Cách trị dứt điểm chàm sữa

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị sớm sẽ gây nên những hậu quả nguy hiểm cho làn da bé. Các bậc cha mẹ cần nắm được thông tin cụ thể để có phương hướng chữa trị hiệu quả cho con.

Chàm sữa là bệnh thường hay gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy cách nhận biết trẻ bị chàm sữa và chữa trị như thế nào để bé mau hết bệnh là câu hỏi được các mẹ quan tâm hàng đầu.

Chàm sữa còn có nhiều tên gọi khác như eczema, lác sữa, viêm da cơ địa. Đây là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh khi trẻ từ 3 đến 24 tháng tuổi. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng rất khó điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát. Đây là bệnh viêm da mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần, bạn có thể hiểu đây là một bệnh rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ.

Theo một số nghiên cứu khoa học, bé bị chàm sữa có thể do một số nguyên nhân như sau :

+ Chàm sữa thường xuất hiện ở những bé có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh mề đay, hen suyễn, dị ứng da do thời tiết.
+ Do dị ứng với nguồn thức ăn của mẹ. Nếu mẹ ăn nhiều đồ tanh, hải sản, chất giàu đạm sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa, khiến cơ thể bé không thích ứng được gây ra dị ứng.
+ Một số tác nhân từ bên ngoài như thời tiết, khói bụi, lông động vật chó, mèo hoặc các đồ chơi của trẻ nếu không được vệ sinh kĩ cũng là nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa.

Dấu hiệu ban đầu khi trẻ bị chàm sữa là xuất hiện những nốt mẩn đỏ, khi chạm vào da bé sẽ có cảm giác thô ráp và nổi những vảy nhỏ li ti.

Nếu quan sát, mẹ sẽ thấy bé rất khó chịu, thường hay quơ tay lên mặt như muốn gãi ngứa hoặc chà đầu, mặt vào gối cho đỡ ngứa làm nhiều mụn nước vỡ ra.

Khi mụn nước vỡ sẽ gây bết dính trên vùng chàm tạo thành một lớp hóa sừng bì cứng. Trường hợp này nếu không vệ sinh cẩn thận sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.

Sau khoảng 1 tuần da non tái tạo và bong dần khiến bé rất ngứa và khó chịu, thậm chí nếu nứt nẻ lớn có thể dẫn tới rỉ máu và nhiễm trùng, nếu không được điều trị kịp thời chính xác có thể để lại sẹo sâu trên da của bé.

Bên cạnh đó, khi bị chàm sữa bé có thể cảm thấy khó chịu trong người, ngủ không ngon giấc, thường xuyên quấy khóc, kém ăn.

Có thể bạn quan tâm:

Để điều trị căn bệnh chàm sữa ở trẻ em này, cha mẹ nên tham khảo những biện pháp sau:

Chế độ ăn uống hợp lý:

Mẹ nên tránh cho con sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc lên men như đồ hải sản, trứng, đậu phộng, cà chua,…

Ngoài ra, mẹ cũng nên duy trì cho con bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất, tốt nhất chỉ nên cho bé ăn đa dạng thức ăn từ 6 tháng trở lên.

Sử dụng thuốc để điều trị chàm sữa ở trẻ:

Khi nhận thấy những dấu hiệu chàm sữa, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để khám chính xác nhất tình trạng bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp.

Với mỗi mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ có những loại thuốc đặc trị riêng cho trẻ. Bố mẹ tránh tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc dùng các loại lá dân gian để đắp lên da bé vì da con lúc này rất nhạy cảm.

Để phòng ngừa chàm sữa ở trẻ, mẹ nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh để bụi bẩn, lông vật nuôi bám vào quần áo cũng như đồ chơi của bé.

Mẹ cũng nên hạn chế đồ ăn tanh như trứng, hải sản. các loại nội tạng, mỡ động vật và trứng vịt lộn để tránh gây dị ứng cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ.

Vừa rồi là những thông tin bổ ích giúp mẹ hiểu thêm về căn bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những thông tin bổ ích này có thể giúp mẹ bảo vệ sức khỏe cho con thật tốt.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa là hiện tượng thường gặp ở các bé sơ sinh. Nếu mẹ không kịp thời điều trị đúng cách, sẽ gây ra nhiều biến chứng hết sức nguy hiểm. Vậy chữa như thế nào mới thật sự hiệu quả và an toàn. Cùng đi tìm hiểu nhé!

Theo thống kê có khoảng 20% trong số các bé sơ sinh sẽ bị mắc bệnh chàm sữa. Bệnh này tuy không lây lan nhưng rất khó để điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát lại nhiều lần. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh chàm ở bé sơ sinh điển hình như:

- Các bé sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc bệnh mề đay hay các bệnh dị ứng do thời tiết.

- Bé có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng sẽ có nguy cơ mắc bệnh chàm cao hơn.

- Chế độ dinh dưỡng có quá nhiều chất đạm của mẹ khi cho con bú cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở bé sơ sinh. 

- Các nguyên nhân khác được ghi nhận như: Khói bụi, thời tiết, lông động vật…

Chàm sữa thường phát triển qua 5 giai đoạn. 

Các giai đoạn phát triển của bệnh chàm sữa

Biến chứng nguy hiểm không ngờ của bệnh chàm sữa

Không chỉ ảnh hưởng vấn đề thẩm mỹ, chàm sữa còn khiến mẹ “đau đầu” hơn bởi những biến chứng nguy hiểm con có thể sẽ gặp phải mà mẹ không ngờ tới.

1. Ảnh hưởng đến sự phát triển của bé 

Khi bị bệnh, bé con sẽ luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, bú kém. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển toàn diện của bé con.

2. Chàm sữa nặng sẽ gây bội nhiễm, nhiễm trùng, viêm da mủ

Một trong những biến chứng nặng nề nhất của chàm sữa chính là hiện tượng bội nhiễm. Hiện tượng này xảy ra khi bé liên tục đưa tay lên gãi vào vùng da bị tổn thương, rất dễ gây bội nhiễm. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc tình trạng bệnh bị kéo dài hơn, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và vất vả hơn rất nhiều.


Trường hợp bội nhiễm khi chữa trị chàm sữa không đúng cách


Chàm bội nhiễm sẽ khiến tình trạng rộp da ở bé tăng lên, khiến bé con luôn ở tình trạng mệt mỏi, khó chịu hơn cả trăm lần. Những vết lở loét, trớt da trên má bé có thể lan rộng ra và gây sẹo lõm trên da.

Không những thế, nếu không can thiệp kịp thời, chàm bội nhiễm có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, viêm da mủ kèm sốt cao, ớn lạnh ở bé.

3. Teo da, rạn da và cả suy thận

Khi bé con bị chàm sữa nhiều mẹ thường hay vội vàng dùng các loại kem bôi da để chữa trị. Và corticoid chính là liều thuốc vô cùng hiệu quả giúp giảm bớt các biểu hiện dị ứng ngoài da. Bởi nó hiệu quả nên đôi khi ba mẹ thường hay lạm dụng. 


Corticoid là con dao 2 lưỡi, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ


Tuy nhiên corticoid lại chính là ‘con dao hai lưỡi” đối với các bé, nhất là các bé độ tuổi sơ sinh. Sử dụng corticoid quá liều sẽ khiến hệ miễn dịch của bé suy giảm, gây teo da, tổn thương da khiến da bé dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. 

Hơn nữa corticoid còn khiến hệ thống cân bằng của cơ thể bé bị phá vỡ như nước, muối khoáng, hệ tim mạch, thần kinh, khớp xương đặc biệt là suy giảm tuyến thượng thận.

“Sạch bay” chàm sữa chỉ sau 1 tuần điều trị nghiêm túc

Chàm sữa là bệnh lý khó điều trị dứt điểm và rất dễ tái phát, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc bé ăn uống thường xuyên những chất gây dị ứng. Rất nhiều mẹ chủ quan để đó cho bệnh tự khỏi. Điều này là hoàn toàn sai, bởi đây là một dạng viêm da dị ứng, không nên để lâu, càng kéo dài bệnh càng nặng và càng khó để điều trị dứt điểm. 

Ngay khi con có dấu hiệu bị chàm sữa, mẹ cần:

Giúp bé tránh xa các nhóm thực phẩm có khả năng gây dị ứng để khỏi nhanh chàm sữa


- Luôn cố gắng giữ cho người bé được khô ráo, tránh đổ mồ hôi nhiều đặc biệt là vùng da đang có dấu hiệu bị chàm.

- Thường xuyên thay quần áo, tã bỉm, ga giường và giặt gối thường xuyên cho bé.

- Mẹ không nên tự ý sử dụng kem bôi ngoài da cho con, nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hãy đưa con đi khám bác sĩ để được tư vấn.

- Chỉ dùng sữa tắm lành tính và phù hợp với làn da nhạy cảm của bé sơ sinh. Các chất có trong sữa tắm hóa dược sẽ khiến da con ngày càng khô hơn và dễ bị kích ứng dẫn đến làm chậm hơn quá trình điều trị.

- Tắm và vệ sinh vùng da bị bệnh thường xuyên với Nước tắm thảo dược Yaocare Baby để giảm nhanh các triệu chứng của chàm sữa.


Yaocare Baby là dòng sản phẩm tắm bé được chiết xuất từ 11 loại thảo dược thiên nhiên từ lâu đã được công nhận là khắc tinh của bệnh chàm sữa như Kinh giới, Mướp đắng, Kim ngân, Trà xanh, Hương nhu… Sản phẩm đã được chứng nhận là hiệu quả và an toàn trên cả làn da nhạy cảm nhất bởi Viện Kiểm nghiệm Pasteur TP.HCM.


Yaocare Baby được chiết xuất hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên, không có chất tạo bọt

Cách sử dụng Yaocare Baby chữa dứt điểm chàm sữa chỉ sau 1 tuần

Mẹ phát hiện bệnh càng sớm thì thời gian điều trị sẽ càng ngắn. Cách điều trị lác sữa ở bé sơ sinh cũng cực kỳ đơn giản: 

- Mẹ pha 5ml Yaocare Baby với 5 lít nước sạch khoảng 35 - 36 độ C, tắm gội hàng ngày cho con.

- Song song với đó, mẹ pha 2ml Yaocare Baby với 2 lít nước sạch vệ sinh vùng da bị chàm cho bé đều đặn sau 4 - 5h. 


Hiệu quả thực tế đã được chứng minh qua hàng nghìn mẹ có con bị chàm sữa phản hồi lại: 

- Từ 3 - 5 ngày: giảm ngứa, hồng ban giảm ửng đỏ, đầu mụn khô, bề mặt da săn se lại.

- Từ 5 - 10 ngày: bong tróc nhẹ những vùng da chàm hóa, sừng hóa. Mẹ kết hợp sử dụng kem dưỡng ẩm an toàn để vùng da bé đủ độ ẩm. Nhiều bé có thể sẽ khỏi hoàn toàn trong giai đoạn này.

- Từ 10 - 14 ngày: Với trường hợp chàm nặng, vùng da hết bong tróc, trở về trạng thái bình thường. Da bé đã hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên mẹ vẫn cần tắm và lau người cho bé để chàm sữa không dám quay lại.


Yaocare Baby nhận được nhiều giải thưởng cao quý trong lĩnh vực chăm sóc bé sơ sinh


Yaocare Baby không chỉ giúp mẹ phòng và chữa các bệnh ngoài da cho bé như chàm sữa, hăm tã, mẩn ngứa, rôm sảy… mà còn giúp da bé luôn mịn màng thơm mát, tránh xa muỗi kiến hiệu quả nhờ tinh dầu lưu lại trên da bé sau mỗi lần tắm.


Mẹ còn thắc mắc về bệnh chàm sữa cần giải đáp? Liên hệ ngay 0982.636.036 / 0911.636.036 để được dược sĩ tư vấn 24/7 mẹ nhé! Tìm hiểu thêm về sản phẩm Yaocare Baby tại đây
 

Video liên quan

Chủ Đề