Cách không bị say xe ôtô

[SKDS] - Say xe là hiện tượng khá phổ biến, mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thể chất của từng cá nhân. Những người ít đi xe, trẻ em từ 2 -12 tuổi, phụ nữ là những đối tượng dễ bị say xe. Người say thường có biểu hiện chóng mặt, choáng váng, đứng không vững, mệt mỏi, buồn nôn. Bởi vậy, những người có tiền sử say xe rất sợ phải đối mặt với những chuyến đi dù ngắn hay dài. Làm thế nào để hạn chế được tình trạng trên? Sau đây là một vài bí quyết nhỏ

Uống thuốc chống say, chống nôn: Trước khi lên xe 10 - 15 phút, uống một viên thuốc chống say. Người bị say nghiêm trọng thì có thể uống 2 viên, trẻ em tùy theo lứa tuổi phải có chỉ định của bác sĩ.

Chọn chỗ ngồi phía trước:

Khi lên xe, cần nên chủ động chỗ ngồi ở phía trước và gần cửa sổ, nhớ mở cửa sổ cho thoáng. Mặt hướng về phía trước và giữ đầu trong trạng thái ổn định cũng là cách để giảm say xe.

Tránh ăn quá no: Trước khi lên ô tô, không nên ăn quá nhiều, nhất là đồ dầu mỡ, nhiều chất béo, đặc biệt, phải tránh xa bia rượu. Tuy nhiên, cũng không nên khởi hành với cái dạ dày trống không. Điều đó sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và càng có nguy cơ trở thành nạn nhân của triệu chứng say xe.

Gừng tươi: Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi. Cũng có thể cắt một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được.

Tinh dầu vỏ quýt và gừng tươi phòng tránh say xe rất hiệu quả.

Vỏ quýt:

Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy 1 quả quýt bóc vỏ, gấp đôi vỏ quýt, đặt vào giữa hai lỗ mũi và lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít 10 lần như vậy. Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thế bất cứ lúc nào.

Dầu gió: Khi ngồi trên xe, lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào lỗ rốn, sau đó lấy băng che đi là được.

Dấm ăn: Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha chút dấm [không nên uống khi đói] như thế cũng có thể phòng chống được say xe.

Day bấm huyệt nội quan có thể chống say xe.

Ấn huyệt nội quan:

Khi say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan [huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay.

[Theo Sức khỏe Đời sống] Bác sĩ Cẩm Tú

Say tàu xe là hiện tượng khá nhiều người gặp phải ở các mức độ khác nhau, gây bất tiện không nhỏ cho việc di chuyển. Dưới đây là những cách xử trí khi bị say tàu xe nặng.

Não bộ có thể cảm nhận sự chuyển động của cơ thể bằng hệ thần kinh, bao gồm cả tai trong, mắt và các mô của cơ thể. Khi cơ thể di chuyển có chủ ý, chẳng hạn như khi đi bộ, não sẽ điều khiển các hành động bằng cách tổng hợp thông tin về con đường đang đi. Tuy nhiên, trường hợp di chuyển bằng phương tiện thì sẽ khác. Các triệu chứng say tàu xe xuất hiện khi hệ thần kinh trung ương nhận được các tín hiệu mâu thuẫn nhau từ các hệ thống cảm giác [bao gồm tai trong, mắt, các thụ thể áp lực da và các cơ quan cảm thụ khớp]. Ví dụ như nếu ngồi trên thuyền hoặc trong xe ô tô [mắt không nhìn ra ngoài cửa sổ], tai trong sẽ gửi tín hiệu rằng cơ thể đang cử động [lên, xuống, trái, phải], nhưng mắt lại chỉ thấy khung cảnh tĩnh bên trong phương tiện. Do đó, tình trạng say tàu xe được giả thiết là do xung đột giữa các tín hiệu truyền đến hệ thần kinh gây ra.

Bất kì phương tiện di chuyển nào cũng có thể gây nên say tàu xe. Các triệu chứng của say tàu xe xuất hiện đột ngột, ở các mức độ khác nhau từ cảm giác không thoải mái cho tới vã mồ hôi lạnh, chóng mặt, nôn mửa. Say tàu xe thường dịu đi hoặc hết hẳn khi phương tiện không còn di chuyển nữa [mặc dù đối với một số người hiện tượng say tàu xe có thể kéo dài tới vài ngày]. Mức độ say tàu xe sẽ giảm bớt nếu tần suất di chuyển bằng phương tiện tăng lên [nghĩa là càng đi bằng các phương tiện nhiều thì càng “quen”, đỡ bị say tàu xe].

Để phòng tránh hoặc giảm nhẹ mức độ say tàu xe có thể thực hiện theo một số cách sau:

Chọn chỗ ngồi trên phương tiện: chọn vị trí ngồi trên phương tiện khá quan trọng, tránh những chỗ ngồi ở cuối phương tiện hoặc ngồi quay mặt về phía sau so với hướng phương tiện di chuyển. Nên chọn những vị trí ngồi cho cảm giác ít chuyển động nhất như:

  • Trên thuyền: chọn khoang ngồi ở giữa hoặc ở phía đầu thuyền, ngang gần với mực nước.
  • Trên máy bay: chọn chỗ ngồi ở giữa máy bay, vị trí tốt nhất là chỗ ở phía trước so với cạnh trước của cánh máy bay. Khi máy bay cất cánh, hãy chỉnh luồng thông khí hướng vào mặt.
  • Trên tàu hỏa: chọn vị trí ngồi gần về đầu tàu, mặt hướng về phía trước so với hướng tàu di chuyển, và nên ngồi cạnh cửa sổ.
  • Trên xe khách: chọn vị trí ngồi gần phía đầu xe.

Mắt nhìn thẳng về phía trước, tập trung nhìn vào một vật tĩnh [ví dụ như nhìn vào đường chân trời] hoặc nhìn ra xa. Tránh đọc sách, báo hoặc sử dụng các thiết bị điện tử khi đang di chuyển.

Sử dụng một chút gừng có thể giúp phòng tránh cảm giác buồn nôn khi đi tàu xe

Cách lưu ý khách:

  • Giữ vững đầu, tránh lắc lư, thả người tựa vào lưng ghế.
  • Không hút thuốc lá, không ngồi gần người hút thuốc.
  • Tránh các mùi mạnh, các thức ăn nhiều gia vị, và đồ uống có cồn.
  • Sử dụng thuốc kháng histamine không cần kê đơn, chẳng hạn như loại chứa dimenhydrinate [an toàn với trẻ trên 2 tuổi] hoặc meclizine, uống trước khi khởi hành từ 30 tới 60 phút. Tác dụng không mong muốn là gây buồn ngủ, ngủ gà.
  • Cân nhắc sử dụng scopolamine: có sẵn dưới dạng các miếng dán. Trước khi khởi hành vài giờ, hãy dán miếng dán sau tai để hưởng tác dụng kéo dài tới 72 giờ. Hãy tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng nếu có các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như glaucoma hoặc bí tiểu.
  • Thử sử dụng gừng: cắn một lát gừng, uống trà gừng, ăn kẹo gừng hoặc sử dụng viên bổ sung có chứa gừng có thể giúp phòng tránh cảm giác buồn nôn ở một số người.
  • Ăn nhẹ: ăn một chút bánh mặn, nhấp một chút nước lạnh, uống một chút nước có ga không chứa caffeine,... đối với một số người mang lại tác dụng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org

XEM THÊM:

Say xe ô tô không phải là bệnh lý, nó là hiện tượng phản ứng của cơ thể khi di chuyển bằng phương tiện xe hơi. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng say xe là do tai và mắt nhận tín hiệu không đồng nhất, khiến cho não bộ không thể thích ứng và cân bằng nên dễ xảy ra tình trạng choáng, nôn nao, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tim đập nhanh...

Say xe ô tô không hề dễ chịu một chút nào

Ngoài ra, do cơ địa, tình trạng sức khỏe của từng người mà cũng có thể dẫn đến bị say xe ô tô. Cụ thể như:

♦ Người có vấn đề về huyết áp: Khi xe di chuyển, trạng thái cơ thể thay đổi không kịp thích nghi dễ khiến cho những người vốn có vấn đề về huyết áp bị hẫng và không tránh khỏi việc cảm thấy chếnh choáng.

♦ Người bị bệnh về tiền đình: Quá trình xe di chuyển, các chất dịch và mạch máu trong tai bị kích thích ảnh hưởng đến tiền đình, dẫn đến tình trạng cơ quan này bị rối loạn chức năng, gây cho người đi xe có cảm giác đau đầu, chóng mặt...

♦ Người trong tình trạng đói, mệt mỏi, ức chế vì mất ngủ hoặc bực bội cũng rất dễ bị say xe ô tô... đây là một dạng phản ứng của các cơ quan bên trong cơ thể con người đối với việc thay đổi trạng thái di chuyển.

♦ Tâm lý: Ngoài những lý do về sức khỏe, bệnh tật... không loại trừ yếu tố tâm lý cũng dẫn đến tình trạng say xe. Thực tế thì nhiều người chỉ nhìn mới nhìn thấy xe ô tô thôi cũng đã cảm thấy bị say. Bởi lúc này tín hiệu mà mắt thu được truyền tới não bộ vốn bị ám ảnh bởi việc say xe khiến cho họ dù chưa bước lên ô tô cũng đã có cảm giác như đang lắc lư di chuyển.

Biểu hiện của say xe ô tô đó là chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tim đập nhanh, khó thở...

Mẹo chống say xe ô tô cực hay

Đối với những người bị say xe ô tô mà vẫn phải thường xuyên di chuyển bằng phương tiện này thì quả thật là cảm giác không hề dễ chịu một chút nào. Và thuốc chống say xe như là một bảo bối giúp họ vượt qua việc này mặc dù tâm lý chung của tất cả mọi người đều rất e ngại phải sử dụng thuốc quá nhiều. Tuy nhiên đối với những người giàu kinh nghiệm về ô tô của Banxehoi.com, họ chia sẻ rằng có rất nhiều mẹo hay để chống say xe mà không cần dùng đến thuốc. Hãy thay đổi và nghĩ rằng thuốc chống say xe chỉ là phương án cuối cùng.

Cố gắng để thuốc chống say xe ô tô là biện pháp cuối cùng

1. Mẹo chống say xe ô tô bằng gừng tươi

Dùng một mẩu gừng tươi nhỏ, nạo lớp vỏ ngoài, rửa sạch rồi giã nát, hòa cùng một ly nước lọc ấm để uống trước khi lên xe khoảng 30 phút. Có thể thái thêm vài lát gừng tươi để ngậm trong khi xe di chuyển. Vị cay, ấm và tính năng giải độc trong gừng sẽ giúp cho bạn tỉnh táo, chống tình trạng buồn nôn. Ngoài ra, nếu không ăn được gừng, người bị say xe ô tô có thể cắt gừng thành lát, đặt dưới mũi để ngửi mùi hoặc cũng có thể dán lát gừng lên rốn.

Những người bị huyết áp thấp thường xuyên bị say xe thì có thể để sẵn gói kẹo gừng trong túi để phòng trừ trường hợp không chuẩn bị kịp gừng tươi.

2. Mẹo chống say xe ô tô bằng vỏ quýt, vỏ cam

Dùng vỏ quýt hoặc cam để nơi đầu lỗ mũi, vắt ra tinh dầu và hít nhẹ vào. Làm khoảng 10 lần như vậy trước khi lên xe khoảng 1 tiếng đồng hồ. Cũng giống như gừng, bạn có thể cầm theo vỏ quýt, cam mang theo để ngửi khi đi xe ô tô. 

3. Mẹo chống say xe bằng lá trầu không

Đây là mẹo dân gian cực hay mà những người có kinh nghiệm lái xe lâu năm chia sẻ cho những ai hay bị say tàu xe. Lá trầu không vò vụn, áp vào rốn rồi dùng băng gạc quấn lại hoặc cũng có thể hơ nóng lá trầu rồi áp rốn trong vòng 3-4 phút. Trầu không có tính chống hàn lạnh, giúp ấm cơ thể và át được mùi xăng dầu khó chịu của tàu xe.  

4. Mẹo chống say xe bằng bánh mì

Hãy để một mẩu bánh mì ngang nơi cánh mũi để hít hà trong quá trình di chuyển bằng ô tô, tình trạng say xe cũng giảm đi đáng kể.

5. Mẹo chống say xe ô tô bằng lá nguyệt quế

Lá nguyệt quế giúp cho tinh thần tỉnh táo, chống say xe và còn có tác dụng chống buồn ngủ cho các bác tài.

6. Mẹo chống say xe ô tô bằng củ khoai lang

Nhai sống 1 vài lát khoai lang cũng sẽ hạn chế được tình trạng say xe ô tô.

7. Mẹo chống say xe bằng quả cau

Ngậm 1 miếng cau khi đi xe ô tô cũng sẽ khắc phục được các hiện tượng nôn nao, chóng mặt...

8. Chống say xe ô tô bằng bấm huyệt

Bấm huyệt hợp cốc và huyệt nội quan để giảm thiểu tình trạng say xe ô tô

Những việc cần làm để tránh tình trạng say xe

♦ Không được để bụng đói khi đi xe. Tốt nhất hãy ăn nhẹ trước khi xe khởi hành khoảng gần 1 tiếng đồng hồ. 

♦ Sử dụng khẩu trang để tránh ngửi thấy [hoặc có cảm giác là ngửi thấy] mùi xăng xe.

♦ Không nên đọc sách báo hay sử dụng điện thoại quá nhiều khi đi xe ô tô. Trạng thái lắc lư trong quá trình xe chạy sẽ khiến cho mắt và tiền đình phải hoạt động nhiều hơn khi đọc sách, xem điện thoại. Điều này sẽ khiến cơ thể dễ bị mất cân bằng và cũng dễ bị say xe ô tô hơn.

♦ Chú ý vị trí ngồi trên xe: Những người hay bị say xe ô tô nên chọn vị trí ngồi đầu xe, tránh ngồi cuối xe. 

♦ Hạn chế nhìn cảnh vật qua lớp kính xe

♦ Khi xe phanh đột ngột hoặc dừng, tập trung hít thật sâu rồi thở ra từ từ nhẹ nhàng. Lặp lại động tác này khoảng 3-4 lần để cơ thể thích ứng với sự thay đổi trạng thái.

♦ Nên chuẩn bị sẵn ít đồ ăn nhẹ trên xe như bánh mì, bánh quy...

♦ Nên chuẩn bị sẵn chai nước để giúp cơ thể tỉnh táo hơn. Hạn chế uống cà phê, trà, nước cam... Trước khi lên xe có thể uống 1 ly nước ấm pha chút dấm gạo.

♦ Nếu không nhất thiết phải bật điều hòa, khi đi xe bạn hãy thỉnh thoảng hạ cửa kính xe xuống để hít thở không khí bên ngoài.

♦ Ngoài những lưu ý trên, khi đi xe hãy giữ cho tinh thần thật thoải mái, tránh ức chế bực dọc. Nếu ngủ được, hãy thư giãn đầu óc để ngủ một giấc trên xe. 

♦ Trong cuộc sống hàng ngày, hãy chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để giữ được một cơ thể khỏe mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề