Cách ghép cam

[HBĐT] - Việc ghép cam trên thân bưởi đang được nhiều nông dân áp dụng, mạng lại hiệu quả thiết thực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn cam, vườn bưởi già cỗi, thay thế bằng những vườn mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.


Ông Hoàng Văn Sơn [bên phải], khu 1, thị trấn Cao Phong [Cao Phong] giới thiệu kỹ thuật ghép cam trên thân bưởi. 

Chúng tôi đến thăm vườn cam của gia đình ông Hoàng Văn Sơn, khu 1, thị trấn Cao Phong [Cao Phong]. Trái ngược với nhiều vườn cam khác do thời tiết không thuận, cam không đậu quả. Vườn cam của ông Sơn rộng khoảng 1ha, cây khỏe đều, lá xanh, cây nào quả đầu vụ cũng sai chi chít. Từ ngày trồng cam, chưa khi nào ông bị mất mùa. Một trong những nguyên nhân vườn cam luôn được mùa là ông có những biện pháp kỹ thuật, chăm sóc tốt, biết khoanh gốc để cây cam ra hoa, đậu quả theo ý muốn. Đặc biệt, ông duy trì kỹ thuật ghép cam trên thân cây bưởi mang lại nhiều lợi ích. Cây khỏe, thân to, sai quả. Những cây ghép này sức sống dẻo dai, ít sâu bệnh, đậu nhiều quả. Trung bình mỗi cây cho thu 3 - 4 tạ quả, tính giá hiện tại cũng có 6-7 triệu đồng /cây.

Năm nay, cam ghép trên thân bưởi năng suất không thua mọi năm. ông Sơn chia sẻ: Khi cây bưởi đã già, sâu bệnh nhiều, khả năng cho quả thấp, hiệu quả kinh tế không cao, bà con không nên chặt bỏ để trồng cây khác mà nên tận dụng gốc bưởi làm gốc ghép để cải tạo bằng các giống cây có múi khác. Giống cam ghép trên thân bưởi dễ trồng, chi phí thấp, ít tốn công chăm sóc, một năm chỉ phải chăm sóc 2 lần nhưng thu nhập cao gấp 2-3 lần so với cam Canh, bưởi Diễn trước đây.

Trang trại của ông Đỗ Văn Minh, ở thôn Kim Bắc 4, xã Tú Sơn [Kim Bôi] rộng khoảng 8 ha, nằm giữa vùng Thung Rếnh phì nhiêu. ông Minh đang sở hữu hàng nghìn cây bưởi và khoảng 400 gốc cam Canh. ông là một trong những tỷ phú ở vùng Thung Rếch. Mấy năm nay, ông thu gần 20 tấn quả /năm, thu về hàng trăm triệu đồng. Vườn cam của ông được đầu tư chăm sóc kỹ, gốc to, quét vôi cẩn thận. Cây cam xòe rộng, xanh tốt. Năm nay, cây sai quả hơn mọi năm. ông Minh chia sẻ: "Hơn 400 gốc cam Canh này được ghép trên gốc cây bưởi Diễn có tuổi cả chục năm rồi. 4 năm trước, cam Canh được giá, tôi đã học hỏi và mạnh dạn ghép cam vào thân bưởi, đem lại hiệu quả không ngờ. Cây khỏe, phát triển nhanh, đậu quả sai mà vẫn giữa được chất lượng thơm mát vốn có của cam Canh. Cây cam trên thân bưởi khỏe, ít bệnh, vừa cải tạo được vườn bưởi mà lại có vườn cam mới, chất lượng ngon, mát được khách hàng ưa dùng”.

Theo ông Minh, bí quyết để ghép cam trên thân bưởi đạt kết quả tốt và mang lại hiệu quả cao, tốt nhất là ghép vào tháng 8 và tháng 9 dương lịch, khi thời tiết mát mẻ, mắt ghép phát triển tốt, chỉ sau 2 năm cây bắt đầu cho quả bói, nếu phá đi trồng lại phải mất từ 3-4 năm cây mới thu được. Nhiều gia đình trồng cam đang áp dụng phương pháp này đã mang lại hiệu quả cao.

                                                                                         L.C


Anh Nguyễn Văn Vĩnh, thôn Cây Nhãn, xã Tứ Quận [Yên Sơn] ghép cam trên thân bưởi.

Từ khi còn nhỏ anh Vĩnh đã được bố mẹ hướng dẫn chăm sóc cây phật thủ và cam canh nên niềm đam mê trồng cây có múi bắt đầu từ đó. Năm 2006, anh trồng 2 ha cam. Sau 2 năm chăm sóc, cây cam cho thu nhập, có thêm vốn, gia đình tận dụng diện tích đất đồi trồng thêm bưởi. Tuy nhiên, cây bưởi do không hợp đất nên năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Song, anh nghĩ, cây bưởi trồng đã được 4, 5 năm, gốc đã to, khỏe, nếu chặt bỏ đi rất lãng phí. Vì vậy, anh đã nghiên cứu, tìm tòi cách ghép cam trên thân cây bưởi.

Anh không ngần ngại đi khắp các nơi để học hỏi kinh nghiệm. Anh tìm đến các tỉnh Hưng Yên, Hòa Bình để học tập kinh nghiệm ghép gốc cây bưởi với cam. Sau đó, mang kiến thức đã học được về miền đất Tứ Quận, anh tiến hành ghép 1.000 gốc cam trên thân cây bưởi. Không phụ lòng người, sau 2 năm chăm sóc vườn cam của anh ra trĩu quả.

Hiện nay, vườn cam của anh Vĩnh rộng khoảng 4 ha, trong đó có 1,5 ha cây cam ghép trên gốc bưởi, cây khỏe đều, lá xanh, cây nào cũng sai quả. Từ ngày trồng cam, chưa khi nào gia đình bị mất mùa. Anh Vĩnh chia sẻ, một trong những nguyên nhân vườn cam luôn được mùa là từ kỹ thuật và phương pháp chăm sóc. Đặc biệt, anh duy trì kỹ thuật ghép cam trên thân cây bưởi mang lại nhiều lợi ích. 

Quả cam trên cây ghép vẫn giữ được chất lượng thơm mát vốn có và mẫu mã còn đẹp hơn. Giống cam ghép trên thân bưởi dễ trồng, chi phí thấp, ít tốn công chăm sóc nhưng thu nhập cao gấp 2 - 3 lần so với cam chưa ghép. Vụ cam vừa rồi, gia đình thu hoạch 4 ha cam cho năng suất 100 tấn, thu lãi 1,6 tỷ đồng. Trong đó, chỉ riêng 1,5 ha cam ghép đã cho 60 tấn quả, thu lãi 1,2 tỷ đồng.

Theo anh Vĩnh, kinh nghiệm để ghép cam trên thân bưởi đạt kết quả tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tốt nhất cây gốc cắt vào tháng 11 âm lịch, nên ghép vào tháng 4 âm lịch, ghép giai đoạn mầm 2. Cây ghép khi lên mầm tỉa bỏ mầm yếu, để 2 mầm trụ khỏe nhất. Chăm sóc đến tháng 4 âm lịch lên mầm thứ 2 bắt đầu tiến hành ghép. Sau một tháng ghép nếu mầm dài khoảng 20 cm thì tiến hành tháo bỏ túi bóng cuốn ghép. Chỉ sau 2 năm cây sẽ bắt đầu cho quả bói. Nhiều gia đình trồng cam đang áp dụng phương pháp này và mang lại hiệu quả thiết thực, sản lượng cam tăng gấp 2 lần so với cây cam chưa ghép.

Anh Vĩnh còn thường xuyên chia sẻ, hướng dẫn kỹ thuật trồng cam cho các hộ gia đình khác trên địa bàn thôn, xã và các huyện khác. Ông Tạ Văn Quang, Trưởng thôn Cây Nhãn, xã Tứ Quận cho biết, hiện thôn có hơn 10 ha cam ghép trên thân bưởi. Đây là một mô hình sản xuất hiệu quả tạo điều kiện cho bà con học hỏi kinh nghiệm, nâng cao đời sống người dân.

Là phương pháp đem cành mầm nhánh của cây mẹ có nhiều ưu điểm như phẩm chất tốt năng suất cao... gắn vào một cây khác để tạo thành một cá thể mới thống nhất.

Cơ sở khoa học:

Cấu trúc thân cây gồm có 3 phần chính: Lớp vỏ ngoài cùng có nhiệm vụ dẫn nhựa luyện từ xuống rễ, phần gỗ phía trong dẫn nhựa nguyên từ rể lên cành lá, phần giữa gỗ và vỏ là tượng tầng mô phân sinh rất mỏng, chứa đầy chất dịch có khả năng phân chia nhanh tạo nên gỗ bên trong và vỏ bên ngoài.

Việc kết hợp gồm các bước sau:

- Áp sát phần tượng tầng của gốc với cành [mắt] ghép với nhau

- Lớp tế bào tượng tầng ngoài cùng của gốc và cành ghép tạo ra những tế bào nhu mô dính lại với nhau gọi là mô sẹo

- Các tế bào nhu mô của mô sẹo phân hoá thành những tế bào tượng tầng mới, kết hợp với tượngtầng nguyên thuỷ của gốc và cành [mắt] ghép.

- Các tế bào mới tạo ra những mô mạch mới, gỗ bên trong và libe bên ngoài, hình thành sự kết hợp mạch giữ gốc và cành ghép giúp dinh dưỡng và nước được vận chuyển qua lại.

2. Ưu khuyết điểm của phương pháp ghép

Đây là phương pháp nổi bật hơn cả vì nó sử dụng được những kỹ thuật mới và quy trình nhân giống mới nên khắc phục được các nhược điểm của các phương gieo hạt, phương pháp chiết, giâm cành. Trong đó phương pháp ghép mắt khảm [cẩn], ghép mắt nhỏ là hình thức nhân giống thực hành phổ biến ở các nhà lưới sản xuất CCM sạch bệnh trên thế giới

Việc sản xuất cây con cây có múi có các mặt tiến bộ sau:

- Trồng gốc ghép trong bầu plastic

- Chọn lọc mắt ghép, giống gốc ghép và khi thác các mối tương tác giữa gốc ghép và giống trồng. Chọn gốc ghép là cây phôi tâm.

- Quan trọng hơn cả là sử dụng các vật liệu nhân giống sạch bệnh trong suốt quá trình sản xuất.

- Sử dụng dây nhựa để quấn mối ghép.

Dây quấn

Quy trình sản xuất cây giống CCM sạch bệnh đòi hỏi thực hiện tất cả các mặt tiến bộ trên và hơn thế nữa các công đoạn sản xuất như từ việc gieo hạt gốc ghép [hoặc giâm cành gốc ghép], nuôi dưỡng gốc ghép, sản xuất cành ghép, mắt ghép, chăm sóc sau khi ghép và đến cả việc ghép đều được tiến hành trong nhà lưới hai cửa ngăn chặn rầy chổng cánh.

Dụng cụ do kéo chăm sóc cây giống được tiệt trùng có hệ thống,...

Các lô cây cung cấp cành ghép, mắt ghép sạch bệnh cũng phải được trồng trong nhà lưới tương tự. Các lô này đều tuân thủ quy định kiểm tra định kỳ đối với bệnh Huanglongbin vả Tristeza. Trong khi đó ở miền Nam trước đây, người nhân giống chuyên nghiệp cũng như không chuyên đều sản xuất cây giống CCM ở ngoài trời theo phương pháp ghép bo hoặc chiết cành.

3. Thời vụ ghép cây có múi

Ở miền Nam do không trải qua mùa Đông, nên việc nhân giống cây có múi có thể thực hiện quanh năm. Tuy nhiên những lúc mưa, bão tránh ghép để việc che nước mưa ảnh hưởng đến mắt ghép.

4. Chuẩn bị phương tiện và vật liệu

Để sản xuất cây giống có múi sạch bệnh cẩn phải chuẩn bị: Nhà lưới hai cửa ngăn chặn được rầy chổng cánh và nơi xây nhà lưới nên cách ly vườn sản xuất trái CCM.

4.1. Gốc ghép

Nên chọn giống gốc ghép đã được xác nhận, có thể gieo từ hạt hoặc giâm cành [xem bài gieo hạt và giâm cành]

Mắt ghép, cành ghép sạch bệnh: Từ cây S1

4.2. Nguồn mắt ghép

Cần chọn từ những cây mẹ là dòng vô tính được chọn lọc có năng suất cao, chất lượng tốt và đúng giống.

- Nguồn mắt ghép: hiện nay các mắt ghép có đủ tiêu chuẩn đều được cung cấp từ các lô nhân mắt ghép.

Chọn cành ghép cần chú ý:

- Tuổi cành 3 - 4 tháng

- Chọn và cắt cành trên mọi phía của tán cây

- Số cành cần sử dụng cần được thui đồng đều trên lô

Một cành ghép khoảng 10 mắt. Cành tốt nhất là lấy từ cây có it nhất 6 năm tuổi, từ các cành nhỏ hình trụ và có một năm tuổi [không có nhiều gốc cạnh] xuất xứ từ những chồi mới mọc trong năm đó. Các nhánh non trẻ hơn cũng có thể ghép nếu sử dụng ghép nêm. Cành ghép phải được cắt rời bằng kéo tỉa có khử trùng, khử trùng bằng cách ngâm trong nước javel thương mại có 120 chlor nguyên chất

Lá được cắt sát cuống lá, sau đó gom thành từng nhóm 20-25 cành, bọc trong vải mùng ẩm, dán nhãn và có ghi số hiệu của cây mẹ và giống cây, sau đó được ngâm trong dung dịch Benomyl 5% để khử trùng bề mặt.

Sau khi lau và để khô dần trong chỗ mát. Nếu chưa sử dụng cần phải bịt kín 2 đầu của cành ghép bằng sáp hoặc parafine và giữ trong bao polyetylen hàn kín

Nhiệt đô thích hợp bảo quản cành ghép là 10oC, ẩm độ 75-90%

Cành ghép

Cành ghép được cắt cuống lá

Chuẩn bị trước khi ghép

Phân bón trên cây lấy mắt ghép cần dừng trước khi ghép15 ngày. Mắt ghép được thu trên cành có gỗ tròn hoặc gỗ có tiết diện tam giác, tuổi từ 3-4 tháng chỉ chọn những mắt có cuống lá to, mầm lá trương phòng

Cây chuẩn bị ghép

- Các vật liệu phụ trợ khác: bầu ươm, giá thể, dao ghép, kéo cắt cành, nước Javel 12 độ chlor, phân bón, thuốc phòng trừ sâu, bệnh,...

Dụng cụ ghép

- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình nhân giống CCM trong nhà lưới.

5. Các phương pháp ghép

Kỹ thuật sản xuất cây giống có múi sạch bệnh bằng phương pháp ghép trong nhà lưới trải qua các giai đoạn sau:

+ Sản xuất gốc ghép: có thể dùng hạt gieo hoặc giâm cành

+ Sản xuất mắt ghép: từ lô nhân nhanh từ cây mẹ

+ Ghép cây,

+ Chăm sóc cây giống sau ghép,

5.1. Ghép mắt chữ T

Trình tự thao tác ghép:

- Trên gốc ghép: Cách mặt bầu ươm 25-30cm dùng dao vạch hai đường tạo thành chữ T, đoạn ngang dài 7-8 mm, đoạn đứng dài 2,5-3,0cm. Tách nhẹ vỏ lên phía trên

Vạch đường ngang - Vạch dọc xuống tạo chữ T

Dùng dao tách miệng chữ T

Trên cành ghép: Dùng dao sắc lạng nghiêng vào phần gỗ một đường dài 2,5cm théo hướng từ gốc cành lên ngọn cành. Đường dao thứ 2 cắt đứt miếng mắt ghép ra khỏi cành.

Cắt từ gốc cành

Cắt mắt ghép

- Ghép: Tiếp tục tách miếng vỏ chữ T trên gốc ghép lên và nhanh tay đặt miếng mắt ghép vào chỗ chữ T vừa được tách lên.

Đặt mắt ghép

- Quấn: Có thể dùng bằng dây PE hoặc giấy parafin khi quấn xong không cần phải tháo dây mắt ghép tự bật ra], bắt đầu từ giữ mắt ghép quấn xuống đến cuối đường thẳng của chữ T, rồi quấn lên ngược lên kín cả mối ghép

Quấn dây parafin

Dây PE

5.2. Ghép mắt khảm [cẩn]

- Trên gốc ghép: cách mặt bầu ươm 25-30cm, dùng dao cắt xéo từ trên xuống lấy cả phần gỗ gốc ghép, đường dao thứ 2 nghiêng 1 gốc 450 cắt đứt miệng gốc ghép ra khỏi gốc, miệng gốc ghép có dạng hình cái khiên, có chiều ngang 5-6mm, dài 2-2,5cm.

Dùng dao cắt vết cắt thứ 1

Đường dao thứ 2 cắt miệng gốc ghép

- Trên cành ghép:

Dùng dao lạng nghiêng phần gỗ một đường dài 2.5cm theo hướng từ ngọn cành xuống gốc cành, đường dao thứ 2 nghiêng 1 gốc 450 cắt đứt mắt ghép. Hình dạng kích thước mắt ghép và gốc càng giống nhau thì khả năng thành công càng cao

Cắt mắt ghép

Ghép: nhanh tay đặt mắt ghép vào miệng gốc ghép sao cho các tượng tầng của chúng trùng khít nhau và áp sát. Kế đến là quấn kín giống như ghép chữ T

Đặt mắt ghép

Sau khi ghép xong cần hạn chế sinh trưởng ngọn bằng cách cắt ngọn gốc ghép, để tập trung cho quá trình tiếp hợp tốt hơn.

Cắt ngọn gốc ghép

Sau ghép 12 ngày [đối với gốc volkamer] tuần, mở dây quấn mối ghép, tránh để vỏ gốc ghép bị thương tổn do dao rạch khi mở dây.

Sau ghép 2 tuần

Sau 5-7 ngày nếu mắt ghép còn sống, dùng khéo cắt ngọn gốc ghép ở phía trên cách vết ghép 10cm [mặt cắt này được quét bằng các loại thuốc gốc đồng], khoảng 7-10 ngày sau, mắt ghép nẩy chồi. Lần thứ hai được thực hiện cách ngay phía trên vết ghép 2cm khi chồi cao 20cm, vết cắt cũng được quét sơn hoặc sáp.

Mắt ghép nẩy chồi

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong kỹ thuật ghép:

- Khả năng tiếp hợp giữa gốc ghép và giống ghép: ở họ CCM, những cây cùng họ ghép với nhau hầu hết đều thành công.

- Kỹ năng của người ghép: người ghép phải có dao ghép sắc bén, biết áp dụng kỹ thuật ghép. Các thao tác phải nhanh, chính xác và ghép đúng kỹ thuật

- Chăm sóc trước và sau ghép: Trước ghép cây gốc ghép và cây cung cấp mắt ghép phải có đủ lá và xanh tốt. Cành ghép, mắt ghép phải chọn đúng tuổi. Chăm sóc sau ghép đúng cách không để mối ghép bị ướt, đất không bị khô, úng, không bị nấm bệnh tấn công.

6. Chăm sóc cây sau ghép

6.1.Kích thích nẩy mầm

Sau khi ghép 12 ngày [đối với gốc chanh volkamer], mở dây quấn mối ghép. Sau đó 5-7 ngày, nếu mắt còn sống, dùng dao cắt ngọn gốc ghép ở phía trên cách vết ghép 10cm. Mặt cắt này được quét bằng các loại thuốc gốc đồng hoặc bằng sơn. Khoảng 7-10 ngày sau mắt ghép sẽ nẩy chồi. Lần cắt thứ hai được thực hiện cách ngay phía trên vết ghép 2cm khi chồi cao 20cm, vết cắt cũng được quét sơn hoặc thuốc gốc đồng

Cắt ngọt gốc ghép cách mặt bầu ươm 40cm trước khi ghép 3 ngày là cách thực hành cải tiến hữu ích giúp cho các thao tác trong lúc ghép dễ dàng.

6.2.Tưới nước, bón phân, phòng bệnh

Sau khi cắt ngọn, cây gốc ghép bị mất phần lớn sinh khối nên nước tưới cũng không nhiều và việc bón phân chỉ thực hiện khi cơi đọt đầu tiên già lại, lượng bón 1kg phân bón N.P.K [16-16-8] / 1000cây, các lần bón sau tăng dần.

Khi chồi giống cao khoảng 20cm nên cắm cọc cho mỗi cây, cột cố định chồi để giữ cho thân chồi thẳng.

Cắm cọc cho gốc ghép

Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây có múi - Bộ NN&PT NT

Video liên quan

Chủ Đề