoặc tăng mạnh.
  • Bênh nhân có biểu hiện ớn lạnh hoặc sốt trên 38.5độ C, vết mổ có dấu hiệu sưng tấy, tụ dịch và gây đau đớn..
  • Vết mổ có hiện tượng chảy mủ, có mùi khó chịu
  •  Vết thương có cảm giác căng thít; nút chỉ khâu hoặc ghim trên da bị toác ra thậm chí có hiện tượng chảy máu nơi vết thương.

Trên đây là một số lưu ý khi chăm sóc vết mổ cũng như chăm sóc bệnh nhân sau phẫu hiệu quả và an toàn nhất được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo thực hiện.

BS Nguyễn Thị Ngọc Thanh

Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk

Với bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, dù chỉ là tiểu phẫn thì giai đoạn sau mổ cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Và việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ là cực kỳ cần thiết, nằm trong các kỹ năng của thức y tá – điều dưỡng mà nhất định bạn nên nhớ. Sau mổ là giai đoạn cơ thể người bệnh dễ bị kích thích, sinh ra các triệu chứng rối loạn như rối loạn đông máu, hạ nhiệt độ, biến chứng về hô hấp… Vì thế đây là giai đoạn chăm sóc quan trọng nhất không thể lơ là.

Sau khi mổ thì người bệnh cần nhân định được tình trạng của người bệnh để có hướng lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ hiệu quả và an toàn, những tình trạng cần nhận định và theo dõi là:

  • Nhận định tình trạng hô hấp của người bệnh: Nhịp thở, tần số thở, độ căng giãn của lồng ngực thế nào? Có dấu hiệu khó thở khò khè hay không? Người bệnh tự thở được hay phải hỗ trợ máy thở?
  • Nhận định tình trạng vết mổ: Vị trí, kích thước, băng có thấm máu không, bao lâu thay băng một lần…
  • Nhận định tình trạng tim mạch: Chỉ số nhịp tim, huyết áp là bao nhiêu, có ổn định không? Chỉ số của máy đo điện tim.
  • Nhận đình tình trạng thân nhiệt: Thông thường cơ thể người bệnh có thể sẽ sốt nhẹ sau mổ do mất nước. Nhưng nếu sốt cao có thể là do nhiễm trùng, cần chú ý quan sát.
  • Nhận định tình trạng tiết niệu: Theo dõi số lượng, màu sắc nước tiểu, có dấu hiệu thiếu nước khó bài tiết hay không.
  • Nhận định tình trạng tâm lý người bệnh: có lo lắng, kích động không? Hay thoải mái trấn định…

Tư thế nằm của người bệnh ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng hô hấp người bệnh. Nên để người bệnh nằm thẳng, cằm duỗi ra, hơi nghiêng mặt sang một bên, kê gối giữa hai chân. Đặc biệt cần nhẹ nhàng khi di chuyển tư thế cho người bệnh.

Bệnh nhân sau mổ nếu cần thở oxy thì phải chú ý theo dõi sát sao hô hấp, các chỉ số như nhịp thở, tần số thở của người bệnh. Luôn chú ý cung cấp đủ oxy, thường xuyên làm sạch đường thở, hút đàm ói khi cần. Nếu nhịp thở chậm hơn 15 lần / phút cần báo cáo ngay với bác sỹ phụ trách

Theo dõi sát sao các dấu hiệu như hô hấp [nhịp thở 15-30 lần/ phút là ổn định], mạch, nhịp tim, huyết áp [trên 90/60 mmHg]… Ngoài các chỉ số trên màn hình cũng cần chú ý đến các dấu hiệu bên ngoài của người bệnh chứ không nên hoàn toàn tin tưởng máy móc. Các dấu hiệu mắt thường có thể thấy như mức độ giãn của lồng ngực, cánh mũi phập phồng, màu da tím tái, mồ hôi chảy bất thường, co giật, vết thương chảy máu…

Truyền dịch sau mổ là điều cần thiết để bổ sung nước và chất dinh dưỡng trong quá trình mổ và điều trị, cung cấp năng lượng để bệnh nhân mau chóng hồi phục sức khỏe. Các loại dung dịch cần cung cấp phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân, cũng như tính chất ca mổ, thông thường sẽ là dung dịch ringer lactate, dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch glucose 5%, 10%…

Giảm đau sau mổ là vấn đề lớn trong chăm sóc sau mổ, nếu lạm dụng, không sử dụng đúng liều lượng có thể sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Thuốc giảm đau phải sử dụng theo giờ với liều lượng cố định, không được đợi đến lúc đau mới sử dụng, cũng không tùy tiện cho bệnh nhân sử dụng khi họ yêu cầu, mà cần làm theo chỉ định của bác sỹ.

Với các ca mổ nội soi thì vết mổ rất nhỏ, thường không cần cắt chỉ hay thay băng, nguy cơ nhiễm trùng cũng rất thấp, chỉ cần chú ý tránh các tác động mạnh lên vết mổ.

Với các vết mổ hở thì cần chú ý nhiều hơn, màu sắc vết mổ, tình trạng liền da, tình trạng chảy máu thấm băng đều cần phải chú ý quan sát hàng ngày. Thông thường sẽ cắt chỉ sau 5 – 7 ngày. Nếu vết mổ nặng có thể chậm hơn.

Việc vận động sau mổ cần chú ý nhẹ nhàng, tránh vận động quá mạnh gây rách vết thương. Nếu các bệnh nhân sau mổ vẫn hôn mê cần phải được xoay người và xoa bóp 30 phút một lần cho đến khi tự cử động được.

Hướng dẫn bệnh nhân cách thở sâu, cách ho, cách tập luyện các bài tập nhẹ nhàng khi nằm trên giường bệnh để máu lưu thông tránh các biến chứng sau này.

Ngày đầu tiên sau khi mổ cần chú ý duy trì đầy đủ các chất dinh dưỡng qua dịch truyền và ăn uống bằng miệng. Chỉ nên ăn những món ăn lỏng, nhạt, ăn làm nhiều bữa, đa dạng từ uống sữa đến ăn các loại hoa quả, bánh trái.

Khuyến khích người bệnh ăn uống bằng đường miệng để sớm hồi phục các chức năng tiêu hóa, dạ dày và ruột. Cần có đánh giá chi tiết năng lượng cần thiết phải nạp vào cơ thể người bệnh mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe, sức đề kháng cho người bệnh.

Vấn đề chảy máu có thể xay ra trong lúc mổ, trong những giờ đầu sau mổ hoặc vài ngày sau mổ. Triệu chứng thường là huyết áp giảm, nhiệt độ cơ thể hạ thấp, da lạnh, lúc này cần tìm nơi chảy máu và cầm máu ngay lập tức, nếu là vết mổ nội soi chảy máu bên trong cần có sự can thiệp đánh giá kịp thời ngay của bác sỹ điều trị.

Hiện tượng sốc, choáng sau mổ là do mất máu, mất nước trong quá trình mổ. Hiện tượng sốc sẽ khiến bệnh nhân thấy choáng váng đầu óc, chóng mặt khó mở mắt, lúc này cần để người bệnh nằm đầu thấp, chân cao hơn tim, hướng dẫn thở sâu ổn định nhịp thở.

Để phòng tránh ngăn ngừa thì nên giải thích rõ với người bệnh trước khi mổ, sau mổ cần giữ ấm, di chuyển nhẹ nhàng an toàn, tránh ồn ào kích thích mà cần yên tĩnh.

Biến chứng hô hấp sau phẫu thuật thường là viêm phổi, biểu hiện là sốt, mạch nhanh, khó thở, có đàm hay tức ngực khó thở. Người chăm sóc cần luôn chú ý sát sao đến nhịp thở, tần suất thở để thông báo kịp thời với bác sỹ nếu có triệu chứng viêm phổi.

Luôn chú ý đến tình trạng của vết mổ, dấu hiệu của vết mổ bị nhiễm trùng là người bệnh nóng sốt, vết mổ bị sựng, đỏ, đau đớn nhiều hoặc chảy máu, chậm lành… Để phòng tránh thì việc người chăm sóc vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc là rất cần thiết, thay băng và kiểm tra vết mổ đều cần sử dụng găng tay vô trùng, hạn chế để người bệnh tự ý chạm vào vết mổ.

Để chăm sóc bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, kịp thời phát hiên các biến chứng và phòng tránh chúng thì cần phải có những nhân viên được huấn luyện chuyên nghiệp có kinh nghiệm và ý đức. Ngoài ra việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ chi tiết và khoa học cũng cực kỳ quan trọng trong việc giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Click vào hình để tải app miễn phí Bluecare

Xem thêm:

Bách khoa về chăm sóc vết thương

Tất tần tật thủ thuật điều dưỡng

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Video liên quan

Chủ Đề