Đặc điểm của cảm biến khoảng cách

Trong thời đại công nghệ 4.0 ngay cả việc đo đạc cũng không cần con người trực tiếp thực hiện mà có thể giải quyết nhanh chóng chỉ với một máy đo khoảng cách bằng laser. Vậy máy đo khoảng cách laser là gì? Ưu điểm của cảm biến đo khoảng cách bằng laser? Loại nào dùng tốt, giá rẻ? Tham khảo ý kiến của chuyên gia trong bài viết dưới đây!

Tia laze có đặc điểm gì?

Đặc điểm của tia laze là có tính định hướng [mức độ tập trung ánh sáng] tốt, tính đơn sắc tốt và độ chói chao, tính tương hợp [corelation] tốt.

Tia laze được ứng dụng trong rất nhiều trường hợp, trong đó có cảm biến laser đo khoảng cách [sử dụng trong máy đo khoảng cách bằng tia laze].

Tìm hiểu khái niệm về máy đo khoảng cách bằng cảm biến laser là gì

Cảm biến đo khoảng cách bằng tia laser hay còn gọi là máy đo khoảng cách bằng lase, máy đo laser, thước đo laser… là một loại máy chuyên dùng để đo độ dài, khoảng cách đa năng, hoạt động dựa trên nguyên lý phản xạ của tia laze.

Theo đó, tại vị trí được người dùng chọn làm cộc mốc, khi bấm nút đó, bộ phát tín hiệu của máy đo khoảng cách bằng tia laser sẽ phóng ra tia laze & đo khoảng độ dài từ cột mốc được chọn đến vị trí tia laser gặp phải vật cản. Sau đó, thu và hiển thị kết quả trên màn hình dưới dạng thông số, có đơn vị là mét [m] hoặc feet [ft], yard [yd]… tùy vào cài đặt ban đầu của người dùng.

Máy đo khoảng cách bằng cảm biến tia laze

Những ưu điểm của cảm biến laser đo khoảng cách

Máy đo khoảng cách laze sở hữu nhiều tính năng ưu việt và những lợi thế hấp dẫn người dùng. Cụ thể là:

#1. Độ chính xác của máy đo khoảng cách bằng tia laser rất cao

Những chiếc máy đo khoảng cách bằng cảm biến tia laze có thể mang lại kết quả đo SIÊU TỐC trong phạm vi từ 0,05 – 250 mét chỉ trong khoảng 0,5 giây, tối đa KHÔNG QUÁ 04s với độ chính xác cực cao.

Sai số siêu nhỏ, chỉ 1 – 2 mm do không chỉ được áp dụng cảm biến đo khoảng cách bằng tia laze mà còn cảm biến nghiêng 360 độ; công nghệ đo khoảng cách X-Range Power,…

Đặc biệt, các loại máy đo khoảng cách còn cho phép kết nối với điện thoại smartphone, máy tỉnh bảng tablet, laptop, máy tính… qua cổng micro USB hoặc kết nối không dây Bluetooth & ứng dụng Leica DISTOTM Sketch trên máy đo khoảng cách Leica…

#2. Máy đo khoảng cách bằng cảm biến laser sở hữu đa tính năng

Ngoài tính chính xác cao, các thước đo điện tử laser còn sở hữu nhiều tính năng đa dạng, như:

Tính diện tích, thể tích, cộng dồn các giá trị đo, trừ các giá trị đo, hoặc đo gián tiếp Pythhagoras, đo khoảng cách liên tục, đo khoảng cách Min/Max và đo khoảng cách chia đều,…

Cực kỳ tiện lợi -> tiết kiệm được rất nhiều thời gian tính toán cho người dùng.

Ngoài ra, máy đo khoảng cách bằng cảm biến laser còn cho phép lưu đến tối đa 50 kết quả đo, hẹn giờ đo, tự động điều chỉnh mốc đo bằng tấm đuôi máy đa năng để hạn chế sai số, hoặc tự ngắt tính năng đo sau một thời gian không sử dụng để tiết kiệm pin,…

#3. Kích thước cảm biến đo khoảng cách bằng laser nhỏ gọn

Các loại máy sử dụng cảm biến laser đo khoảng cách thường có thiết kế bỏ túi vô cùng nhỏ gọn, tiện lợi, có thể mang đến bất cứ nơi nào mà không sợ tốn diện tích và sức lực. Bất cứ lúc nào cần đo đạc, kiểm tra khoảng cách hoặc kích thước bạn cũng có thể lấy ra và sử dụng.

#4. Máy đo khoảng cách bằng laser dễ dàng nạp năng lượng

Các loại máy sử dụng cảm biến đo khoảng cách bằng tia laze thường sử dụng pin, dễ mua, dễ thay thế, thuận tiện khi mang theo mà không lo vướng dây, chiếm diện tích hành lý, nặng nhọc…

#5. Sử dụng cảm biến đo khoảng cách bằng tia laser dễ dàng, tiết kiệm thời gian

Không chỉ sở hữu lợi thế nhỏ gọn về kích thước, trọng lượng nhẹ [chỉ từ 100 – 200gr], hệ thống nút bấm của các loại máy đo khoảng cách bằng tia laser cũng rất đơn giản, chắc chắn, dễ dàng thao tác ngay trên thân máy. Nhờ vậy, người dùng có thể đo đạc một cách nhanh chóng, hiệu quả – chỉ dùng 1 tay cũng có thể dễ dàng làm được.

#6. Thiết kế máy đo khoảng cách bằng cảm biến laser chắc chắn

Các loại máy đo khoảng cách bằng cảm biến laser đều được thiết kế chắc chắn, chống trượt và chịu được lực rơi tốt. Đặc biệt, máy đo khoảng cách bằng laze còn có khả năng chống bụi – chống nước đạt chuẩn IP 54, IP 65 – đây đều là những tiêu chuẩn công nghệ kín hiện đại nhất hiện nay, giúp thiết bị có khả năng hoạt động bền vững dưới mọi điều kiện thời tiết.

Mua máy đo khoảng cách bằng laser loại nào tốt nhất, giá rẻ?

Hiện nay trên thị trường quảng cáo nhan nhản các nhãn hàng khiến người tiêu dùng hoang mang không biết nên lựa chọn loại nào tốt mà có giá vừa túi nhất.

Để chia sẻ những lo lắng này, chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý sau:

Đây đều là những loại máy sử dụng cảm biến đo khoảng cách bằng tia laser có mức giá khá vừa túi mà chất lượng cũng được người tiêu dùng đánh giá cao. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm các dòng thuộc hãng Stanley, Sola, Prexiso, Total, M&M PRO… với mức giá chỉ dao động từ 1,1 đến 4,8 triệu đồng.

Cảm biến đo khoảng cách hiện được phân thành nhiều loại, được sản xuất bởi các nhãn hàng: Omron, Autonics, Hanyoung.....với độ chính xác, tin cậy cao, kích thước nhỏ gọn và khoảng cách phát hiện vật thể rộng. Do đó, cảm biến đo khoảng cách được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như: cảng biển, khu công nghiệp để phát hiện thiết bị.....

Cảm biến laser Omron

1, Khái niệm cảm biến đo khoảng cách

Cảm biến đo khoảng cách là nhóm các loại cảm biến được thiết kế chuyên dụng để đo khoảng cách. Độ chính xác, tin cậy mà thiết bị này mang lại có thể từ vài cm đến 3000m. Cảm biến đo khoảng cách thường được sử dụng phổ biến trong công nghiệp, đặc biệt là ở các trạm dầu khí.

Trên thị trường hiện có khá nhiều loại cảm biến dùng để đo khoảng cách các vật: cảm biến quang đo khoảng cách, cảm biến siêu âm đo khoảng cách, cảm biến hồng ngoại đo khoảng cách,.... Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu về độ chính xác, giá thành, mục đích sử dụng hay điều kiện môi trường xung quanh mà có những loại cảm biến đặc thù. Theo đó, cảm biến đo khoảng cách thường được phân thành 4 loại chính: 

  • Cảm biến Lase
  • Cảm biến siêu âm
  • Cảm biến từ
  • Cảm biến Encoder

Để hiểu rõ nhất về nguyên lý hoạt động của cảm biến đo khoảng cách, ở đây HopLongTech sẽ phân tích cụ thể nguyên lý hoạt động của từng loại cảm biến cho bạn đọc tiện theo dõi. 

Cảm biến Laser được dùng để đo khoảng cách, được ưa chuộng sử dụng bởi có thể ứng dụng trong nhiều điều kiện môi trường. Đây cũng là loại cảm biến được sử dụng khá phổ biển vì độ chính xác cao, có thể đo trên phạm vi diện rộng các vật và sai số nhỏ. 

Cảm biến siêu âm sử dụng để đo khoảng cách sẽ cho kết quả có độ chính xác rất cao. Với rất nhiều công dụng, cảm biến siêu âm được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Ta có thể liệt kê một số ứng dụng phổ biến của cảm biến siêu âm như:

  • Đo khoảng cách mức nước thải của nhà máy
  • Đo khoảng cách từ miệng của bể chứa đến dung môi trong bể chứa [thường là xăng, dầu,…] 

Dòng điện được sinh ra trong cảm biến từ [Autonics, Omron] là dòng điện xoay chiều. Dòng điện này có công dụng giúp phát hiện ra các vật thể bằng kim loại. Do đó, cảm biến từ chỉ được sử dụng để xác định khoảng cách của các vật thể được cấu thành bởi kim loại.

Cảm biến Encoder không được sử dụng phổ biến như 3 loại cảm biến đo khoảng cách trên vì giá thành và ứng dụng không được rộng rãi. Tuy nhiên, cảm biến Encoder lại thích hợp cho 1 số ứng dụng đặc thù trong ngành công nghiệp nặng. 

Với đa dạng thiết bị, khoảng cách phát hiện và giá thành rộng, cảm biến đo khoảng cách được ứng dụng phổ biến nhất ở cảng biển hoặc các khu công nghiệp để đáp ứng 1 số mục đích đặc biệt:

  • Tránh va chạm cho các hệ thống [cần cẩu Gantry]

  • Đo khoảng cách [Ports, hệ thống docking]

  • Đo mức xi măng, mực chất rắn trong bồn chứa, tháp cao [lưu trữ xi măng]

  • Phát hiện vị trí [Lưu trữ tôn thép]

  • Định vị container trong khu vực cần cẩu [Cảng container]

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề