Cách trồng dâu tây Hana nhất

Dâu tây là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng. Với nhu cầu sử dụng các sản phẩm sạch như hiện nay thì cách trồng dâu tây tại nhà là rất cần thiết cho mỗi người.

Hướng dẫn trồng dâu tây


Trồng dâu tây tại nhà cũng không quá khó khăn như bạn nghĩ.

Không thể không kể đến sự ưu chuộng của việc trồng dâu tây tại nhà hiện nay, với việc quả đỏ tươi ngon, cây có thể sử dụng làm cây cảnh khiến nhiều người quan tâm tới cây dâu tây. Để trồng dâu tây tại nhà không hề khó khăn, dưới đây chia sẻ cách trồng dâu tây và chăm sóc cây tại tại nhà.

Chọn chậu và giống cây

Chọn chậu

Loại thích hợp: chậu dài, máng dài để có thể lên luống nhỏ và dài; chậu treo. Quả dâu sẽ được thả sang hai bên chậu, không tiếp xúc với mặt đất, chất lượng và màu sắc quả sẽ tốt hơn.


Nên trồng dâu tây vào máng, chậu.

Dễ trồng, chăm sóc và tưới bón. Thuận tiện cho dâu phát triển và đẻ nhánh [dâu tây là giống cây chia nhánh bẵng cách ra các mầm lan mặt đất và ra rễ]. Có thể tận dụng được những diện tích nhỏ khi treo lên theo diện tích thẳng đứng thì cùng một diện tích có thể bố trí từ 4 - 5 chậu.

Giống cây

Mọi người có thể trồng cây bằng cách tự ươm hạt hoặc mua sẵn cây con về trồng. Lựa chọn hạt giống dâu tây chất lượng có tỷ lệ nảy mầm cao [ tốt nhất lên lựa chọn những hạt giống còn hạn sử dụng, bao bì vẫn còn nguyên, không rách, ẩm...]


Chọn giống dâu tây tốt sẽ thu được hiệu quả cao.

Giá hạt giống dâu tây từ 25.000 đồng/ túi khoảng 30 hạt. Cây con khoảng 80.000 đồng/ cây giống Nhật hoặc New Zealand. Bạn có thể mua hạt và cây con ở các shop online hay các viện nghiên cứu. Nếu chọn giống dâu tây chọn cây từ 10 – 15cm cây chắc khỏe, không sâu bệnh, cây phát triển đều.

Thời vụ

Bạn có thể trồng dâu tây quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất vẫn là khoảng tháng 4 và tháng 5. Sau khoảng 2 tháng, bạn có thể thu hoạch những trái dâu chín mọng đầu tiên.

Đất trồng dâu tây

Mọi người nên dùng loại đất tơi xốp, có thể dùng đất thịt và thỉnh thoảng xới đất cho cây. Có thể dùng đất tribat hoặc dùng đất thường trộn thêm phân bón và xơ dừa, chấu để đất tơi xốp lâu, luôn luôn ẩm, giữ ẩm tốt, nhiều chất dinh dưỡng, có thể bón phân bổ sung.


Cách trồng dâu tây đúng cũng cần phụ thuộc vào cách lựa chọn đất.

Do tính chất ưa ẩm của cây dâu và quả thường mọc thấp nằm trên mặt đất nếu ta trồng bằng chậu tròn nên có thể phủ lên 1 lớp rơm trên bề mặt xung quanh gốc và phía dưới quả. Điều này sẽ giữ ẩm tốt vừa nâng đỡ cho quả.

Kĩ thuật trồng dâu tây trong chậu

Gieo hạt

Qua 2 bước trước tiến hành gieo hạt vào đất sạch và ẩm. Chậu hay khay đựng hạt cần được để khô ráo thoáng mát, có nắng tốt. Tưới nước một ngày một lần vào buổi chiều tối.

Chăm sóc

Dâu tây là loại cây ưu ẩm nển chỉ cần nắng một buổi là đủ. Để cây phát triển tốt nhất là trồng ở nơi nào chỉ có nắng trực tiếp vào nửa ngày. Vì thế dâu tây rất được ưa chuộng trồng trong trậu treo để ban công.


Sau khoảng 2 tháng là có thể thu hoạch những trái dâu chín mọng đầu tiên.

Tưới nước cho cây 2 lần vào sáng và chiều khi hết nắng. Tưới đều ẩm đất, sử dụng các loại nước sạch tránh nguồn nước mương suối dễ gây sâu bệnh, tránh tưới nhiều nước đất úng làm chết cây.

Khi chuyển từ khay ươm sang chậu/luống để trồng cây sẽ có hiện tượng héo rũ do rễ bị đứt nếu chuyển không khéo. Trong 2 đến 3 ngày đầu nên che nắng cho cây, tưới nước đều cây sẽ phát triển bình thường trở lại.

Thường xuyên xới đất cho đất được tơi xốp thoáng cây. Để cây dâu sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục.


Thường xuyên tỉa tót các lá già sâu bệnh.

Sâu bệnh

Trong giai đoạn thu hoạch, để trái lớn đều nên cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tỉa bớt những nụ, hoa, trái dị dạng và sâu bệnh. Thường xuyên tỉa tót các lá già sâu bệnh.

Trong thời gian cây phát triển cần thường xuyên bón phân cho cây bằng một số loại phân hữu cơ hoặc phân lân, ka li... Cần chú ý diệt kiến vì chúng tấn công cây rất nhanh, ăn hết quả kể cả khi quả còn xanh. Nếu trồng bằng chậu dài nên hướng cho quả ra phía thành chậu, quả sẽ phát triển đều và dễ theo dõi tránh sâu bọ.

Cách tách nhánh để trồng chậu mới

Trong quá trình phát triển, dâu tây không chỉ ra hoa và quả, nó còn ra nhánh khi cây đã đủ chất. Đặc biệt, khi nhánh phát triển tốt, mọc dài, nó sẽ tự đâm rễ và tạo cây mới. Trong trường hợp này bạn cần phải tách cách để tạo một chậu mới.

Lưu ý, bạn cần chờ nhánh phát triển khoảng 1 tuần, rễ đâm sâu, có thể độc lập, không cần dinh dưỡng từ cây mẹ mới bắt đầu tách nhánh sang chậu mới. Hoặc nếu chậu trồng dâu tây rộng, bạn vẫn để nhánh con trồng cùng cây mẹ. Khi cây con ra hoa, quả bạn chăm sóc như cây mẹ. Tuyệt đối lúc này không đánh cây vì có thể làm cây bị chột quả.

Thu hoạch

Khi quả chuyển sang màu đỏ sẫm là lúc đã có thể thu hoạch. Dâu tây là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng nên bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như sinh tố, ăn trực tiếp hoặc ép nước đều rất ngon.


Cuối cùng, hãy thưởng thức những quả dâu tây chín mọng, ngon và siêu sạch.

Lợi ích của dâu tây

  • Tốt cho bà bầu: Hãy bổ sung dâu tây vào thực đơn khi mang thai để tạo tiền đề tốt cho sự phát triển em bé. Ăn dâu tây sẽ giúp cung cấp cho hai mẹ con các vitamin và chất khoáng cần thiết.
  • Bổ mắt và giảm quầng thâm: Nếu như bạn đang khổ tâm vì quầng thâm, dâu tây sẽ rất có ích bởi chúng có khả năng chống viêm và làm sáng da. Thêm vào đó, vitamin C trong dâu tây hạn chế các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể.
  • Chống ung thư: Chất chống oxy hóa và kháng viêm trong dâu tây chống lại sự tăng sinh các khối u và ngăn khối u không lan rộng.
  • Giúp sản xuất hormone hạnh phúc: Trầm cảm hình thành từ những cảm xúc tiêu cực. Và bạn có thể chống lại chứng bệnh này bằng các nguyên liệu tự nhiên. Khi cảm thấy buồn rầu, hãy ăn dâu tây. Thành phần trong dâu tây hỗ trợ máu mang dưỡng chất đến não, chống lại sự hình thành homocysteine và làm tăng các hormone hạnh phúc như dopamine và serotonin; giúp bạn tươi tỉnh trở lại.
  • Chống hen và dị ứng: Nếu bạn đã quá mệt mỏi vì uống thuốc chống hen và dị ứng, hãy chuyển sang dâu tây. Nhờ vào các chất kháng viêm, dâu tây làm giảm các triệu chứng như sổ mũi, chảy nước mắt và nổi mề đay.


Dâu tây giúp làm giảm các triệu chứng như sổ mũi, chảy nước mắt... [Ảnh: thedeliciouslife.com].

  • Làm mờ đốm tàn nhang: Nếu bạn muốn xóa các đốm tàn nhang, hãy sử dụng dâu tây kết hợp với các nguyên liệu khác như nước chanh, kem chua, đu đủ hay sữa.
  • Trị mụn: Hãy dành 30 phút để làm và đắp mặt dâu tây, bạn sẽ giúp da bớt mụn và chống lại sự hình thành nếp nhăn. Chất chống oxy hóa trong dâu tây hoạt động hiệu quả hơn khi trực tiếp dùng lên da. Nên dùng mặt nạ dâu tây trong mùa hè để hạn chế tác hại của ánh nắng.
  • Làm chậm quá trình lão hóa: Chúng ta già đi bởi các tế bào trong cơ thể lão hóa. Khi tiếp xúc với ánh mặt trời và ô nhiễm không khí, da càng xấu đi nhanh chóng. Dâu tây sẽ giúp cải thiện điều này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ 30 phút sau khi ăn dâu tây, cơ thể sẽ được tăng cường chất chống oxy hóa.
  • Giảm nguy cơ đau tim: Đau tim là một trong những nguy cơ gây tử vong hàng đầu và cần được đặc biệt lưu ý. Một chế độ ăn hợp lý có thể giúp bạn phòng chống các bệnh tim mạch và dâu tây là thực phẩm không thể bỏ quên. Dâu tây giúp kiểm soát LDL, một loại cholesterol có hại. Vitamin C trong loại quả này còn hỗ trợ lưu thông máu.
  • Làm trắng răng: Vitamin C trong dâu tây ngăn ngừa ố răng. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp dâu tây và baking soda để giúp răng trắng hơn.

Hướng dẫn cách chăm sóc hoa đào sau Tết

Cách trồng và chăm sóc cây quất cảnh sau Tết

Hướng dẫn cách chăm sóc hoa mai sau Tết

Cập nhật: 19/02/2021 Tổng Hợp

Dâu tây là loài quả đẹp mắt, lành tính được nhiều người lựa chọn trồng với mục đích là lấy quả và trang trí. Đây là loại cây mà nhiều người lầm tưởng chúng chỉ trồng được ở vùng  lạnh như Đà Lạt, Sapa nhưng hiện nay đã có hạt giống dâu tay chịu nhiệt dễ trồng và cho chúng ta năng suất rất cao. Nhờ vậy mà được rất nhiều người chọn mua, hôm nay hãy cùng Fao tìm hiểu về cách trồng dâu tây chịu nhiệt này nhé…!

Cách trồng dâu tây chịu nhiệt hiệu quả nhất

1. Chọn chậu và giống dâu tây chịu nhiệt

Loại chậu phù hợp: Chậu dài hoặc chậu treo, máng dài để có thể dễ dàng lên luống nhỏ và dài.

a. Ưu điểm khi trồng dâu tây chịu nhiệt trong chậu

Bạn sẽ có được những ưu tiên sau đay khi bạn sử dụng giống dâu tây chịu nóng để trồng dâu tây đó:

  • Quả dâu được thả xung quanh chậu, không hề tiếp xúc với mặt đất, chất lượng cũng như màu sắc quả sẽ tốt hơn. Việc trồng, chăm sóc và tưới bón cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Thuận lợi cho dâu có thể phát triển và đẻ nhánh [dâu tây là giống cây chia nhánh bằng cách ra các mầm lan trên mặt đất và ra rễ].
  • Có thể tận dụng được những diện tích nhỏ để trồng, khi treo cây lên thì cheo theo phương thẳng đứng, như vậy cùng một diện tích có thể bố trí tới 4 đến 5 chậu. Và có nhiều người trồng với mục đích là trang trí ở ban công nữa.

b. Ươm hạt dâu tây chịu nhiệt

Trước khi tiến hành gieo hạt giống dâu tây chịu nhiệt bạn cần xới tơi đất, cho đất vào trong chậu và tưới đẫm nước. Tiếp đó là lấy hạt gieo dưới lớp đất mỏng.

Và nếu gieo bằng khay đựng dài hoặc ngoài vườn, thì khoảng cách mỗi cây khoảng 15cm để cây có thể phát triển về sau. Tưới nước theo định kì 1 ngày 1 lần vào buổi tối.

2. Vị trí nên trồng dâu tây chịu nhiệt

Bình thường dâu tây chịu hạn và ưa ẩm rất kém. Nhưng đây hạt giống dâu tây chịu nhiệt này chịu nhiệt cực tốt nên bạn có thể trồng chúng ở bất kì đâu cũng được nhưng nhớ đừng quá 40 độ.

Tốt nhất bạn nên trồng cây ở những nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng bởi nếu thiếu nắng cây sẽ vàng lá, sinh trưởng chậm và không cho quả, lưu ý thời gian chiếu sáng không được quá 12 giờ/ngày. Không để cây ở những nơi có ánh đèn vào buổi tối bởi cây sẽ phát triển mạnh nhưng không cho trái.

Vị trí phù hợp có thể tham khảo: cửa sổ, ban công – chỉ có ánh nắng vào buổi sáng hoặc chiều. Nếu trồng dâu tây ngoài trời hay trong vườn nên trồng chúng dưới bóng những cây to nhưng vẫn có nắng chiếu vào ở mức độ vừa phải và có thể giữ ẩm tốt.

4, Đất trồng dâu tây chịu nhiệt

Bạn nên sử dụng những loại đất tơi xốp, có thể dùng đất thịt và thi thoảng xới đất cho tơi. Hay bạn cũng có thể dùng đất tribat, đất thường được trộn thêm phân bón và chấu, xơ dừa để đất tơi xốp lâu, luôn luôn có độ ẩm, giữ ẩm tốt, nhiều chất dinh dưỡng, không bón quá nhiều phân trong một lượt, có thể tiến hành bón phân bổ sung.

Trước khi thực hiện trồng cây có thể trộn thêm vào đất phân bón hoặc phân bón lót với liều lượng ít để giúp cây có đà phát triển tốt. Có thể trộn thêm phân chuồng đã ủ hoai, trấu, xơ dừa cùng với đất giúp đất tơi xốp lâu hơn.

Do sau mỗi mùa thu hoạch thì cây hoặc quả đẻ nhánh nên phải xới đất xung quanh cho cây, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng việc bón thêm phân.

Cây dâu có tính chất ưa ẩm và quả thường mọc thấp nằm ngay trên mặt đất, nếu bạn trồng chúng bằng chậu tròn nên phủ lên trên bề mặt xung quanh gốc và phía dưới quả 1 lớp rơm vừa giúp giữ ẩm tốt vừa nâng đỡ cho quả.

4, Tưới nước cho dâu tây

Thường tiến hành tưới nước cho cây vào buổi chiều khi nắng đã tắt, tưới thật ẩm đất, nếu đất trồng dâu tây của bạn giữ ẩm kém có thể tưới thêm 1 lần nữa vào buổi sáng. Có thể sử dụng nước vo gạo để tưới cho cây, nước gạo sẽ lên men trong đất giúp cây phất triển tốt hơn rất nhiều.

Tuy nhiên chỉ tưới nước gạo khi cây đã trồng được 1 tuần. Không tưới nếu cây chưa bám rễ.

Chăm sóc dâu tây sau khi trồng với cách đơn giản

Mới trồng: Cây thường bị héo vì mới tách hoặc bị đứt rễ khi trồng, vì vậy bạn nên sử dụng bìa, xốp, … che nắng cho cây trong vòng 2 tới 3 ngày đầu. Nhớ thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm cho cây.

Sau khoảng 1 thời gian ngắn cây phát triển rất nhanh và ra nhánh hoặc cho quả:

Ra hoa, quả: Bạn cần thường xuyên quan sát cây, chú ý diệt kiến vì chúng xâm nhập vào cây rất nhanh, chúng sẽ ăn hết quả kể cả khi quả còn xanh. Nếu trồng bằng chậu dài nên hướng quả ra phía ngoài thành chậu, quả sẽ phát triển đều và dễ dàng theo dõi, tránh sâu bọ.

Nếu trồng bằng chậu tròn thì bạn tìm que chống quả để cách biệt với mặt đất. Nếu trên 1 cành ra quá nhiều hoa, quả con thì nên ngắt bớt để số lượng tối đa là 3 quả thì cây mới có thể tập chung nuôi và hiệu quả mang lại cao.

Nếu để nhiều quả trên một cây chúng cũng sẽ tự chột và cháy vừa mất chất nuôi dưỡng của cây mà các quả khác cũng không được sinh trưởng đầy đủ.

Nếu chịu khó chăm sóc từ 5 đến 6 cây con thì chỉ sau 3 tới 4 tháng là bạn sẽ thấy thay đổi rất nhiều. Cây có thể cùng lúc vừa cho ra nhánh và ra quả: trong trường hợp này bạn cứ để cây con phát triển bình thường, tuyệt đối không động chạm mạnh vào cây lúc này, sẽ làm chột quả và chết cây.

Sau khi hái quả, có thể động chạm cây như bình thường.

Phương pháp bón phân dâu tây chịu nhiệt

Sử dụng phân bón có bán sẵn tại các của hàng vật tư nông nghiệp hay những quán thuốc bảo vệ thực vật uy tín, chất lượng.

Dùng phân gà đã ủ hoai trộn lẫn với đất theo liều lượng vừa phải, không được lạm dụng quá nhiều phân bón vì sẽ gây nóng và dẫn tới chết cây.

Không được bón phân khi chưa được ủ hoai bởi có nhiều vi khuẩn, sẽ khiến cây xót và bị chết.

Khi cây bị sâu bệnh và vàng lá

Thường xuyên quan sát cây để tìm và diệt sâu bằng những loại thuốc chuyên dụng có bán tại các của hàng vật tư nông nghiệp. Phun thuốc diệt côn trùng nhưng không được ăn quả ngay sau phun, không tiến hành phun thuốc khi quả đang chín.

Khi cây có những lá vàng: cây thiếu nắng, thiếu chất, thiếu nước.

Cây mọc quá dầy: tiến hành tỉa bớt lá già, tách cây con trồng ra chậu mới.

Quả và cây con

Cây con và qủa ra quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa, do lúc đó có độ ẩm cao. Chất lượng quả phụ thuộc nhiều vào chất đất, giống cây, cách chăm sóc và thời tiết. Quả mùa hè thường có vị ngọt hơn nhưng trái nhỏ hơn.

Nếu thời tiết có quá nhiều nắng thì quả sẽ bị táp, có màu vàng cam, sạm vỏ và không phát triển. Mùa đông quả sẽ to hơn nhưng cũng chua hơn. Có thể sử dụng để ngâm đường làm mứt, làm mặt nạ chăm sócda,…

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng dâu tây chịu nhiệt cũng như kỹ thuật trồng dâu tây chịu nhiệt rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây dâu tây xanh tốt cùng những trái dâu thơm ngon, ngọt miệng nhé. Chúc các bạn thành công!


NHẬP "TỪ KHÓA" BẠN CẦN TÌM KIẾM

Video liên quan

Chủ Đề