Cách dạy con của người Việt Nam

Kiểu dạy con ngược đời của người Việt khiến con tụt hậu

Chia sẻ

1. Bảo vệ và nuông chiều con quá đà

Vì yêu thương con cái nên các mẹ, các bố thường bảo vệ con quá đà. Sợ con đau nên khi con ngã vội vàng đỡ dậy. Sợ con khổ nên không để con tự lập từ sớm. Đáp ứng những đòi hỏi của con vì sợ con khóc, sợ con buồn. Tuy nhiên, những đứa trẻ được bao bọc, bảo vệ quá cẩn thận sẽ rất nhút nhát. Bên cạnh đó khi bé được đáp ứng mọi yêu cầu sẽ tự động trở nên tự mãn. Dần dần, trẻ sẽ có thói quen hưởng thụ và khóc lóc, khó chịu, bướng bỉnh nếu bị từ chối. Vậy nên đây là sai lầm thường gặp nhất mà các phụ huynh nên tránh khi dạy con.

2. Phản ứng thái quá khi con mắc lỗi

Các mẹ thường có thói quen cáu gắt, nạt nộ khi con vô tình mắc lỗi và cho rằng mình làm như vậy sẽ giúp các bé nhớ để lần sau không phạm phải nữa. Tuy nhiên, điều này sẽ làm cho các bé cảm thấy tội lỗi và sợ hãi nên sẽ càng khóc to hơn. Nếu tình trạng nạt nộ, cáu gắt con cứ tiếp diễn liên tục và lâu dài, các bé sẽ không còn muốn gần gũi và tâm sự với mẹ nữa. Bên cạnh đó, có một số bạn nhỏ sẽ trở nên lì lợm và bướng bỉnh, có biểu hiện chống đối nếu liên tục bị mắng hay đánh phạt.


Dạy Con Kiểu Việt Nam

Các cách dạy con của các bà mẹ Việt [ 9646 Xem ]

Trong gia đình người cha là gia trưởng trụ cột, con cái luôn luôn vâng lời và nghe theo quyết định của người. Vâng lời cha mẹ từ lâu đã trở thành đạo hiếu của người Việt ta. Nhớ hồi còn nhỏ tôi đi học, sáng nào cũng khoanh tay và thưa: “Thưa Ba, thưa Má con đi học”. Chiều về cũng kho..
[Chi tiết]

Cách dạy con của người anh có ưu điểm gì nổi bật hơn so với dạy con của người việt nam [ 5291 Xem ]

Ban đầu ở London khi tôi gặp gỡ bạn bè của chồng mình, họ đều khen Bi rất ngoan và biết cư xử dù mới chỉ gần 2 tuổi. Tôi đương nhiên hiểu vì sao họ khen vậy. Tôi đã rất căng thẳng và bị “stress” nặng vì việc nuôi dạy con để “đào tạo” cho Bi thói quen ngoan ngoãn đó mà. Tuy nhiên, không cần biết ở nh..
[Chi tiết]

“Người Việt Nam có tuổi ấu thơ kéo dài nhất thế giới” [ 5510 Xem ]

Đó là lời hài hước mà cũng đầy chua xót của chuyên gia tâm lý trẻ em Nguyễn Lan Hải trước tình trạng không ít bậc phụ huynh cứ làm thay con em mình những việc mà lẽ ra phải để các con tự làm. 1. Cô học trò cùng cậu bạn chơi trò ô ăn quan. Người mẹ ngồi cạnh, ngay từ việc rải quân ở mỗi ván, bà ..
[Chi tiết]

Cách dạy con đáng xấu hổ của mẹ Việt [ 6423 Xem ]

Chúng ta có thể xấu tính trong nhiều chuyện nhưng đừng “xấu” trong cách dạy con. Tôi muốn vạch ra những “tội tày đình” của các ông bố bà mẹ Việt cần tránh Tội: độc tài Trong gia đình Việt Nam truyền thống, cha mẹ thường có xu hướng quyết định cuộc đời con. Từ quyết xem con ..
[Chi tiết]

"Vạch mặt" 10 thói quen nuôi dạy con tai hại của mẹ Việt [ 5848 Xem ]

Và mình chỉ muốn lưu ý với các mẹ 10 vấn đề nhỏ hay nói chính xác hơn là 10 quan niệm, thói quen của các mẹ Việt ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé mà các mẹ không biết. 1. Thói quen đeo bao tay cho con khi sơ sinh Hầu hết những bà mẹ Việt sau khi sinh con thường ..
[Chi tiết]

5 cách dạy con đã thực sự "lỗi mốt" [ 6519 Xem ]

1. Cấm đoán con Lỗi thứ nhất là phụ huynh dường như có quá nhiều điều cấm đối với bé và luôn miệng phàn nàn: "Đừng đánh em", "Không được kéo đuôi con mèo"... Giải pháp: Không ai ưa một em bé không nghe lời cha mẹ nhưng cha mẹ nói “không” thường xuyên sẽ khiến bé trở nên cha..
[Chi tiết]

6 sai lầm trong cách nuôi dạy con [ 5541 Xem ]

Đòi gì cho nấy Không bao giờ nên để con muốn gì được nấy, dù chỉ là món đồ chơi ở siêu thị hay một đĩa game hoặc những thứ đồ mà bạn phải tốn cả tuần tiền lương mới sắm được, bởi đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ chỉ khiến chúng trở nên hư đốn. Nhiều ông bố bà mẹ tin rằng từ chối yêu cầu của con..
[Chi tiết]

Những bài học rèn nhân cách của người Việt xưa [ 5678 Xem ]

Có lẽ xuất phát từ một xã hội thuần nông, kinh tế còn nghèo nàn nên cũng ảnh hưởng và tác động nhiều tới đời sống con người Việt Nam. Nhưng không vì thế mà ông bà ta xưa quên nếp sống văn hóa. Văn hóa và bản sắc Việt với những điều tốt đẹp được hun đúc và gìn giữ hàng ngàn năm. Trong bài viết này tô..
[Chi tiết]

10 cách dạy phản tác dụng của mẹ Việt [ 5518 Xem ]

Vậy nhưng trong quá trình dạy dỗ, đôi khi những phản ứng theo bản năng của mẹ Việt lại vô tình trở nên phản tác dụng, phản giáo dục mà chúng ta không hay. Tôi xin liệt kê ra những lỗi sai kinh điển của mẹ Việt trong cách nuôi dạy con 1. Trẻ muốn nghịch đất cát, chúng ta nói: Bẩn, không ..
[Chi tiết]

Sai lầm trong nuôi dạy con của người Việt [ 5579 Xem ]

Họ không biết rằng vô tình đã truyền bao nhiêu vi trùng cho con. Ngay cả người lớn, hàng xóm, bạn bè của bố mẹ, cứ thấy bé con ở đâu là hôn hít, nựng nịu. Tất cả những điều đó chỉ thể hiện tình cảm của người lớn dành cho bé con, nhưng chẳng tốt cho bé chút nào. Bé càng nhỏ, sức đề kháng..
[Chi tiết]

Cách dạy con gái sai lầm của các bà mẹ Việt [ 7275 Xem ]

Bạn đã dạy con gái mình đúng cách chưa hay là quá nuông chiều con, mà quên dạy con những ký năng cơ bản trong cuộc sông có thể giúp ích cho con sau này. Dạy con đúng cách là hướng dẫn cho con cách câu cá chứ không phải đưa cho con con cá Không dạy cho con cách tranh luận ..
[Chi tiết]

Cách nuôi con của mẹ Việt có rất nhiều điểm cộng [ 5869 Xem ]

Là tác giả của một blog có tên là “Mẹ Vui”, Minh Trang thu hút bởi những câu chuyện làm mẹ nhẹ nhàng, vui vẻ nhưng thấm thía, giống như được chia sẻ những tâm sự đầy cảm thông của một người bạn thân thiết. Có lẽ vì thế, từ hai người chưa từng quen biết, chúng tôi tìm được một lý do để xích lại gần n..
[Chi tiết]

Mẹ Việt sẽ dạy con như thế nào? [ 7008 Xem ]

Mẹ sẽ không dạy con: Việt Nam có rừng vàng, biển bạc Thay vào đó, mẹ dạy con, đất nước mình vốn rất đẹp nhưng đang ngày càng bị ô nhiễm, ngày càng nhiều các loại động vật bị tuyệt chủng. Mẹ chỉ cho con xem những con sông đã cạn nước, những đám bụi mờ ảo bao phủ thành phố, những bãi rác ..
[Chi tiết]

10 chuyện ngược đời trong cách dạy trẻ ở Việt Nam

- Một bản liệt kê 10 vấn đề “ngược đời và trái khoáy trong cách thức dạy trẻ ở gia đình, trong trường học và ngoài xã hội ở nước ta đang được nhiều phụ huynh quan tâm.

Cách dạy con kỳ lạ của bà mẹ 3 con gây tranh cãi

Chuyện dạy con ở gia đình có 2 anh em nhận giải thưởng Hồ Chí Minh

10 cách dạy con trở thành đứa trẻ tự tin

10 kỹ năng sống cha mẹ nào cũng phải dạy con

Cách dạy con biết cảm thông của quốc gia hạnh phúc nhất thế giới


"Giáo dục ở Việt Nam cả ở gia đình, trong trường học và ngoài xã hội có những điều ngược đời..." [Ảnh chỉ mang tính minh họa - Đinh Quang Tuấn]

Ông Nguyễn Tuấn Hải, chủ một số cơ sở đào tạo giáo dục cho trẻ em ở Hà Nội nhìn nhận:

1. Dạy trẻ theo cách dạy... thú cưng

Chúng ta bắt con cá phải biết leo cây và con khỉ phải biết bơi dưới nước.

Con nhà người ta học được hoặc học giỏi cái gì thì mình cũng muốn, thậm chí bắt con mình làm được điều đó.

2. Phục vụ con một cách mù quáng

Truyền hình ngày 30 tết đăng chuyện một người cha lớn tuổi từ Nam Định lên Hà Nội làm thuê vất vả đến mức quên cả Tết để kiếm tiền nuôi con đang học... đại học.

Mà không phải cậu con trai đi làm tự nuôi mình chứ chưa nói tới chuyện nuôi cha.

Chuyện cha mẹ không chịu để cho con mình lớn là căn bệnh trầm kha của xã hội ta.

Nhiều cha mẹ coi việc phục vụ hay làm hộ con một cách mù quáng này là một niềm vui hay trách nhiệm hay đơn thuần là sự quan tâm hay bù đắp gì đó. Thật là sai lầm ngoài sức tưởng tượng.

Những đứa trẻ của chúng ta lớn lên hoặc là những cây tầm gửi và cây leo, hoặc là những chiếc ly thủy tinh có thể rơi và vỡ nát bất kỳ lúc nào.

3. Không để cho trẻ ra ngoài khi trời mưa hoặc rét

Các trường học và cha mẹ có một phản ứng gần như tự động là không cho học sinh ra ngoài khi thời tiết không thuận lợi và hủy các chuyến đi học tập dã ngoại của trẻ em.

Người Nhật Bản, trái lại, coi đây là cơ hội để rèn cho trẻ sự cứng cỏi và khả năng thích nghi. Thậm chí họ còn đưa trẻ đi học khi chúng ốm để chúng quên việc bị ốm đi và nhanh chóng hồi phục. Tất nhiên ốm nặng hay bệnh truyền nhiễm là ngoại lệ.

4. Nuôi con cho... béo

Nuôi con cho béo mới là khỏe mạnh là một trong những cách tiếp cận dinh dưỡng và giáo dục thể chất sai lầm nhất của các cha mẹ Việt Nam.

Trẻ em không cần béo hay thậm chí không được phép béo. Đó là nguyên tắc mà chúng ta vô tư vi phạm và dẫn tới việc chúng ta xâm phạm và xâm hại cuộc đời của tụi nhỏ.

Ở Pháp, người ta có thể tước quyền nuôi con [ở tuổi ấu thơ ] của cha mẹ nếu họ để cho con mình thừa cân quá mức quy định. Rõ ràng họ muốn cảnh báo cho cha mẹ là thừa cân là một căn bệnh nghiêm trọng.

Trẻ con cần vận động hơn là cần ăn.

Vận động, tôi xin nhấn mạnh, mới là thứ cần nhất cho một đứa trẻ. Cả vận động về cơ bắp và vận động về não bộ.

"Trẻ con cần vận động hơn là cần ăn"

5. Học giỏi là tất cả

Học giỏi là tốt nhưng chỉ biết học hoặc chỉ biết học giỏi thôi thì... cực xấu.

Thật khó cho chúng ta tìm ra được các cô cậu học trò học giỏi mà chơi giỏi [nghệ thuật và thể thao] và năng động [về vận động và xã hội ], chứ chưa nói tới biết làm... việc nhà.

Con chỉ cần học giỏi thôi, còn lại tất cả việc nhà là do cha mẹ hoặc người giúp việc làm là suy nghĩ kỳ quặc của cha mẹ Việt chúng ta.

Chúng ta đang đào tạo ra những con gà công nghiệp và những con robot và cả các chiến binh thi cử. Không hơn không kém.

6. Phê bình trước toàn trường

Là sự xâm phạm tới cả tính riêng tư của cá nhân và sự xúc phạm tới nhân phẩm của một con người.

Cha mẹ, giáo viên và nhà trường phán xét về một đứa trẻ và dạy cho nó phán xét nhau.

Tôi cực lực phản đối việc này vì sự thiếu nhân văn của nó.

7. Không biết dùng nhà vệ sinh

Nghe thì có vẻ buồn cười đó, nhưng cả học sinh và trẻ nhỏ và cả người lớn Việt Nam chúng ta không biết sử dụng... nhà vệ sinh đúng cách.

Không biết xếp hàng khi đi vệ sinh công cộng.

Không giữ vệ sinh chung [xả nước và lật nắp ngồi khi đi tiểu - với học sinh nam...].

Nhiều bé gái và học sinh nữ khi vào nhà vệ sinh không chốt cửa và bật đèn.

Rửa tay làm vung vãi nước...

8. Giỏi Toán là có tư duy sáng tạo

Toán học dĩ nhiên là quan trọng và tất cả mọi con người đều phải học và nắm chắc những điều căn bản của nó, nhưng việc cho rằng trẻ con phải học Toán giỏi làm nền móng cho các môn học khác và giúp cho trẻ con trở nên sáng tạo là rất ngây thơ và ngây ngô.

Sáng tạo và tư duy của nó có thể đạt được qua bất kỳ hoạt động nào, từ học thuật cho tới vận động và nghệ thuật. Thậm chí là hoạt động xã hội.

Toán học là thơ ca của tư duy [lời của Albert Einstein], tức là nó rất đẹp. Học toán chỉ cần thấy nó đẹp là được rồi, bất kể đẹp theo cách nào. Không cần phải giải toán giỏi làm gì.

9. Học giỏi là để ấm thân mình

Đó là sự ích kỷ tai hại mà chúng ta tạo ra cho các thế hệ con cái của mình qua bao năm qua. Chúng ta khuyến khích đứa con của mình trở thành một cái cây đơn lẻ vươn lên tìm ánh nắng chỉ cho mình.

Tinh thần và ý thức cộng đồng của chúng ta vì thế mà là con số KHÔNG. Tranh giành nhau đường đi hay khoảng trống trên đường giao thông, hay tranh cướp nhau trong các lễ hội là những biểu hiện sinh động cho điều này.

"Con ngoan trò giỏi là khái niệm đã trở nên lỗi thời"? [Ảnh Đinh Quang Tuấn]

10. Con cái là trang sức của cha mẹ

Làm con ngoan trò giỏi [khái niệm đã trở nên lỗi thời về cả định nghĩa, cách tiếp cận và thực hành] mang một sứ mệnh cao cả là làm đẹp mặt cha mẹ.

Cha mẹ suy nghĩ như vậy và lấy quyền làm cha mẹ của mình yêu cầu các con phải làm điều đó. Biết bao đứa con đáng thương bị cha mẹ bắt tham gia vào các cuộc đua làm thiên tài từ bé và trong suốt quá trình học phổ thông của mình.

Thành tích, giải thưởng mà trẻ đạt được qua các cuộc đua đường trường và đường dài có một vai trò rất lớn là làm cho cha mẹ thấy tự hào và để khoe, như là một thứ trang sức chính hiệu...".

Góc nhìn của anh Nguyễn Tuấn Hải được nhiều người hưởng ứng.

Nối dài danh sách này, chị Nguyễn Hương có ý kiến phản đối quan niệm “nét chữ là nết người”. Theo chị Hương, “Việc bắt trẻ con nắn nót từng điểm đặt bút rồi nét này nọ không làm nó lớn lên nhân cách tốt hơn những đứa chữ không đẹp”.

Một facebooker là Co Jane đưa ra một vấn đề nan giải nữa là học văn mẫu. Theo chị, đây là cách học vừa làm thui chột khả năng sáng tạo, tính cá nhân hóa, sự đa dạng trong ý tưởng, óc phản biện.

“Tai hại hơn là khi trưởng thành nếu cá nhân đó vẫn tiếp tục đi học đi làm trong môi trường với hệ tư tưởng 'xuyên suốt' đó thì họ sẽ không dám bày tỏ chính kiến, sự bất bình với những điều bất hợp lý”.

Còn chị Bùi Vũ Quỳnh Anh cho rằng “Yêu cầu con trẻ nhận sai trong khi bản thân lại kiệm lời xin lỗi [hay làm một đằng, dạy một nẻo]” cũng là một vấn đề cần cảnh báo.

“Việc này diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như bố mẹ nói xấu cô giáo nhưng lại "đi tiền" cô. Lớp học dự giờ "đột xuất" nhưng lại được tập dượt trước. Dạy con phải thương người nhưng cư xử tồi với người khác...”…

Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ huynh cho rằng, đó là những "phác thảo" về các khía cạnh cực đoan - và tác giả có cách sử dụng từ ngữ "mạnh". Trong thực tế, vấn đề nào cũng có hai mặt. Phụ huynh tỉnh táo và điềm tĩnh sẽ biết cách lựa chọn những gì phù hợp nhất với con em mình.

Phương Chi

Các trẻ em Do Thái luôn được bố mẹdạy làm việc chăm chỉ, biết quản lý thời gian. Tuy dân số rất chỉ có 13 triệu dân nhưng đã có40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel. Bí quyết thành công của họ chính là việc nuôi dạy con cái. Hãy cùng Điện máy XANH xem ngay12 cách dạy con của người Do Thái mà các bậc phụ huynh có thể học hỏi nhé!

1Luôn khuyến khích trẻ tự lập

Để giúp con trưởng thành từ khi còn nhỏ, người Do Thái luôn dạy con mình cách tự lập. Họ dạy con tự ăn, tự cầm muỗng đũa, tự làm những việc trong độ tuổi bé có thể làm. Chẳng hạn như nếu bạn đếnbất kỳ quán cafe nào ở Isarel, không khó để bắt gặp những trẻ em Do Thái tự ngồi ăn một mình dù mới chỉ khoảng 1 tuổi.

Bố mẹ Do Thái luôn tạo điều kiện để con học tập, tự lập làm mọi việc trong khả năng, sức khỏe cho phép của bé. Ở Việt Nam, đa số bố mẹ sợ con mình còn quá nhỏ để có thể tự làm mọi việc, minh chứng cụ thể rằng dù bé đã 4, 5 tuổi nhưngvẫn được bố mẹ xúc cho ăn cơm hằng ngày. Chính những điều này đã hình thành cho trẻ thói quen dựa dẫm vào cha mẹ, được cha mẹ bao bọc, tương lai khó có thể thành tài.

2Không ra lệnh, chỉ gợi ý

Họ không giờ ra lệnh bất kỳ điều gì để làm theo vì những việc này rất giống những tay độc tài. Thay vào đó, bố mẹ sẽ là người đưa ra những gợi ý cho con và cho con tự quyết định theo mong muốn của mình. Bố mẹ cũng sẽ không bao giờ giám sát con liên tục, xuất hiện mọi lúc mọi nơi bên con mà sẽ để trẻ tự do trong khuôn khổ an toàn của riêng mình.

Tuy nhiên cách giáo dục này sẽ có hai mặt, vì những nhận định trẻ con của bé có đôi lúc sẽ thất bại khiến bé cảm thấy chán nản và không còn hứng thú để thực hiện.Các bậc phụ huynh Do Thái cũng vô cùng cởi mở với những sai lầm, thất bại này và giúp đỡ con để bước tiếp. Nếu con bị điểm thấp ở trường lớp, họ sẽ không chê bai con mà sẽ cùng con tìm ra vấn đề và giải quyết.

3Dạy con đọc sách từ bé

Sách rất quý giá đối với người Do Thái, họ xem sách như một tài sản vô giá. Thế nên họ luôn dạy con đọc sách từ khi bé và dạy con biết trân trọng những quyển sách.Ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc với những cuốn sách thì họ sẽ nhỏ một giọt mật ong vào cuốn sách và cho trẻ hôn lên cuốn sách.

Họ muốn cho con mình nhớ những khoảnh khắc ngọt ngào đầu tiên khi con chạm tay vào quyển sách. Bởi người Do Thái tin rằng nếu bé biết trân trọng sáchthì sách cũng sẽ cho con những tri thức ngọt ngào.Vì thế, người Do Thái luôn chiếm tỉ lệ phần trăm các nhà khoa học đạt giải Nobel hàng đầu thế giới.

4Khen ngợi trẻ ngay khi có thể

Bố mẹ Do Thái luôn khen ngợi con, ngay khi trẻ còn chưa hiểu ngôn ngữ của cha mẹ. Những hoạt động của bé như biết vẽ hay biết nói đều sẽ được bố mẹ ngợi khen từ những hành động cụ thể. Điều đặt biệt ở gia đình Do Thái là các bé sẽ được bố mẹ khen ở nơi đông người vì các bé cảm nhận được sự tôn trọng, hiện diện và vị trí của mình trong xã hội.

Nếu trẻ đạt được thành tích ấn tượng, xuất sắc bố mẹ vàtất cả thành viên trong gia đình sẽ vỗ tay khen ngợi và dành những lời chúc mừng yêu thương đến bé. Điều này sẽ giúp trẻ nâng cao lòng tự trọng, thúc đẩy tinh thần học hỏi và cung cách làm việc của trẻ.

5Hãy tin tưởng con mình

Bố mẹ Do Thái luôn tin tưởng con khi họ giao cho bé làm một việc nào đó trong khả năng, họ tin rằng con mình sẽ hoàn thành chúng một cách thật xuất sắc. Một việc nghe có vẻ kỳ lạ là khi con họ đạt đạt điểm cao hoặc dành chiến thắng trong một cuộc thi nào đó, phần thưởng họ dành cho con chính là sự tin tưởng tuyệt đối.

Nhưng đối với cha mẹ Việt Namhọ thường cho con bánh kẹo hoặc một món đồ chơi mà con yêu thích. Cách giáo dục của người Do Thái hoàn toàn khác với các bố mẹ trên thế giới vì họ tin rằng sự tin tưởng con mìnhchính là phần thưởng giá trị nhất cho các con, điều này thể hiện rằng, con bạn đã lớn, đã trưởng thành hơn rồi đấy.

6Học cách chấp nhận việc bày bừa

Các bậc phụ huynh Do Thái cho rằng trẻ con luôn tò mò, thắc mắc về mọi thứ xung quanh và còn rất tham chơi nhưng việc này sẽ được thay đổi khi chúng lớn lên. Vì thế, khi vui chơi cha mẹ luôn cho con tự do, thoải mái bày bừa những đồ chơi con yêu thíchmà chẳng sợ cha mẹ quát mắng hay đe dọa.

Bố mẹ Do Thái sẽ không la mắng khi bé không gọn gàng mà họ còn tạo điều kiện để con được tự do chơi và bày bừa khắp nơi. Đâychính là cách để con phát triển tư duy về sau.

7Luôn để trẻ thỏa thích khám phá

Khác với những bố mẹ trên thế giới, cha mẹ Do Thái sẽ không bao giờ la mắng hay cầm roichạy theo sau con để yêu cầu con không được làm cái này, không được chơi cái kia. Vì trẻ con luônrất hiếu động và thừa năng lượng, chính vì vậy chúng cần phải được thể hiện năng lượng ra ngoài.

Phụ huynh Do Thái tin rằng, cách giáo dục để trẻ tự do, thỏa thích khám phá những gì bé thích và thế giới xung quanh thì sẽgiúp trẻ tự tin và thành công hơn khi trưởng thành.

8Mọi nỗ lực của trẻ đều đáng ghi nhận

Các bậc phụ huynh Do Thái tin rằng mọi nỗ lực của trẻ đều đáng ghi nhận dù lớn hay nhỏ đều được bố mẹ khen thưởng. Ví dụ như khi con họ viết những dòng chữngoằn ngoèo trên chiếc khăn ăn, bố mẹ cũng tự hào khen gợi và giới thiệu với cả nhà như một bức tranh.

Người Do thái cho rằng, cách giáo dục này sẽ giúp con cảm thấy tự tin, vui vẻ về những thành quả mà con làm ra. Sau này, con sẽ cố gắng nhiều hơn, phát triển tích cực và đạt thành tích cao hơn.

9Không gán ghép những từ tiêu cực cho con

Bố mẹ Do Thái không bao giờ nói với con những câu: "Con là người xấu" "Con là đồ lười"... và họ sẽ không bao giờ gán ghép những từ mang nghĩa tiêu cực. Nhưng họ sẽ thay thế những câu nói đó bằng câu nói: "Một đứa trẻ ngoan ngoãn như con tại sao lại gây ra hành vi đáng tiếc như vậy?"

Đặc biệt, khi trước mặt người ngoài và những đứa trẻ khác, bố mẹ sẽ không bao giờ chỉ trích, la mắng, họsẽ tìm cách uyển chuyển hơn để truyền đạt cho con.Người Do Thái ý thức và nắm bắt rất rõ những khuyết điểm, hành động xấu của con,họ sẽ khéo léo uốn nắn, dạy dỗ lại con cái mà không để người ngoài can thiệp.

10Chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân

Chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân là điều người Do Thái rất xem trọng, họ luôn làm gương cho con học hỏi, noi theo. Trước mặt con, cha mẹ Do Thái luôn hành động thận trọng và tỏ ra nghiêm túc với mọi hoạt động, quyết định.

Khi con họ có hành động sai, họ luôn dạy con họ phải chịu trách nhiệm trước những hành vi mình gây ra vì việc này sẽ dạy bé có trách nhiệm, ý thức được những hành động, lỗi lầm và sửa đổi hành vi về sau.

11Dạy trẻ cách quản lý thời gian

Ngay từ khi còn nhỏ, các bé đã được bố mẹ dạy cáchphải làm việc chăm chỉ và biết cách quản lý thời gian hợp lý để mọi việc không chồng chéo lên nhau. Cha mẹ Do Thái luôn cho con học thêm nhiều kỹ năng khác và nhiềubộ môn cùng lúc với khối lượng thời gian lớn như đàn violin, tiếng Anh, toán học.

Nếu cha mẹ bé làm kinh doanh buôn bán thì các bé sẽ được tham gia buôn bán cùng gia đìnhcùng cha mẹ từ rất sớm. Từ đó, những hoạt độngtrải nghiệm lớn và liên tục như vậy, các em phải học cách quản lý thời gian, sắp xếp công việc và luôn tự nhủ phải làm việc chăm chỉ.

12Chấp nhận rủi ro

Bố mẹ người Do Thái luôn dành câu nói quen thuộc này cho con của mình "Hãy tiến về phía trước". Ý nghĩa của câu nói này làtrẻ phải tự làm mọi việc một mình, luôn phát triển bản thân thay vì giậm chân tại chỗ và tự giành được thành công của riêng mình. Họ luôn chophép con mạo hiểm bước ra khỏi vùng an toàn, khám phá thế giới và tự xoay sở với vấn đề riêng.

Việc này nhằm giúp trẻhọc về sự tự tin, thất bại và chiến thắng. Cha mẹ luôn theo sát con vàlưu tâm đến từng hoạt động của trẻ và đưa ra lời khen ngợi, khuyến khích kịp thời. Điều này giúp trẻ kiên trì theo đuổi mục tiêu và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết thêm về những cách dạy con của người Do Thái. Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!

Video liên quan

Chủ Đề