Cách hạch toán quỹ dự phòng tài chính

Trích lập quỹ dự phòng tiền lương hạch toán như thế nào? Chúng tôi xin hướng dẫn cách trích lập dự phòng tiền lương theo thông tư 200 và theo quy định hiện hành về thuế.

TRÍCH LẬP VÀ HẠCH TOÁN QUỸ LƯƠNG DỰ PHÒNG

1./ Quy định về trích quỹ lương dự phòng

Theo quy định tại khoản 2, điều 4, thông tư số 96/2015/TT-BTC:

"c] Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định [không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế].
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.

Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.

Ví dụ 9: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2014, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2015 [đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch], DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2014 là 7 tỷ đồng thì DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau [năm 2015] là 3 tỷ đồng [10 tỷ – 7 tỷ]. Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2015 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định"

Hướng dẫn cách tính quỹ lương thực hiện

Quỹ lương thực hiện năm 2017 là toàn bộ tiền lương năm 2017 đã được chi trước thời hạn quyết toán thuế TNDN của năm đó [đã chi trước 31/3/2018].

Ví dụ 1: Năm 2017, quỹ lương như sau

Trích lương: Nợ TK chi phí/Có TK334: 12 tỷ

Trong năm 2017 đã chi 9 tỷ [số dư TK334 tại 31/12/2017 là 3 tỷ]

Từ T1/2018 đến T3/2018, chi thêm 3 tỷ quỹ lương của năm 2017.

Vậy quỹ lương thực hiện của năm 2017 là: 9 + 3 = 12 tỷ

Ví dụ 2: Vẫn giống ví dụ 1, nhưng từ T1/2018 đến T3/2018, chi thêm 2 tỷ quỹ lương của năm 2017.
Vậy quỹ lương thực hiện của năm 2017 là: 9 + 2 = 11 tỷ.

2./ Hạch toán quỹ lương dự phòng theo thông tư 200

Hiện tại, có nhiều quan điểm cho rằng hạch toán quỹ lương dự phòng vào TK352. Quan điểm trên là không phù hợp. Dự phòng tiền lương bản chất vẫn là tiền lương phải trả. Theo quy định tại thông tư số 200/2014/TT-BTC:

"Điều 53. Tài khoản 334 - Phải trả người lao động

1. Nguyên tắc kế toán

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động"

Như vậy, bút toán trích dự phòng tiền lương phải trả theo quy định tại thông tư 200 là

Nợ TK 622, 627, 641, 642 / Có TK334

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Nếu gặp vướng mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn

Xem thêm các bài viết tại website: \\dailythuetrongdat.com 


[*] Tại thời điểm bạn đọc bài viết này, các quy định có thể đã được sửa đổi, bổ sung hoặc có cách hiểu khác. Bạn vui lòng cập nhật và đối chiếu với quy định hiện hành mới nhất. Bài viết mang tính chất tham khảo, không mang tính hướng dẫn cụ thể cho tổ chức, cá nhân nào.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo cập nhật về thuế; kế toán, kiểm toán; bảo hiểm; doanh nghiệp

Cách hạch toán trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo TT 200 Theo khoản 2 điều 4 Thông tư  96/2015/TT-BTC:  Ví dụ: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2014, Công ty kế toán Thiên Ưng có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, - Đến ngày 30/06/2015 [đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch], Công ty mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2014 là 7 tỷ đồng thì Công ty phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau [năm 2015] là 3 tỷ đồng [10 tỷ – 7 tỷ]. - Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2015 nếu Công ty có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.


 [hình ảnh : Cách hạch toán trích lập quỹ dự phòng tiền lương  ]
2. Cách hạch toán trích lập quỹ dự phòng tiền lương:  Chi tiết các bạn có thể xem thêm tại Công văn 368/CT-TTHT ngày 19/3/2012 của Cục thuế Long An: V/v trích lập quỹ dự phòng bổ sung vào quỹ lương của năm sau, cụ thể như sau: "Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty có phát sinh trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề thì thực hiện theo hướng dẫn trên. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu thêm ví dụ trong Thông tư số 18/2011/TT-BTC nêu trên để thực hiện. Tài khoản hạch toán khoản trích lập quỹ dự phòng: Nợ TK 642         Có TK 352 Về mặt thủ tục chứng từ: Công ty cần có Phiếu kế toán để tính toán tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm sau liền kề." - Khi trích lập dự phòng phải trả khác, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp [6426]        Có TK 352 - Dự phòng phải trả [3524]. - Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập, ghi: Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả [3524]        Có các TK 334... - Khi lập Báo cáo tài chính, DN phải xác định số dự phòng phải trả cần trích lập: + Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí, ghi: Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp [6426]        Có TK 352 - Dự phòng phải trả [3524]. + Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi: Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả [3524]        Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp [6426].

 Cách hạch toán trích lập quỹ dự phòng tiền lương 

Page 2


HỆ THỐNG TÀI KHOẢN: các tài khoản TÀI SẢN không còn phân biệt ngắn hạn, dài hạn .

2. Kế toán tiền:

- 1113: Vàng tiền tệ [trước đây là Vàng bạc, kim khí quý, đá quý]

- Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm 112 mà được phản ánh tương tự vay ngân hàng [341-Vay và nợ tài chính, TT 200 đã bỏ 311 và 315]

- Thay đổi cách xác định tỷ giá giao dịch thực tế trong các giao dịch ngoại tệ

+ Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: tại tất cả các thời điểm phải lập BCTC [không bao gồm các khoản nhận trước của người mua hoặc trả trước cho người bán bằng ngoại tệ, Doanh thu nhận trước hoặc chi phí trả trước bằng ngoại tệ ].

+ Bổ sung thêm: phải đánh giá lại Các khoản cho vay, đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại hoặc nhận đặt cọc, ký cược, ký quỹ bằng ngoại tệ phải hoàn trả.
Ngoài ra

1. Bỏ tất cả hình thức sổ kế toán, DN tự quyết định hình thức sổ phù hợp với DN [Phụ lục hình thức sổ QĐ15 chỉ mang tính tham khảo].

2. Tất cả DN đều được dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán [nếu thoả điều kiện quy định] nhưng phải lập BCTC chuyển đổi theo VNĐ, kiểm toán BCTC VNĐ và sử dụng BCTC VNĐ là Báo cáo pháp lý [trước đây chỉ DN FDI được sử dụng ngoại tệ là đơn vị tiền tệ trong kế toán và BCTC bằng ngoại tệ được kiểm toán cũng là BCTC mang tính pháp lý].

3. DN tự quyết định việc ghi nhận vốn kinh doanh cấp cho đơn vị hạch toán phụ thuộc là Nợ phải trả [336] hoặc Vốn chủ sở hữu [411].

DN phải ghi nhận Doanh thu, giá vốn điều chuyển sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nội bộ nếu việc điều chuyển này tạo ra giá trị gia tăng trong sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO HÌNH THỨC CỦA CHỨNG TỪ KẾ TOÁN [Hoá đơn hay Chứng từ luân chuyển nội bộ].

3. Kế toán đầu tư tài chính

-Tài khoản 121-Chứng khoán kinh doanh [trước đây là Đầu tư chứng khoán ngắn hạn]

+Theo quyết định 15/2006 thì TK 121 gồm Chứng khoáng kinh doanh và Chứng khoán nắm giữ chờ đáo hạn dưới 12 tháng.

Nay Thông tư 200 thì TK 121 chỉ là Chứng khoáng kinh doanh ;

+ Chứng khoán nắm giữ chờ đáo hạn dưới 12 tháng chuyển sang TK 128

+ Cổ tức bằng cổ phiếu, nhà đầu tư chỉ theo dõi số lượng trên thuyết minh BCTC.

-Trường hợp giải thể công ty con và sáp nhập toàn bộ TS và Nợ phải trả của công ty con vào công ty mẹ, phải ghi giảm giá trị ghi sổ khoản đầu tư; Ghi nhận toàn bộ tài sản, nợ phải trả của công ty con bị giải thể theo giá trị hợp lý tại ngày sáp nhập. Phần chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư và giá trị hợp lý được ghi nhận vào Doanh thu TC hoặc Chi phí TC.

-Việc phân phối lợi nhuận cho chủ sở hữu tại công ty mẹ được căn cứ vào mức LNST chưa phân phối thuộc sở hữu của công ty mẹ trên BCTC hợp nhất.

4. Kế toán hợp đồng hợp tác kinh doanh [BCC]:

Thông Tư 200 nêu rất rõ về các trường hợp của hợp đồng hợp tác kinh doanh so với QĐ 15/2006 

Nếu BCC quy định các bên khác tham gia BCC được hưởng một khoản lợi nhuận cố định mà không phụ thuộc vào KQKD của hợp đồng, trường hợp này mặc dù hình thức pháp lý của hợp đồng là BCC nhưng bản chất của hợp đồng là thuê tài sản.=> phải ghi nhận theo bản chất là Thuê tài sản

5. Dự phòng tổn thất tài sản [TK 229, trước đây là "Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn]:

Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: Là khoản dự phòng tổn thất do DN nhận vốn góp đầu tư bị lỗ. Đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, chỉ trích lập khoản dự phòng BCTC không áp dụng phương pháp VCSH.

6. Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu: nêu rõ ràng nguyên tắc hạch toán giữa tài khoản 131 và 138; 136.

Phải thu của khách hàng [TK 131] gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua-bán.

Phải thu nội bộ [TK 136] gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc.

Phải thu khác [TK 138] gồm các khoản phải thu không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua bán.

Khi lập BCTC, CĂN CỨ KỲ HẠN CÒN LẠI của các khoản phải thu để phân loại LÀ DÀI HẠN HOẶC NGẮN HẠN. Các chỉ tiêu phải thu của Bảng CĐKT có thể bao gồm cả các khoản được phản ánh ở các TK khác.

Bên giao uỷ thác xuất khẩu sử dụng TK 131, bên nhận uỷ thác sử dụng TK 138, ngoại trừ phải thu về phí uỷ thác.

TK 138 phản ánh các khoản cho bên khác mượn bằng TÀI SẢN PHI TIỀN TỆ [nếu cho mượn bằng tiền thì phải kế toán là cho vay trên TK 1283-Cho vay]

7.Hàng tồn kho:

KHÔNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP LIFO

Bổ sung kỹ thuật tính giá theo PHƯƠNG PHÁP GIÁ BÁN LẺ

NÊU CHI TIẾT CÁCH HẠCH TOÁN CÁC TRƯỜNG HỢP XUẤT KHO KHUYẾN MẠI, QUẢNG CÁO

Không vốn hoá lãi vay đối với nhà thầu xây lắp

Không áp dụng TK 157 khi chuyển hàng tồn kho cho các đơn vị phụ thuộc [mà sử dụng TK 136]

8. Thuế GTGT được khấu trừ [TK 133]:

Nêu chi tiết kỹ thuật chia thuế GTGT trong hợp đồng hợp tác kinh doanh [BCC]

Bỏ các bút toán kê khai thuế GTGT đầu vào và đầu ra trong các giao dịch sản phẩm hàng hoá tiêu dùng nội bộ, khuyến mãi quảng cáo.

9.Nguyên tác kế toán TSCĐ, BĐSĐT và XDCB:

Khi mua TSCĐ nếu được nhận kèm thêm thiết bị, phụ tùng thay thế thì phải xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý.Nguyên giá mua TSCĐ mua được xác định bằng tổng giá trị của tài sản được mua trừ đi giá trị sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế.

Các chi phí bảo dưỡng, sửa chữ, duy trì cho TSCĐ hoạt động bình thường định kỳ được trích trước dự phòng phải trả-TK 352 [không sử dụng TK 335].

BĐS đầu tư cho thuê hoạt động phải trích khấu hao; BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá, doanh nghiệp không trích khấu hao mà xác định tổn thất do giảm giá trị.

Chủ đầu tư xây dựng BĐS sử dụng tài khoản 241 để tập hợp chi phí xây dựng BĐS sử dụng cho nhiều mục đích. Khi công trình, dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán căn cứ cách thức sử dụng tài sản trong thực tế để kết chuyển chi phí đầu tư xây dựng phù hợp với bản chất của từng loại.

10. Chi phí trả trước:

Phải theo dõi chi tiết thời gian trả trước để phân loại trên bảng CĐKT.

Chi phí phát hành trái phiếu không ghi nhận là chi phí trả trước.

11. Thuế TN hoãn lại:

Không sử dụng khái niệm chênh lệch vĩnh viễn.

Được phép Bù trừ trên BCTC khi của cùng DN và cùng cơ quan thuế quản lý.

12. Kế toán các khoản nợ phải trả: tương tự khoản phải thu

Các khoản thuế gián thu như thuế GTGT [trực tiếp và gián tiếp], thuế TTĐB, XK, BVMT và các loại thuế gián thu khác phải loại trừ ra khỏi số liệu về doanh thu gộp trên BCTC hoặc báo cáo khác.

13. Chi phí phải trả:

Phân biệt TK 335-Chi phí phải trả và 352-Dự phòng phải trả

TK 352: không chắc chắn về mặt thời gian và giá trị; hàng hoá, dịch vụ chưa nhận.

14. Vay và nợ thuê tài chính

[TK 341, bỏ TK 311, 315 và gộp vào 341]: không bao gồm vay dưới hình thức phát hành trái phiếu.

15. Kế toán vốn chủ sở hữu:

Ghi nhận theo VỐN THỰC GÓP, không ghi nhận vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh.

Xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ: khi giấy phép đầu tư quy định vốn điều lệ của DN được xác định bằng ngoại tệ tương đương với một số lượng tiền VND, việc xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ [thừa, thiếu, đủ so với vốn điều lệ] được căn cứ vào SỐ LƯỢNG NGOẠI TỆ ĐÃ THỰC GÓP, không xem xét tới việc quy đổi ngoại tệ ra VNĐ theo giấy phép đầu tư.

16. Kế toán các khoản Doanh thu:

Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Trong 1 số T.Hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý.

Nhấn mạnh: Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau tuỳ vào từng tình huống cụ thuể. Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo luật định; Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để lập BCTC phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tuỳ theo từng trường hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hoá đơn bán hàng.

Nếu sản phẩm, HH, DV đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành BCTC phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh, phát sinh sau ngày lập bảng CĐKT.

Doanh thu bán BĐS của DN là chủ đầu tư: nêu rất kỹ các trường hợp ghi nhận doanh thu.

+ Chìa khoá trao tay: ghi nhận Doanh thu khi trao chìa khoán nhà, không ghi nhận doanh thu khi Khách hàng ứng trước tiền.

+ T.Hợp khách hàng có quyền chọn nhà thầu hoàn thiện nội thất: chủ đầu tư được ghi nhận Doanh thu khi bàn giao phần thô.

Đối với tiền lãi phải thu từ các khoản cho vay, bán hàng trả chậm, trả góp: Doanh thu chỉ được ghi nhận khi chắc chắn thu được và khoản gốc cho vay, nợ gốc phải thu không bị phân loại là quá hạn cần phải lập dự phòng.

17. Kế toán các khoản chi phí:

Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hoá đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.

Còn BÁO CÁO TÀI CHÍNH nó có gì khác so với trước đây?

1. BẢNG CĐKT:

Bổ sung thêm Bảng CĐKT áp dụng cho DN KHÔNG ĐÁP ỨNG GIẢ ĐỊNH HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC [DN tạm ngưng hoạt động, giải thể...]

Bổ sung thêm chỉ tiêu:

- IV. Tài sản dở dang dài hạn: 

1.Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn: các dự án treo, mọc cỏ xanh lâu nay sẽ phải liệt kê vào mục này.---> chỉ tiêu mới

- Vốn chủ sở hữu:

11. LNST chưa phân phối: tách chi tiết thành 2 chỉ tiêu

+ LNST chưa phân phối luỹ kế đến cuối kỳ trước. [ chỉ tiêu mới ]

+ LNST chưa phân phối kỳ này.[ chỉ tiêu mới ]

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ GIÁN TIẾP: bổ sung thêm/chỉnh sửa 1 số chỉ tiêu:

I.Lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh

- Lãi, lỗ chênh lệch TGHĐ do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ [trước đây là Lãi, lỗ chênh lệch TGHĐ chưa thực hiện]

- Các điều chỉnh khác [ chỉ tiêu mới ]

- Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh [ chỉ tiêu mới ]

THUYẾT MINH BCTC:

I. Đặc điểm hoạt động của DN:

4. Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường [ chỉ tiêu mới ]

7. Tuyên bố về khả năng so sánh thông tin trên BCTC [ chỉ tiêu mới ]

VI.Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng CĐKT

3. Phải thu của khách hàng:

c] Phải thu của khách hàng là các bên liên quan [chi tiết từng đối tượng]   [chỉ tiêu mới ]

5. Tài sản thiếu chờ xử lý [Chi tiết từng loại tài sản thiếu]  [ chỉ tiêu mới ]

6. Nợ xấu---> chỉ tiêu mới

8. Tài sản dở dang dài hạn: dự án treo, công trình chậm tiến độ cỏ mọc hoang phải thuyết minh vào đây  [chỉ tiêu mới ]

15. Vay và nợ thuê tài chính [ chỉ tiêu mới ]

Số có khả năng trả nợ:;

Thuyết minh chi tiết về các khoản vay và nợ thuê TC đối với các bên liên quan.

16. Phải trả người bán:

Số có khả năng trả nợ [ chỉ tiêu mới ]

Phải trả người bán là các bên liên quan [chi tiết từng đối tượng] [ chỉ tiêu mới ]

17. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước:

Số đã thực nộp trong năm [ chỉ tiêu mới ]

20. Doanh thu chưa thực hiện

Doanh thu nhận trước [ chỉ tiêu mới ]

Khả năng không thực hiện được hợp đồng với khách hàng [chi tiết từng khoản mục, lý do không có khả năng thực hiện]---> chỉ tiêu mới

VII.Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo KQKD:

1. Tổng doanh thu BH & CCDV:

c] Trường hợp ghi nhận doanh thu cho thuê tài sản là tổng số tiền nhận trước, DN phải thuyết minh thêm để so sánh sự khác biệt giữa việc ghi nhận doanh thu theo phương pháp phân bổ dần theo thời gian cho thuê; Khả năng suy giảm lợi nhuận và luồng tiền trong tương lai do đã ghi nhận doanh thu đối với toàn bộ số tiền nhận trước.----> cung cấp thông tin cho nhà đầu tư để đánh giá EPS của DN.

9. Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố: Hướng dẫn rõ tài khoản để lấy chi phí bao gồm cả CĐKT và KQKD.

Video liên quan

Chủ Đề