Cách xác định chân quạt điều hòa

Bloc máy nén lạnh là  một linh kiện quan trọng  của điều hòa ,tủ lạnh . Điều hòa tủ lạnh sau khi hoạt động trong thời gian dài  bloc hay bị hỏng hoặc công suất kém dần  bloc hay bị ăn dòng gây hao tổn điện năng . Chính vì thế ta phải thay thế bloc khác . Để thay thế bloc khác thợ điện lạnh phải tính toán lựa chọn  bloc  sao cho phù hợp với công suất máy, tuy nhiên những bloc mới được nhà sản xuất đánh dấu các cực đấu điện ngời vỏ bloc còn các bloc cũ bị mờ ,mất tem  mác nên thợ sửa điều hòa phải đo xác định bằng đồng hồ để đấu điện cho chính xác.

Cách xác định chân C [chung] R [chạy] R [đề] của Block điều hòa máy lạnh:

Block nén máy lạnh [máy nén kín] 1 pha có 3 cọc tiếp điện trên vỏ, sau một thời gian sẽ mờ kí hiệu hoặc một số loại không được đánh dấu đầu nào là đầu chung C [common], khởi động S [start] và làm việc R [run]. Vì vậy trước khi thử máy nén công việc đầu tiên là phải xác định các cọc C,S,R của động cơ. Vật tư điện lạnh Tín Quang đã tổng hợp được các phương pháp sau:

Cách 1: Xác định chân C R S dựa vào nắp chụp bằng nhựa, hoặc vành cao su gắn trên máy nén.

Nếu như làm việc quen với động cơ máy nén tủ lạnh , điều hòa anh chị có thể dễ dàng nhận ra trong các cọc cắm ở block xẽ có các ký hiệu tại các cọc đấu là S , C , R. Trên nắp chụp nhựa hoặc vành cao su của máy nén có ký hiệu C R S tương đương với:

* C = Common: Chân Chung * R = Run: Chân Chạy

* S = Start: Chân Đề

Cách 2: Xác định C R S dựa vào màu dây:

Đối với máy lạnh một số hãng họ qui định màu dây: – Dây màu trăng: Gắn vào chân chung – Dây xanh: Gắn vào chân chạy

– Dây màu đỏ: Gắn vào chân đề

Một số Block máy nén điều hòa máy lạnh thông dụng nhất hiện nay:

Máy nén lạnh Ga-le Rotary: Liên Hệ

Máy nén lạnh PISTON: Liên Hệ

Máy nén lạnh xoắn ốc SCROLL: Liên Hệ

Cách 3: Xác định C R S bằng phương pháp đo điện trở:

Đây là phương pháp chính xác nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất nên sử dụng. Dụng cụ rất đơn giản là sử dụng động hồ vạn năng.

Bước 1: Lần lượt đo vào 3 cặp chân của động cơ ta sẽ có lần lượt 3 giá trị điện trở khi đó có mật lần đo có giá trị điện trở lớn nhất đó là 2 chân chạy và đề , chân còn lại là chân chung .

Ví dụ : đo 1-2 = 10 , 1 – 3 = 15 , 2-3 = 20 thì 2 và 3 có giá trị điện trở lớn nhất xác định rằng 1 là chân chung .

Bước 2: Xác định 2 chân còn lại là chân chạy và đề ta chỉ cần đo từ chân chung [1] ra 2 chân còn lại lần đo lnaof có giá trị lớn hơn đó là chân đề và tất nhiên chân có giá trị điện trở nhỏ hơn là chân chạy . 

Ví dụ : đo 1-2 = 15 , 1-3 = 20 thì 1,3 có giá trị điện trở lớn nhất 3 sẽ là chân đề , 1,2 có giá trị điện trở nhỏ hơn 2 là chân chạy

Các lỗi thường gặp dẫn đến hư hỏng của block máy nén điều hòa. Xem thêm...

Cách 4: Phương pháp đo cường độ dòng điện.

ếu không có đồng hồ vạn năng thì phải dùng phương pháp đo cường độ dòng điện, nhưng phương pháp này kém chính xác hơn vì dòng điện không chỉ phụ thuộc vào điện trở mà còn phụ thuộc vào điện cảm của cuộn dây. Phương pháp nhận biết các đầu dây như trên nhưng với giá trị ngược lại vì dòng điện tỉ lệ nghịch với điện trở cuộn dây:

- Sử dụng một nguồn điện xoay chiều 220V, 110V hoặc một chiều 12V, 6V như pin hoặc ắc quy.

- Chọn ampe kế phù hợp. [Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn] - Nối nguồn điện và tìm 2 cọc có dòng điện nhỏ nhất, cọc còn lại sẽ là cọc C.

- Từ cọc C tìm dòng lớn ta sẽ tìm được cọc R.

- Cọc còn lại sẽ là cọc S [có dòng nhỏ hơn].

- Đánh dấu các cọc đã xác định.

Cách 5:  Dùng đèn thử:

Thực chất đây là phương pháp đo cường độ dòng điện nhưng thay vì dùng ampe kế, ta mắc vào đó một bóng đèn phù hợp và nhận biết dòng lớn bé qua độ sáng của bóng đèn.

- Chuẩn bị nguồn điện, bóng đèn và dây dẫn phù hợp.

- Nối nguồn điện cho 2 cọc bất kỳ, tìm 2 cọc có độ sáng lớn nhất. Cọc còn lại là cọc C.

- Từ cọc C, nối ra 2 cọc còn lại, cọc nào cho đèn sáng hơn là cọc R.

- Cọc nào cho đèn tối hơn là cọc S.

- Đánh dấu các cọc đã xác định.

Như vậy với những cách mà Vật tư điện lạnh Tín Quang đã tổng hợp ở trên hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng xác định ngay được chân chung , chạy , đề cho động cơ điều hòa , tủ lạnh , máy giặt hoặc bất kì động cơ 1 pha nào mà các bạn muốn .

Nếu bạn mới vào nghề sửa chữa điện lạnh chưa biết cách xác định chân chung, chạy, đề ở 1 block hay một động cơ bất kỳ nào. Bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo của 1 block tủ lạnh, điều hòa ….Xin gửi đến các bạn cách kiểm tra chân chung chạy đề để cắm rắc nguồn chuẩn nhất.

Cách xác định chân chung chạy đề ở điều hòa và tủ lạnh chuẩn 100%

Block của tủ lạnh hay, block của điều hòa, quạt điều hòa nó đều có sơ đồ chân và các cuộn như hình ảnh bên trên.

  1. Đối với chân thì chúng đều có 3 chân đó là chân A, B và C đối với 3 chân này người ta gọi chúng là chân chung, chân chạy và chân đề.
  2. Nói về cuộn thì chúng có 2 cuộn đó là cuộn AB và cuộn AC người ta gọi 2 cuộn này là cuộn chạy và cuộn đề.

Bây giờ việc của chúng ta là đi xác định chân nào là chân chung, chân nào là chân chạy, chân nào là chân đề để chúng ta có thể cắm điện để cho động cơ có thể hoạt động được.

Lưu ý : Nếu chúng ta xác định chân không chính xác khi ta cắm điện rất dễ gây cho chết động cơ nên các bạn cần xác định đúng, chuẩn trước khi cắm.

1. Cách xá định chân chung ở block

Dùng đồng hồ đo vạn năng ta đo làm 3 lần [ như hình vẽ trên] ta sẽ đo chân A với chân B sẽ cho ta một giá trị điện trở, đo chan A với chân C chúng ta lại có được một giá trị điện trở, tiếp theo ta đo từ chân B đến chân C chúng ta lại được 1 giá trị điện trở nữa.

+ Lúc này ta sẽ nhớ lại trong 3 lần đo: AB, AC, BC nếu lần đo nào cho chúng ta giá trị điện trở lớn nhất thì cái chân còn lại mà chúng ta không đo sẽ là chân chung.

Ví dụ : Đo chân AB = 10 ôm, AC 12 ôm và BC 20 ôm. Như vậy chúng ta kết luận chân BC là chân có giá trị điện trở lớn nhất nên chân còn lại là chân A. Và chân A sẽ là chân chung.

2. Cách xác định chân chạy, chân đề

Dùng đồng hồ đo vạn năng chúng ta đo từ chân chung mà chúng ta vừa xá định được ra 2 chân còn lại của động cơ nếu phép đo nào cho chúng ta có giá trị điện trở nhỏ hơn thì chân mà chúng ta đang đo từ chân chung ra sẽ là chân chạy còn chân còn lại tất nhiên là chân đề.

Ví dụ : Như số đô ở trên ta đo từ chân chung là chân A ra chân B là 10 ôm và từ A đo ra chân C là 12 ôm. Thì chúng ta có thể nói là cặp đo AB có giá trị điện trở nhỏ hơn so với AC nên chân B sẽ là chân chạy còn chân C sẽ là chân đề.

Bạn xem thêm bài viết này để hiểu hơn về block tủ lạnh : //dienlanhaz.vn/hoc-nghe-dien-lanh/block-tu-lanh/

Các bạn có thể xem thêm video mà chúng tôi làm thực tế tại đây:

Nếu bài viết này hay bạn nhớ share để cho mọi người cùng tìm hiểu nhé. Chúc các bạn học nghề thành công.

Video liên quan

Chủ Đề