Cách xử lý bồn nước bị nứt

Cách dán bồn chứa nước nhựa - Bồn chứa nước là một trong những sản phẩm thông dụng nhất hiện nay trong việc chứa nước sạch. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng bồn nhựa không thể tránh khỏi tình trạng bồn nước nhựa bị rò rỉ, chảy nước. Để khắc phục tình trạng này chúng ta cùng tìm hiểu một số cách hữu hiệu nhất để dán bồn nước nhựa  dưới đây nhé.

KEO DÁN BỒN NƯỚC NHỰA LOẠI NÀO LÀ TỐT NHẤT?

Khi đã sử dụng được một thời gian chúng ta sẽ thấy bồn nhựa sẽ có biểu hiện bị nứt và rò rỉ chảy nước, nhựa lâu ngày sử dụng sẽ bị lão hóa và áp lực nước bên trong đè nén gây hư hại.

Có một loại keo dán đa năng cho bồn nước nhựa mà bạn có thể sử dụng để dán bồn chứa nước hiệu quả. Đây là cách xử lý bồn một cách nhanh chóng và vô cùng dễ dàng có thể ai cũng xử lý được và tiết kiệm chi phí không phải thuê thợ hàn đến tận nhà để hàn.

Keo dán đa năng  rất chắc chắn, keo có thể chịu được áp lực nước sau khi chúng ta tiến hành bơm nước vào bồn để dùng, keo dán sau khi để khô thì sẽ sử dụng lại bình thường, không lo bị bong tróc rò rỉ như trước khi chưa dùng keo.

=> Có thể bạn quan tâm: Có nên sử dụng bồn nước nhựa không? Bồn nước nhựa loại nào tốt?

Sử dụng keo dán đa năng để dán bồn nước nhựa là một phương pháp khá hiệu quả

CÁCH DÁN BỒN NƯỚC NHỰA BẰNG KEO DÁN ĐA NĂNG NHƯ THẾ NÀO?

Để xử lý việc bồn nước bị rò rỉ và chảy nước chúng ta có thể sử dụng keo dán đa năng, keo dán bồn vô cùng tiện lợi, tuy nhiên chúng ta phải cẩn thận và tỉ mỉ trải qua từng bước mới đảm bảo bồn không bị rò rỉ trở lại và thời gian sử dụng được lâu hơn.

Bước 1:

Vệ sinh bồn nước sạch sẽ, chỗ bị rò rỉ phải làm phẳng và để khô. Chúng ta có thể lấy giấy nhám đánh phẳng, làm khô hoàn toàn trước khi dán.

Bước 2:

Cắt một miếng nhựa PVC vừa vặn với vết nứt, chỗ rò rỉ, miếng nhựa dẻo sẽ dùng chung với keo hàn bồn nước .

Bước 3:

Dùng cọ quẹt lên chỗ cần dán quét nhựa dẻo lên đó, quét vừa tay không cần dày quá.

Bước 4:

Sau khi vết quét đã khô chúng ta tiến hành vá như vá săm xe

Bước 5:

Dán miếng nhựa dẻo lên trên chỗ bị rò rỉ, dán cẩn thận sao cho khít với nhau, không bị hở 

Bước cuối cùng: Sau khi keo khô chúng ta mới được mang bồn ra sử dụng lại, càng khô càng tốt bồn nước sẽ bền hơn, keo càng dính chắc càng sử dụng được lâu.

Lưu ý: Khi thực hiện dán keo chúng ta có thể dán cả mặt trong lẫn bên ngoài để đảm bảo thời gian sử dụng bồn nước được kéo dài. 

=> Xem thêm: Giá bồn nước nhựa Đại Thành - Sơn Hà - Toàn Mỹ mới nhất tại đây

Hàn - Dán bồn nước nhựa để xử lý việc rò rỉ nước

TẠI SAO NÊN XỬ LÝ HÀN - DÁN BỒN NƯỚC NHỰA KHI BỊ RÒ RỈ

Bồn nước nhựa không quá đắt nhưng cũng không phải giá rẻ, khi bồn nước xảy ra sự cố sẽ gây ra rất nhiều những bất lợi cho người sử dụng. Với bồn nhựa khả năng rò rỉ sau thời gian sử dụng sẽ cao hơn so với các loại bồn nước khác.

  • Khi bồn nước bị rò rỉ sẽ gây hao tốn tiền, không có nước phục vụ  sinh hoạt hằng ngày.

  • Nước chảy ra ngoài sẽ ẩm ướt gây ra hiện tượng mọc rêu mốc xung quanh bồn làm bẩn bồn và bám mốc, bồn nước sẽ nhanh bị hư hỏng hơn so với bình thường.

  • Khi xảy ra hiện tượng rò rỉ chúng ta phải kiểm tra, xác định đúng nguyên nhân để khắc phục, hạn chế thấp nhất khả năng để quá lâu bồn nước sẽ bị hư hỏng nặng không thể dán keo hay hàn được nữa.

Qua đây, hi vọng các bạn sẽ có thêm một kinh nghiệm để dán bồn nước nhựa đặc biệt là bồn nước nhựa rất hay gặp trường hợp bị rò rỉ chảy nước ra ngoài. Chúng tôi đưa ra các cách để khách hàng có thể tự mình khắc phục xử lý trường hợp bồn nước bị rỉ và chảy nước khi gặp sự cố. 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho các bể nước của nhiều gia đình có hiện tượng bị nứt, làm cho nước bị rò rỉ nước ra bên ngoài. Vậy khi bể nước của bạn bị nứt, chúng ta xử lý bể nước bị rò rỉ như thể nào để đem đến hiệu quả tốt nhất, tiết kiệm chi phí nhất?

Các bạn hãy cùng Gọi Thợ 24/7 tham khảo bài viết cách chữa bể nước bị nứt dưới đây nhé! Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số cách chống thấm bể nước bị nứt đơn giản, hiệu quả, dễ áp dụng.

Mục lục

Nguyên nhân khiến bể nước bị nứt:

  • Kết cấu bê tông cốt thép trong điều kiện khí hậu nhiệt ẩm nước có thể bị biến dạng do co nở thường xuyên. Sự co nở liên tục này lâu dần khiến bê tông bị nứt bể.
  • Khi móng lún không đều giữa các cột, nhà bị xoắn có thể khiến cho nền và tường bê tông của bể nước bị ảnh hưởng.
  • Tải trọng và tác động lớn ảnh hưởng tới bề rộng khe nứt và sự phân bố vết nứt.
  • Do chất lượng thi công tại khe co giãn, tại mạch ngừng không tốt. Do chống thấm không đúng kỹ thuật hoặc không thực hiện chống thấm.
  • Quá trình đổ bê tông không được kiểm soát chặt chẽ về kỹ thuật khiến bê tông dễ bị rỗ và lâu dần tạo vết nứt khi chịu các tác động khác.
  • Thi công bê tông tường có chiều dày lớn mà không được tạo các khe co giãn mạch dừng.
  • Lớp vật liệu chống thấm lâu ngày đã bị hư hỏng hay kết cấu be tông đã quá cũ kỹ và xuống cấp…
Nguyên nhân vì sao bể nước bị nứt?

Nếu các nguyên nhân này không được xử lý kịp thời và triệt để thì điều gì sẽ xảy ra, đó là: nước từ bể bơi có thể thấm sang các vùng lân cận, lâu dần có thể gây sụp lún, thấm dột các công trình khác; Là nơi xâm nhập của các tạp chất, vi khuẩn gây ô nhiễm nguồn nước [đặc biệt nguy hại cho bể nước ăn].

Như vậy, dù bị thấm ở mức độ nào thì việc chống thấm cho bể nước bị nứt cần phải được tiến hành xử lý ngay lập tức.

Quy trình xử lý bể nước bị nứt gây rò rỉ cơ bản, hiệu quả:

Khi bể nước gia đình bị nứt, cần được xử lý ngay và không nên tiếp tục sử dụng bể nhằm tránh các tác hại xấu đến các bộ phận công trình khác. Cụ thể cần:

Bước 1: Kiểm tra điểm thấm.

  • Khóa đường nước lại ngay.
  • Xả hết nước trong bể chứa ra ngoài bằng cách tháo valve xả đáy hoặc dùng máy bơm hút hết nước ra.
  • Kiểm tra thật kỹ xem có vết nứt bê tông, vết nứt tường, quan sát các vị trí rò rỉ nước và đánh dấu lại.

Bước 2: Chuẩn bị vật liệu chống thấm bể nước bị nứt.

  • Tiến hành chuẩn bị các vật liệu chống thấm phù hợp cho tình trạng thấm dột của bể nước.
  • Có thể dùng các loại màng polyme, btum, keo…các dung dịch tạo màng chống thấm; Hay dùng dung dịch thẩm thấu tạo màng silicat; Hay các loại vật liệu gốc xi măng, thẩm thấu kết tinh trong bê tông chống thấm…
Quy trình xử lý chống thấm bể nước bị nứt

Bước 3: Chuẩn bị bề mặt trước khi chống thấm bể bị nứt.

Để trát bể nước và chống thấm xử lý bể nước bị dò rỉ hiệu quả. Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi chống thấm bể phải đạt chuẩn yêu cầu sau:

  • Làm sạch sẽ, các vị trí bê tông rỗng, bề mặt bê tông kém chất lượng không được chét vữa xi măng.
  • Tiến hành đục sạch sẽ lớp vữa xi măng, ma via bê tông, để trơ bê tông bằng các dụng cụ máy đục, máy cắt, búa, đục nhọn, chổi sắt…
  • Có thể loại bỏ tạp chất bằng máy hút bụi và dùng thêm dung dịch làm sạch nếu cần thiết.
  • Sử dụng vòi xịt cao áp để loại bỏ bụi bẩn, cát, đất… trên bề mặt vết nứt.
  • Với các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn [nếu có] cần đục theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm. Sau đó vệ sinh sạch sẽ tạp chất cho toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm.
  • Dùng keo chống thấm hay các vật liệu chống thấm phù hợp để trám kín các khe nứt.
  • Cung cấp độ ẩm nhất định cho bề mặt bê tông và đảm bảo không gây đọng nước.

Bước 4: Tiến hành chống thấm bể nước bị nứt.

  • Quét 2 lớp chống thấm để tạo độ mịn màng cho bề mặt bê tông. Quét 2 lớp vuông góc với nhau theo hướng từ trên xuống dưới. Lớp thứ 2 bắt đầu quét sau khi lớp thứ 1 đã khô khoảng 2 – 24h. Tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng.
  • Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Tùy theo quy định mỗi sản phẩm sẽ có cách pha trộn sao cho phù hợp [giao động mỗi lớp là từ 1 – 2kg].
  • Cuối cùng liều lượng để hoàn thiện bề mặt khoảng từ 2 – 6kg/m2 [Tùy từng loại và yêu cầu thi công từ 2 – 3 lớp].
  • Nên chia lượng vật liệu ra thành nhiều xô để nhiều người cùng làm 1 lúc, và cũng không nên trộn quá nhiều vật liệu 1 lúc, tránh trường hợp làm không hết.
  • Cần phủ thêm 1 lớp vữa [xi măng + cát] trước khi sơn hoàn thiện.

Bước 5: Bảo dưỡng bể nước sau chống thấm.

  • Cần thực hiện bảo dưỡng công trình sau chống thấm để đảm bảo chất lượng vật liệu, tạo được sự kết dính với bề mặt chống thấm một cách hoàn toàn.
  • Nên phun nước thường xuyên hoặc dùng bao, túi nilong ướt để che phủ tránh bề mặt bị khô.

Tùy theo mỗi loại vật liệu chống thấm được sử dụng sẽ có cách chống thấm khác nhau. Tuy nhiên, quy trình trên là quy trình chung cần được tuân theo trước khi chống thấm bằng bất kì vật liệu chống thấm nào. Quy trình chống thấm cho từng vật liệu cụ thể sẽ được thông tin chi tiết bên dưới.

Cách xử lý bể nước bị nứt rò rỉ bằng các vật liệu chống thấm chuyên dụng:

Có rất nhiều vật liệu chống thấm bể nước mang lại hiệu quả cao hiện nay. Tuy nhiên để chống thấm bể nước bị nứt hiệu quả, ta cần sử dụng các vật liệu chống thấm với từng cách chữa bể nước bị nứt phù hợp dưới đây.

Cách chống thấm bể nước bị nứt bằng vật liệu Facom:

  • Facom là vật liệu phụ gia cho chống thấm ngược ở dạng dung dịch. Là sản phẩm có tính chống thấm và kháng nước cao, đảm bảo cho công trình chống thấm có chất lượng lâu dài.
  • Thường sử dụng để chống thấm thuận – nghịch cho các bề mặt bê tông, tường xi măng, nền, các chỗ có áp lực nước cao như bể bơi, bể chứa nước, bồn nước, bể nước ăn…bị nứt với chi phí mua sản phẩm phải chăng.
  • Quy trình chống thấm bằng Facom cũng rất đơn giản, để mang lại hiệu quả chống thấm chất lượng cần: Trộn vật liệu Facom vào bê tông, vữa xi măng vàng kết hợp lại -> Sau đó trét hỗn hợp lên bể nước phần bị nứt để xử lý chỗ bị rò rỉ -> Để khô và cần che chắn để tránh môi trường bụi bẩn bên ngoài tác động vào.
Sử dụng vật liệu chống thấm facom để xử lý bể nước bị nứt

Cách chống thấm vết nứt của bể nước bằng vật liệu Sika:

Vật liệu chống thấm Sika được sử dụng để xử lý bể nước bị nứt, rò rỉ nước ra bên ngoài.

Vật liệu này sika này có rất nhiều loại khác nhau, không phải loại cũng giúp xử lý vết nứt ở bể nước được. Chính vì vậy ta cần chọn đúng loại như: Sikatop Seal 107, loại này gồm có 2 thành phần và một vật liệu chuyên dụng khác như chất kết dính Sika Latex, băng cản nước…

Cách chống thấm bằng loại vật liệu này cũng tương đối đơn giản, cụ thể:

  • Pha vật liệu Sikatop Seal 107 ở dạng bột pha với dung dịch đi kèm theo sản phẩm theo đúng tỉ lệ được hướng dẫn và khuấy tay.
  • Sau đó trát hỗn hợp này lên vùng bị nứt, tiến hành từ 2 – 3 lớp, mỗi lớp cách nhau từ 2 – 4 tiếng để lớp trước được khô hoàn toàn.
  • Khi đã trát xong 3 lớp, ta đợi sau 1 ngày để vật liệu được khô hẳn rồi mới tiến hành nghiệm thu và kiểm tra chất lượng.
  • Với cách xử lý bể nước bị nứt bằng vật liệu sika, nếu ta làm tốt thì chắc chắn đảm bảo thời gian sử dụng sẽ rất lâu dài, an toàn cho nguồn nước sạch trong bể, không gây hại cho con người.
Dùng sika để chống thấm bể nước bị nứt rò rỉ

Cách xử lý bể nước bị nứt gây rò rỉ bằng vật liệu keo dán gạch:

Keo dán gạch sẽ giúp giải quyết bể nước bị rò rỉ do các vết nứt dễ dàng, hiệu quả. Bởi vật liệu này có khả năng chịu được áp lực bên trong, cũng như bên ngoài với độ sâu khoảng 50 mét dưới nước.

Phù hợp dùng để chống thấm cho bể nước, và sử dụng để lát gạch dưới đáy hồ bơi, không gây độc hại cho nguồn nước sử dụng.

Quy trình xử lý bể nước bị nứt khi sử dụng vật liệu này cũng tương đối đơn giản, cụ thể:

  • Với bề mặt mới, đảm bảo bề mặt khô hoàn toàn sau ít nhất là 28 ngày xây dựng.
  • Tiến hành dùng keo dán gạch để trám kín các vết nứt trong bể nước.
  • Sau đó quét lớp vữa chống thấm Weber.dry tex lần lượt 2 lớp, các lớp phải quét theo phương vuông góc với nhau. Quét cho cả bề mặt bên trong và bên ngoài vết nứt.
  • Để bề mặt khô hoàn toàn trong khoảng 4 – 7 ngày, rồi mới nghiệm thu.
  • Cho nước vào trong bể tới ngập nơi bị nứt, để sau 24 giờ nếu không có hiện tượng rò rỉ nước từ vết nứt thì chứng tỏ quá trình chống thấm đã thành công.
Keo dán gạch có thể xử lý vết nứt bể nước hiệu quả

Cách chống thấm bể nước bị nứt bằng keo epoxy:

Keo chống thấm expoxy, polyme là phương án khá hiệu quả trong việc sử dụng để xử lý vấn đề rò rỉ bể nước do bị nứt.

Đây là một trong những vật liệu chống thấm rất an toàn cho người sử dụng, giúp liên kết chặc dính giữa bê tông cũ và mới.

Quy trình chống thấm bể nước bị nứt bằng Epoxy rất dễ thi công, giúp rút ngắn thời gian xử lý vấn đề rò rỉ của bể nước chỉ qua các bước đơn giản sau:

  • Xử lý bề mặt vết nứt bằng cách cắt vết nứt với độ dây 10mm và rộng 20mm theo dạng chữ V. Sau đó tiến hành bơm keo epoxy để phủ kín, lấp đầy khe nứt.
  • Lắp đặt ống dẫn lên miệng vết nứt sau đó phun keo epoxy bằng máy bơm áp lực cao vào sâu bên trong vết nứt.
  • Với các vết nứt quá sâu cần dùng ống bơm tiêm bơm keo epoxy vào.
  • Sau khi xử lý xong, dùng bạt hay tôn lá… phủ che lại bề mặt vết nứt đã được xử lý nhằm tránh bụi bẩn, tác động từ bên ngoài khi keo chưa khô hẳn.
Phương pháp xử lý bể nước bị nứt bằng keo epoxy

Cách xử lý chống thấm bể nước bị nứt bằng xi măng đông cứng:

Xi măng đông cứng với phương án dễ làm, chi phí thấp. Xi măng đông cứng chống thấm rất dễ sử dụng, dễ trộn, không cần thiết bị đặc biệt khi thi công, ninh kết rất nhanh đồng thời phát triển cường độ rất nhanh, độ kết dính cao, ngăn chặn nước tốt và chịu được áp lực nước cao…

Quy trình chống thấm bể nước bị nứt đơn giản, chỉ cần thực hiện tỉ mỉ và chuẩn xác qua các bước:

  • Tại các vị trí mà bê tông yếu, rỗ thì cần đục bỏ hết trước khi xử lý vì loại vật liệu này cần liên kết tốt với các bề mặt bê tông đặc chắc để đảm bảo công năng cho hạng mục về lâu dài.
  • Xác định chính xác điểm thấm trước khi xử lý, bằng cách dùng bột xi măng khô xoa đều lên bề mặt thì ngay lập tức các vết thấm sẽ hiện lên rất rõ.
  • Đục mở rộng ra 2 bên vị trí vết nứt khoảng 3 đến 5cm để tạo độ liên kết tốt nhất cho vật liệu.
  • Dùng tay pha trộn nhanh vữa đông cứng với nước theo đúng tỉ lệ sẽ ninh kết sau khoảng 30 đến 70s. Rồi thao tác bịt lại các điểm thấm chảy và làm liên tục như vậy cho đến khi các vết thấm được xử lý hoàn toàn.
  • Đợi bề mặt chống thấm khô hoàn toàn, nghiệm thu bằng cách dùng nước tháo vào bể sau đó kiểm tra vết nứt xem có bị rò rỉ nước nữa không.
Biện pháp xử lý bể nước bị nứt bằng xi măng đông cứng hiệu quả

Cách chống thấm bể nước bị nứt sử dụng keo trương nở gốc polyurethane:

Đặc tính của loại keo này là khi gặp nước sẽ nở ra gấp nhiều lần do đó sẽ ngăn chặn được các dòng nước thấm một cách rất dễ dàng. Keo có khả năng đàn hồi cao, nên nếu như vết nứt chuyển vị thì khả năng chống thấm của keo vẫn có thể sẽ được đảm bảo.

Có thể thi công nhanh chóng bằng cách sử dụng máy bơm áp lực và nó có thể bơm sâu vào trong kết cấu bê tông, cụ thể:

  • Xác định vị trí, kích thước điểm thấm, vệ sinh bề mặt rò rỉ nước.
  • Dùng máy khoan chuyên dụng khoan lỗ đường kính Ø13mm thẳng đứng tại ngay tại vị trí chính giữa điểm thấm nước cục bộ.
  • Mũi khoan có độ sâu thường bằng 1/2 độ dầy bê tông, khoảng các giữa các mũi khoan là 20-30cm.
  • Đóng các packê đầu kim van một chiều SL – 10 có đường kính Ø13mm và dài 90mm vào lỗ khoan.
  • Đóng Packê vào lỗ khoan sao cho phần roan su được cắm sâu vào bên trong.
  • Dùng cờ lê xiết chặt đầu Packê cho tới khi valve bám chặt vào bê tông.
  • Gắn đầu ống bơm của máy bơm chuyên dụng vào các packe chờ sẵn.
  • Dùng thiết bị bơm chuyên dụng bơm kep PU SL-668 dưới áp lực cao vào trong lòng bê tông. Bơm tới khi thấy keo  PU SL-668 tràn ra bên ngoài thì ngừng bơm.
  • Để keo kết tinh trong vòng 24h trước khi tháo bỏ packê.
Cách chống thấm bể nước bị nứt bằng keo trương nở gốc polyurethane

Trên đây là các cách chữa bể nước bị nứt gây rò rỉ hiệu quả từ những vật liệu chống thấm khác nhau.

Để thực hiện chuẩn xác và tận dụng tối ưu các phương pháp chống thấm trên, cần được thực hiện chuẩn xác bởi đội ngũ thợ thi công chuyên nghiệp.

Dịch vụ chống thấm bể nước bị nứt chuyên nghiệp tại Gọi Thợ 24/7:

Gọi Thợ 24/7 là công ty chống thấm uy tín nhiều năm kinh nghiệm chống thấm dột trên thị trường. Đến với dịch vụ của Gọi Thợ 24/7, quyền lợi của khách hàng sẽ được đảm bảo bởi:

  • Đội ngũ công nhân viên chuyên nghiệp từ khâu tư vấn đến khâu bảo hành.
  • Quy trình triển khai dịch vụ đảm bảo quyền lợi của khách hàng và chất lượng của công trình thi công.
  • Chất lượng công trình đảm bảo chống thấm 100%.
  • Chi phí chống thấm phải chăng và tối ưu, giúp tiết kiệm chi phí hợp lý cho khách hàng.
  • Chế độ bảo hành và chăm sóc khách hàng chất lượng.
Dịch vụ chống thấm, xử lý bể nước bị nứt chuyên nghiệp

Chi phí chống thấm bể nước bị nứt mới nhất tại Gọi Thợ 24/7:

STTDanh mụcĐơn giá [VNĐ/M2]1Màng chống thấm 2 thành phần: 3 lớp kết hợp với lưới gia cường190.000 – 290.0002Màng chống thấm rải trước270.000 – 310.0003Màng chống thấm Polyurea.440.000 – 510.0004Màng chống thấm dạng mao dẫn, thẩm thấu.140.000 – 240.0005Chống thấm bể bơi trọn góiLiên hệ

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công:

Với các công trình chống thấm bể nứt, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công chống thấm, bởi:

  • Số lượng vết nứt cần xử lý, mức độ vết nứt cần chống thấm.
  • Vật liệu chống thấm được sử dụng.
  • Diện tích chống thấm bề mặt cần thi công.
  • Số lượng thợ chống thấm tham gia thi công.
  • Vị trí cần chống thấm cho bể nước…

Với tất cả các vấn đề có thể ảnh hưởng đến chi phí thi công. Gọi Thợ 24/7 luôn mong muốn khách hàng hiểu nguyên tắc làm việc của chúng tôi.
Đó là, chúng tôi sẽ báo giá chi tiết và chuẩn xác tại nhà sau khi khảo sát chi tiết. Hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline 090 676 5021 – 091 104 8049.

Bài viết hướng dẫn các cách xử lý bể nước bị nứt – rò rỉ được hướng dẫn bởi chuyên gia chống thấm tại Gọi Thợ 24/7. Hãy tìm hiểu kỹ và thực hiện nhé!

Chủ Đề