Cách ly f1 ở đâu

Các địa phương cần mạnh dạn cách ly F1 tại nhà

Theo Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] và các nước trên thế giới dự đoán, dịch Covid-19 năm 2021 và 2022 vẫn có khả năng diễn biến phức tạp. Các nước dự báo tới đây có thể sẽ xuất hiện biến chủng mới nên các nước đã điều chỉnh chiến lược thích ứng với tình hình dịch hiện nay.

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cũng đưa ra thông điệp thích ứng, an toàn, linh hoạt, hiệu quả, vì thế các địa phương phải thay đổi chiến lược trong công tác phòng, chống dịch.

Ngoài các tỉnh, thành phố phía nam đã triển khai cách ly F1 tại nhà và điều trị F0 tại nhà, còn nhiều địa phương vẫn chưa mạnh dạn triển khai cách ly F1 tại nhà. Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, Bộ Y tế đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể nội dung này, vì thế các địa phương cần nghiên cứu kỹ để có phương án triển khai phù hợp với tình hình chống dịch trên địa bàn.

“Trước đây các F1 chưa tiêm vaccine sẽ phải đưa đi cách ly tập trung, nhưng hiện nay, Việt Nam đã bao phủ mũi 1 được hơn 81%. Vì thế, các địa phương cần mạnh dạn đưa ra phương án F1 cách ly tại nhà”, Thứ trưởng đề nghị.

Trong lĩnh vực điều trị, Thứ trưởng đề nghị cần chuyển hướng để F0 nhẹ điều trị tại nhà theo từng phác đồ điều trị mà Bộ Y tế đã hướng dẫn. F0 nặng sẽ đưa vào bệnh viện điều trị và với việc được chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất, thuốc, oxy, các bệnh viện phải bảo đảm tỷ lệ tử vong ở mức thấp nhất.

“Sở Y tế cần phải nắm chắc quyết định phác đồ điều trị của Bộ Y tế mà Cục Quản lý khám, chữa bệnh đã tổ chức tập huấn toàn quốc để triển khai”, Thứ trưởng nói.

Hà Nội sẽ triển khai cách ly F1 tại các trạm y tế?

Trong đợt dịch thứ tư [tính từ ngày 29/4 đến nay], trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận khoảng 5.000 ca dương tính với SARS-CoV-2, tổng số F1 phải thực hiện cách ly tập trung tại Hà Nội lên tới gần 23.000 trường hợp.

Trong khi Bộ Y tế cho phép giảm thời gian cách ly tập trung F1 xuống còn 14 ngày từ giữa tháng 7, thì Hà Nội từ ngày 4/9 lại nâng lên 21 ngày, sau khi hoàn thành cách ly y tế tập trung tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.

Trước số ca nhiễm liên tục tăng cao trong một tuần qua trung bình 80 ca nhiễm/ngày, số F1 tăng theo dẫn tới nguy cơ quá tải, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội khẳng định, hiện thành phố Hà Nội vẫn đủ năng lực để điều trị cho F0 cũng như cách ly tập trung F1. "Hiện tại, thành phố chưa có kế hoạch cách ly, điều trị tại nhà", ông Tuấn cho hay.

Trước lo lắng của người dân ở chung cư khi chỉ vô tình đi chung thang máy với F0, có thể bị “oan” trở thành F1 và bị đưa đi cách ly, ông Tuấn khẳng định, theo quy định, F1 tiếp xúc trực tiếp với F0 sẽ được đưa đi cách ly tập trung. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, truy vết, nếu những trường hợp liên quan đi cùng thang máy nhưng có giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, không tiếp xúc sẽ được phân loại và có thể sẽ được theo dõi sức khỏe tại nhà.

Ông Tuấn cũng cho biết thêm, nguy cơ của F1 trở thành F0 tại các khu tập trung rất thấp vì các quy định cách ly chặt chẽ, người thực hiện cách ly được giám sát, nằm trong tầm kiểm soát. “Mục đích của việc đưa F1 đi cách ly để bảo đảm an toàn cho cộng đồng”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Thông tin với phóng viên Báo Nhân Dân, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trong lần làm việc mới đây với UBND thành phố Hà Nội, thành phố đồng ý với chủ trương sẽ thay đổi phương án cách ly F1.

Tuy nhiên, thay bằng phương án cách ly tại nhà, thành phố đề xuất đưa các trường hợp F1 về cách ly tại các địa phương như tại trạm y tế, trung tâm y tế cấp phường, xã.

“Đây cũng là phương án phù hợp với tình hình của thủ đô, theo đúng nguyên tắc linh hoạt nhưng phải bảo đảm an toàn”, Thứ trưởng nhận định. Tuy nhiên, hiện nay phương án này đang được thành phố xây dựng kế hoạch, chưa có lộ trình triển khai cụ thể.

Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Hà Nội có thể triển khai phương án cách ly F1 tại các trạm y tế.

Theo PGS, TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện khẩn cấp công cộng, Bộ Y tế, hiện nay theo Nghị quyết 128, các địa phương đã nới lỏng các hoạt động cũng như nới lỏng việc đi lại và chấp nhận không thể “Zero Covid”.

Vì thế, khi số ca nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng, số F1 cũng sẽ tăng theo nên việc cách ly tại nhà rất cần thiết. Đặc biệt, trong bối cảnh Hà Nội là địa phương tiếp tục có số ca nhiễm trong cộng đồng gia tăng thời gian qua, cần phải tính toán sớm việc cách ly F1 tại nhà bởi những điểm sau:

Một là, Bộ Y tế đã có hướng dẫn rất cụ thể cách phân biệt F0, F1, F2. Những gia đình nào có điều kiện theo đúng quy định của Bộ Y tế sẽ cách ly tại nhà để người dân thoải mái trong việc cách ly, giảm tải gánh nặng kinh tế.

Hai là, việc cách ly tại nhà cũng chống nguy cơ lây nhiễm chéo. Ba là, người dân Hà Nội có ý thức cao trong việc bảo đảm an toàn khi cách ly tại nhà và tỷ lệ bao phủ vaccine mũi 1 tại địa phương cao.

Bốn là, hệ thống y tế cơ sở, tổ Covid-19 cộng đồng, tổ dân phố, chính quyền cấp cơ sở của thành phố Hà Nội cũng đã triển khai các hoạt động giám sát rất tốt.

“Tôi cho rằng với việc liên tục bùng những ổ dịch nhỏ, chúng ta không thể cách ly tập trung mãi. Vì thế, việc cách ly tại nhà rất thuận tiện, cần thiết. Tuy nhiên trường hợp nào không đủ tiêu chuẩn về phòng ở thì vẫn cần đưa đi cách ly tập trung”, ông Phu nói.

Về việc phân loại F0, F1, F2 hiện nay có thể có những đánh giá chưa chuẩn, PGS, TS Trần Đắc Phu cho rằng, đội truy vết cần phải đánh giá đúng việc tiếp xúc của người dân, không đánh giá quá lên mà cũng không đánh giá thấp đi, nếu không sẽ không truy vết được nguồn lây hoặc dẫn tới việc đưa F1 đi cách ly tập trung không cần thiết.

"Thí dụ nếu đi chung thang máy, dù không tiếp xúc, có đeo khẩu trang nhưng vẫn thở chung bầu không khí, tay chân có tiếp xúc với thang máy thì nguy cơ vẫn cao. Tuy nhiên, như ở cùng chung cư, người ở các nhà không tiếp xúc với nhau trực tiếp cũng như không gặp nhau trong cùng không gian kín, virus sẽ không thể bay từ nhà này sang nhà khác thì những trường hợp này không cần phải đi cách ly tập trung", ông Phu cho hay.

Theo baonhandan.vn

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Căn cứ Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế về việc giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19. Sở Y tế hướng dẫn cách ly y tế tại nhà cho người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định [F1] và người đi từ vùng dịch về như sau:

1. Đối tượng

- Những người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định [sau đây gọi là F1];

- Người đi từ vùng dịch về được xác định cần cách ly y tế tập trung.

* Trước mắt ưu tiên thực hiện cách ly tại nhà với những người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định [F1], người từ vùng dịch về đã tiêm đủ 02 mũi vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. Sau đó, tùy theo tình hình và kết quả sẽ triển khai mở rộng.

2. Thời gian

a] Đối với F1:

- Cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày liên tục kể từ ngày tiếp xúc cuối cùng với F0. Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR ít nhất 03 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 07 và vào ngày thứ 13 trong thời gian cách ly.

- Sau cách ly y tế, tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú 07 ngày tiếp theo. Lấy xét nghiệm RT-PCR ít nhất 01 lần vào ngày thứ 07 trong thời gian theo dõi sức khỏe tại nơi lưu trú.

b] Đối với người từ vùng dịch về: Áp dụng đối với người đi từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 đến/về tỉnh và người đến/về tỉnh từ các tỉnh, thành phố Nam [theo Công văn 5586/UBNDKGVX ngày 23/10/2021]:

- Trường hợp người đã được tiêm đủ 02 mũi vắc xin phòng COVID-19 trong vòng 12 tháng hoặc người đã điều trị khỏi COVID-19 trong vòng 06 tháng: Thực hiện cách ly tại nhà/nơi lưu trú 07 ngày, lấy mẫu xét nghiệm SARSCoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ nhất, ngày thứ 03, ngày thứ 07 2 trong thời gian cách ly; tiếp tục theo dõi sức khoẻ tại nhà/nơi lưu trú 07 ngày tiếp theo.

- Các trường hợp còn lại: UBND các huyện, thành phố cân nhắc việc thực hiện cách ly tại nhà/nơi lưu trú 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR ít nhất 03 lần [ngày thứ nhất, ngày thứ 07 và ngày thứ 13], sau khi hoàn thành cách ly, tiếp tục theo dõi sức khoẻ tại nhà/nơi lưu trú 07 ngày tiếp theo, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RTPCR vào ngày thứ 07.

3. Yêu cầu đối với nhà, căn hộ cách ly

- Là nhà ở riêng lẻ [nhà biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập] để thực hiện cách ly. Cơ sở vật chất của phòng cách ly cho người cách ly phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Phòng cách ly phải có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay. Có dụng cụ đo thân nhiệt cá nhân.

+ Bố trí các đồ dùng, vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt… các vật dụng phải được dùng riêng biệt.

+ Bố trí 02 thùng đựng chất thải: [1] thùng đựng chất thải lây nhiễm: màu vàng, có nắp đậy, mở bằng đạp chân, có lót túi màu vàng để đựng chất thải lây nhiễm gồm khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng. [2] thùng đựng chất thải sinh hoạt, có nắp đậy, mở bằng đạp chân và có lót túi màu xanh để đựng chất thải sinh hoạt khác.

+ Đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên bật quạt, mở cửa sổ; Không được dùng điều hòa trung tâm, có thể dùng điều hòa riêng.

+ Có máy giặt hoặc xô, chậu đựng quần áo để người cách ly tự giặt.

+ Nhà ở hoặc phòng cho người cách ly phải được vệ sinh khử khuẩn hằng ngày; có dụng vụ vệ sinh và 02 xô, dung dịch khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường để người cách ly tự làm vệ sinh khử khuẩn phòng.

- Bố trí khu vực để cung cấp suất ăn, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người cách ly. Nghiêm cấm mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà, căn hộ cách ly.

- Phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân phòng, chống lây nhiễm [khẩu trang y tế, găng tay y tế, giày, kính bảo hộ, quần, áo] để người nhà sử dụng khi có trường hợp đặc biệt bắt buộc phải tiếp xúc gần với người cách ly.

- Trước cửa nhà có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: “Địa điểm cách ly y tế phòng, chống dịch COVID-19”.

- Khuyến khích lắp camera để giám sát người cách ly.

4. Yêu cầu đối với người cách ly y tế tại nhà

- Chấp hành nghiêm các quy định về cách ly y tế tại nhà; có cam kết với chính quyền địa phương [theo mẫu tại Phụ lục 1].

- Tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe và cập nhật hàng ngày trên ứng dụng PC-COVID. Trường hợp không có điện thoại thông minh thì phải thông báo cho cán bộ y tế hàng ngày qua số điện thoại được cung cấp. Khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải cập nhật ngay trên ứng dụng PCCOVID và báo ngay cho cán bộ y tế.

- Tự thực hiện các biện pháp vệ sinh khử khuẩn nơi ở hàng ngày, phân loại chất thải [theo hướng dẫn tại Phụ lục 3]. Thực hiện phân loại chất thải là khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng phát sinh từ phòng cách ly tại nhà, nơi lưu trú phải được bỏ vào túi đựng chất thải, sau đó xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi, tiếp tục bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm có lót túi, có nắp đậy kín, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh đặt ở trong phòng cách ly.

- Luôn thực hiện Thông điệp 5K và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

- Nghiêm cấm ra khỏi nhà, căn hộ cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình cũng như những người khác; không tiếp xúc với động vật nuôi.

- Sau khi hết thời gian cách ly, phải thực hiện tiếp việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định.

5. Yêu cầu người ở cùng nhà đối với trường hợp đặc biệt

- Nếu trường hợp F1 là trẻ em hoặc người già yếu, có bệnh nền cần người chăm sóc, hỗ trợ thì cho phép bố trí 01 người chăm sóc, hỗ trợ cách ly cùng và đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Không bố trí người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly là người tuổi cao, có bệnh nền. Người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly phải có cam kết với chính quyền địa phương [theo mẫu tại Phụ lục 2]; tốt nhất lựa chọn người đã được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19.

- Không tiếp xúc với người cách ly, hạn chế đi ra ngoài khi không cần thiết, thực hiện Thông điệp 5K và phải ghi chép đầy đủ các mốc tiếp xúc trong thời gian có người cách ly tại nhà.

- Cung cấp suất ăn, nước uống và các nhu yếu phẩm cần thiết riêng cho người cách ly hàng ngày.

- Thu gom chất thải từ phòng cách ly theo hướng dẫn tại Phụ lục 3.

- Không cho người khác vào nhà trong thời gian thực hiện cách ly y tế.

- Tự theo dõi sức khỏe. Khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải báo ngay cho cán bộ y tế.

- Thực hiện vệ sinh khử khuẩn nhà ở hàng ngày.

- Được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo thời gian và số lần xét nghiệm giống như người cách ly.

- Các công việc khác có liên quan.

6. Đối với cán bộ y tế được giao quản lý

- Hàng ngày tiếp nhận thông tin và kiểm tra tình trạng sức khỏe người cách ly, người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly. Hỗ trợ người cách ly đo thân nhiệt nếu người cách ly không tự đo được. Ghi chép kết quả giám sát vào phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày.

- Thực hiện lấy mẫu, xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người cách ly, người chăm sóc, hỗ trợ [nếu có] theo quy định. Việc lấy mẫu xét nghiệm có thể thực hiện trong phòng cách ly hoặc chọn khu vực thông thoáng, cuối hướng gió, đảm bảo không tiếp xúc với người khác, gần phòng cách ly, đảm bảo không làm lây lan dịch bệnh. Vệ sinh khử khuẩn và thu gom chất thải trong quá trình lấy mẫu để xử lý theo quy định.

- Hướng dẫn người cách ly, người chăm sóc, hỗ trợ thu gom chất thải theo hướng dẫn tại Phụ lục 3.

- Báo cáo ngay cho y tế tuyến trên và chính quyền địa phương khi người cách ly, người chăm sóc, hỗ trợ có biểu hiện mắc bệnh như sốt, ho, khó thở và các biểu hiện sức khỏe khác.

- Các nhiệm vụ khác có liên quan.

7. Đối với Ban Chỉ đạo PCD COVID-19 cấp xã, phường, thị trấn

- Thực hiện kiểm tra, xác nhận đảm bảo đủ điều kiện cách ly tại nhà theo quy định tại Mục 3 “Yêu cầu về nhà, căn hộ cách ly”. Ký giấy xác nhận đủ điều kiện đảm bảo cách ly tại nhà [theo mẫu tại Phụ lục 4]. 

- Trình Ban Chỉ đạo PCD COVID-19 cấp huyện/thành phố ban hành hành quyết định cách ly tại nhà đối với các đối tượng áp dụng tại hướng dẫn này.

- Phân công lực lượng công an, quân đội làm Trưởng khu vực, chịu trách nhiệm quản lý chung theo địa bàn người đang cách ly, để đảm bảo công tác an ninh, trật tự, hậu cần…

- Phân công nhóm cán bộ y tế chịu trách nhiệm theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định. Khi có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 cần báo cho Trung tâm Y tế huyện để thực hiện vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở điều trị theo quy định.

- Huy động, phân công nhiệm vụ cho Tổ COVID cộng đồng, các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và các Hội, đoàn thể ở địa phương… để phối hợp tham gia quản lý, giám sát các trường hợp cách ly tại nhà theo địa bàn.

- Cung cấp cho người cách ly, người chăm sóc, hỗ trợ thông tin [họ tên, số điện thoại] của cán bộ y tế chịu trách nhiệm theo dõi sức khỏe để liên hệ.

- Tổ chức quản lý, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về cách ly y tế tại nhà đối với người áp dụng biện pháp cách ly.

- Chỉ đạo tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải của người cách ly tại nhà để xử lý theo quy định: Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, sau đó bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm. Thùng thu gom chất thải lây nhiễm phải có thành cứng, có nắp đậy kín. Các chất thải khác thực hiện thu gom và xử lý theo quy định. Các thùng đựng chất thải phải được thu gom riêng. Trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài. Trường hợp người cách ly xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với SARSCOV-2 thì tất cả chất thải tại phòng cách ly của người này phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm. Sau đó phải thực hiện khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Hỗ trợ vận chuyển, cung cấp nhu yếu phẩm và các yêu cầu cần thiết khác đến nhà ở/hộ gia đình của người cách ly khi được đề nghị.

8. Đối với Ban Chỉ đạo PCD COVID-19 cấp huyện/thành phố

- Ban hành quyết định cách ly, quyết định kết thúc cách ly đối với các đối tượng áp dụng tại hướng dẫn này theo đề xuất của Ban Chỉ đạo PCD COVID-19 cấp xã.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về cách ly y tế tại nhà đối với người áp dụng biện pháp cách ly.

- Huy động các lực lượng Công an, quân đội, y tế để tăng cường xuống các địa bàn cấp xã, phường để thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát các trường cách ly tại nhà đảm bảo an toàn, tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

- Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Trung tâm Y tế huyện vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở điều trị khi có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2.

- Vận chuyển, xử lý chất thải: UBND huyện, thành phố căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để quy định tần suất thu gom, người chịu trách nhiệm thu gom, phương tiện vận chuyển, biện pháp xử lý chất thải của người cách ly bảo đảm yêu cầu. 

Chi tiết xem tại đây, phụ lục

Trần Huân

Video liên quan

Chủ Đề