Cách làm vườn sen đá

Bật mí những sai lầm ai cũng gặp khi trồng sen đá

Trồng cây cảnh - lamtho.vn

Hơn 2 tháng nay, tranh thủ thời gian học trực tuyến, Nguyễn Long Sơn [21 tuổi, quê Quảng Ninh] bay từ Hà Nội vào Đà Lạt để vừa học vừa quản lý, chăm sóc vườn sen đá hơn 1 triệu cây. Chàng sinh viên năm cuối Học viện Tài chính đã có hơn 6 năm học trồng sen đá và kinh doanh online mặt hàng này.

Thời điểm tháng 4 - 5/2021, trước khi Covid-19 diễn biến phức tạp, Sơn từng "chốt" 10.000 đơn sen đá/tháng, mang về thu nhập khiến nhiều người bất ngờ.

Long Sơn livestream bán sen đá trực tiếp tại nhà vườn.

Sơn chia sẻ, từ khi là học sinh, bản thân đã mê hoa, cây cảnh. Nhân một lần được người chị tặng một chậu sen đá, chàng trai này đã tìm hiểu, thử trồng và sưu tập các loại sen đá khác nhau.

"Mình bắt đầu chụp hình, đưa những chậu sen lên trang cá nhân để chia sẻ với mọi người. Nhiều bạn bè hỏi mua nhiều, mình quyết định nhập sen đá từ một cơ sở tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam về quê [Uông Bí, Quảng Ninh] để bán", Sơn cho biết.

Sau đó, Sơn lên mạng tìm hiểu về cách trồng, chăm sóc những loại sen mới lạ, hình thức đẹp. Sau một thời gian, khách hàng của Sơn dần mở rộng. "Với việc kinh doanh sen đá, mình có thể bỏ túi 3 - 4 triệu tiền lãi/tháng. Đối với một học sinh, đây cũng là số tiền khá rủng rỉnh, đủ để tiêu vặt, mua đồ theo ý thích, tiết kiệm riêng mà không cần xin mẹ", Sơn kể.

Mùa Tết, Sơn thường đi các vườn để chọn hoa, sen đá về bán.

Khi lên đại học, Sơn vẫn gắn bó với những chậu sen đá. Thời điểm này, Sơn có điều kiện tham quan nhiều nhà vườn để học hỏi kinh nghiệm thực tế, tìm hiểu các loại sen đá khác nhau. Trong căn nhà thuê của chàng sinh viên tài chính lúc nào cũng có những góc xếp đầy sen đá và được chăm sóc kỹ càng mỗi ngày.

"Sau này, qua tìm hiểu và giao lưu với những người mê sen đá, mình quen một người anh làm nhà vườn sen đá trong Đà Lạt. Cho nên, mình quyết định nhập sen đá từ Đà Lạt ra trồng, chăm sóc và kinh doanh", Sơn cho biết.

Tuy nhiên, với số lượng sen đá lớn, sau khi được vận chuyển bằng ô tô đường dài gặp thêm khí hậu nắng nóng cao điểm mùa hè, cây quắt queo dần, không phát triển. Sơn làm đủ cách như trèo ra ban công tự treo lưới chắn nắng, tuân thủ quy trình chăm sóc, tưới nước… nhưng 30% số sen đá bị chết.

Sau một thời gian thử nghiệm chăm sóc các giống khác nhau, Sơn mới tìm ra cách thuần dưỡng, chăm sóc hợp lý khi thay đổi điều kiện sống của cây từ Đà Lạt sang khu vực miền Bắc.

Sơn cho biết, đưa sen đá từ Đà Lạt ra Hà Nội trồng có nhiều khó khăn như: cây dễ nấm bệnh vào đầu xuân do độ ẩm không khí cao; cây dễ sốc nhiệt, cháy nắng... Nhiều đêm đang ngủ, trời mưa, Sơn đội mưa bê cây đi cất, người ướt như chuột lột. Có khi không chạy kịp, Sơn phải bê gần nghìn cây sen vào trong phòng khách, bật quạt xuyên đêm để hong khô.

Ban công nơi Sơn ở luôn được tận dụng làm nơi trồng sen đá.

Xe thường chở sen đá ra tới Hà Nội vào đêm hay rạng sáng. Khi đó, Sơn đi xe máy ra nhận thùng hàng, chở từ chợ Long Biên, Quảng An về Cầu Giấy rồi bê lên tầng 5 của khu tập thể cũ. Ngoài giờ lên lớp, Sơn dành nhiều thời gian chăm sen đá, trả lời tin nhắn khách hàng, gói hàng, vận chuyển… Sơn cũng tìm thuê một căn chung cư có ban công rộng hơn, hướng đông, lắp thêm hệ thống đèn để phù hợp với việc chăm sóc sen đá.

Ngoài bán hàng online trên Facebook, Sơn mở các gian hàng tại hội chợ, sự kiện trong các trường đại học khắp thành phố, phối hợp tổ chức các chương trình đổi giấy/lon lấy cây sen đá, tài trợ các chương trình sinh viên để quảng bá hình ảnh.

Sơn tham gia tài trợ hay sự kiện tại các trường đại học để quảng bá thương hiệu.

Thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp vào đầu năm 2020, tranh thủ thời gian được học online tại nhà, Sơn bắt đầu tìm hiểu về các sàn thương mại điện tử trực tuyến để tìm cách mở rộng kinh doanh. Sơn nhận ra tiềm năng từ việc mở bán các sản phẩm nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử. Thời điểm nhiều tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian dài, việc trồng cây tại nhà, làm vườn tại gia trở thành trào lưu được nhiều người tham gia, cũng là "thời điểm vàng" cho Sơn đến mức chốt đơn không kịp.

"Khi việc kinh doanh phát triển, mình thấy có những hạn chế nhất định khi phải chuyển hàng từ Đà Lạt ra Hà Nội hoặc không có mặt trực tiếp tại Đà Lạt để tìm hiểu thực tế sản phẩm, chi phí mặt bằng lớn cùng với điều kiện chăm sóc cây tại Hà Nội có nhiều hạn chế so với Đà Lạt. Do đó mình đã mở lời hợp tác sản xuất, đầu tư và kinh doanh cùng một anh bạn trong Đà Lạt", Sơn chia sẻ.

Sau đó, Sơn thường xuyên tranh thủ thời gian không phải đến trường để bay vào Đà Lạt, thực tế mô hình sản xuất, hai anh em cùng nhau xây dựng chuỗi sản xuất và kinh doanh tối ưu.

Sơn cho biết: "Quyết định này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc kinh doanh của mình. Quy mô mô hình kinh doanh liên tục được mở rộng. Những tháng cao điểm mình có thể bán được lên tới 10.000 đơn hàng lớn nhỏ khác nhau".

Hiện, khu vườn kính mà Sơn và người bạn đầu tư có diện tích 1ha, trồng hơn một triệu cây sen đá với khoảng 400 loại khác nhau [tùy theo mùa].
Tháng cao điểm, Sơn bán hơn 10.000 đơn lớn, nhỏ.
Sơn cho biết, vận hành vườn kính với một triệu cây sen đá đòi hỏi nắm chắc kỹ thuật và đầu tư công sức, tiền bạc.
Nhiều giống được nhập từ nước ngoài về, cần thời gian thuần dưỡng để phù hợp khí hậu Việt Nam.

Nói về dự định trong tương lai, Sơn cho biết,, sau khi tốt nghiệp Đại học, anh sẽ chuyển vào Đà Lạt sống để tập trụng toàn lực cho công việc kinh doanh sen đá của mình.

Hương Thảo

Ảnh: NVCC

Anh Đặng Quốc Khánh [Tây Hồ, Hà Nội] được biết đến với khu vườn sen đá và xương rồng với gần 5000 cây. Nhờ bí quyết riêng và kinh nghiệm hơn 10 năm chăm sóc, những chậu sen đá và xương rồng của gia đình anh không chỉ phát triển tốt mà còn cho hoa rất đẹp.

Khu vườn sen đá của anh Khánh.

Theo anh Khánh, sen đá và xương rồng là 2 loại cây mọng nước và có sức sống mãnh liệt, mặc dù mọi người thường quan niệm “hoa đá trồng đất nào cũng sống”, nhưng để phát triển tốt nhất, điều quan trọng vẫn là đất trồng cần thoát nước và thoáng khí. Bên cạnh đó, mọi người cũng cần nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu cây bị bệnh để phòng bệnh kịp thời.

Dưới đây, anh Khánh sẽ chia sẻ chi tiết về cách trộn đất trồng cũng như cách phòng bệnh cho sen đá của mình:

1. Giá thể

Xử lý xỉ than:

- Xỉ than là nguyên liệu rẻ tiền nhất và cũng là thành phần chính trong đất trồng. Mọi người có thể lấy xỉ than và dùng bao tải để sơ chế xỉ than bằng cách dẫm nhỏ cho bớt cồng kềnh. Tuy nhiên, xỉ than không nên nhỏ quá, kích thước mỗi hạt bằng ngón tay út là đạt tiêu chuẩn.

Xỉ than nguyên liệu rẻ làm giá thể tốt cho cây sen đá.

- Để hạn chế bụi, mọi người nên đổ ít nước vào bao tải, rồi buộc chặt đầu bao tải và dẫm bằng chân để xỉ than nhỏ. Lưu ý: Không nên dùng các dụng cụ đập xỉ vì sẽ rất bụi.

- Sau đó, nhẹ nhàng đổ xỉ ra, những hạt to tiếp tục lấy chân dẫm cho kích thước nhỏ hơn đầu ngón tay út.

- Cho tất cả xỉ vào thùng xốp rồi đổ nước và lấy một rổ mắt nhỏ để loại đi phần xỉ vụn rồi sàng qua cho sạch.  

Thành phẩm sau khi ngâm nước và sàng kỹ càng.

- Xỉ sau khi sàng loại, mọi người hãy ngâm vào thùng xốp ít nhất 1 ngày để loại bớt phèn, hoặc tốt nhất ngâm 1 tuần và mỗi ngày thay nước 1 lần. Nếu có thể, mọi người cho nước vôi trong vào thùng ngâm.

Cách pha chất trồng sen đá

Mỗi loại hoa đá với đặc tính sinh học riêng sẽ có chất trồng phù hợp riêng.

Bước 1: Mọi người cần chuẩn bị một số thành phần cơ bản như: vỏ trấu, xỉ than tổ ong, phân bò đã qua xử lý.

- Về vỏ trấu: Có thể sử dụng vỏ trấu tươi, trấu hun hoặc vỏ trấu đã ủ qua một thời gian, đã hoai mục, hoặc kết hợp tất cả.

- Về xỉ than: Chọn những viên than ít thành phần bùn nhất, có màu xám ánh xanh ở giữa vì khi xử lý chất bùn sẽ vụn ra, nếu không sàng lọc bớt sẽ làm bí đất trồng sau này. Các hạt xỉ than cỡ lớn sẽ giúp tạo ra các khoảng trống trong đất, giúp đất tơi xốp hơn.

Bước 2: Pha trộn với hỗn hợp như sau:

- Hỗn hợp 1: 1 phân bò: 1,5 vỏ trấu: 4 xỉ 

- Hỗn hợp 2: 1 phân bò: 2 vỏ trấu: 5 perlite

- Hỗn hợp 3: 1 phân bò: 6 perlite

Cách thức pha trộn nên linh hoạt, tuỳ thuộc nhiều vào loại cây mà mình trồng. Mọi người nên trộn thêm nấm Tricoderma vì nó giúp tiêu diệt các mầm bệnh nhưng vẫn giữ lại các men vi sinh vật tốt có trong phân. Nấm Tricoderma còn giúp tăng cường hệ vi sinh vật có trong đất, tăng cường sức đề kháng cho cây trồng giúp cây đạt năng suất cao.

Hỗn hợp trộn xỉ than, vỏ trâu và phân bò.

Bước 3: Sử dụng các miếng xốp bẻ vụn để lót đáy chậu, tránh nước đọng ở đáy chậu. Lớp xốp chiếm 1/4 chiều cao của chậu.

Bước 4: Tiếp đến, rải một lớp chất trồng mịn lên phía trên. Lưu ý, lớp chất trồng dày mỏng phụ thuộc vào kích thước bộ rễ cây trồng. Thông thường, lớp này cũng chiếm khoảng 1/4 chiều cao của chậu. Đối với những cây rễ sát gốc, cây thấp thì lớp đất này thấp hơn miệng chậu khoảng 3cm.

Bước 5: Đặt cây rồi nhẹ nhàng vỗ quanh chậu, khi đã cố định vị trí của cây, mọi người hãy phủ 1 lớp xỉ than lên mặt và xung quanh cây. Lớp xỉ phủ mặt có tác dụng cố định cây, giảm bốc hơi nước và khi tưới nước không bị bắn xung quanh.

Lưu ý, với một số địa phương khó tìm chất trồng này, mọi người có thể thay xỉ than bằng đá nham thạch, gạch non vụn, viên đất nung [sỏi siêu nhẹ], perlite, than củi hoặc thay trấu hun bằng cành, lá cây hoai mục với tỷ lệ pha tương tự ở trên.

 Lớp xỉ phủ mặt có tác dụng cố định cây, giảm bốc hơi nước và khi tưới nước không bị bắn xung quanh.

2. Phòng bệnh

Sen đá thường có rệp trắng gây hại cho cây, nhất là vào thời điểm giao mùa. Tuy nhiên, rệp không tự bò từ cây này sang cây khác mà thông qua trung gian là kiến. Nếu nhìn có vệt đen trên lá, mọi người nên đặt riêng cây đó ra và phun phòng bệnh cho vườn cây.

Có thể dùng thuốc diệt kiến và nước điếu thuốc lào pha loãng để phòng bệnh rệp cho cây.

Để diệt rệp, mọi người nên phun thuốc diệt kiến và lưu ý không để cho cây ẩm. Khi phun thuốc diệt kiến, mọi người lưu ý không phun vào cây mà phun dưới sàn nhà xung quanh vườn hoặc sử dụng phương pháp dân gian dùng nước điếu thuốc lào pha loãng.

Sen đá là cây mọng nước, việc tưới cây không quan trọng bằng phòng bệnh cho cây. Mọi người nên để bình phun nước xa cây và một tuần tưới cây một lần.

Chúc các bạn thành công!

Một số hình ảnh sen đá đẹp trong khu vườn của anh Khánh.

Theo Hồng Nhung - Ảnh: Đặng Quốc Khánh [Khám phá]

Video liên quan

Chủ Đề