Cảm nhận của em về vẻ đẹp của người phụ nữ qua tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

– Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Du:

  •  Nhan sắc, tài hoa: Độc Tiểu Thanh kí, Long Thành cẩm giả ca, Chị em Thúy Kiều…
  •  Khát khao tình yêu, hạnh phúc: Thẻ nguyên, Trao duyên…
  •  Cuộc đời bất hạnh: Long Thành cầm giả ca, Độc Tiểu Thanh kí, Nỗi thương mình…

– Nhận xét, đánh giá:

  •  Với hình tượng người phụ nữ, Nguyễn Du đã tiếp nối một đề tài truyền thống trong ca đao trước đó; so với các sáng tác cùng đề tài của văn học đương thời, Nguyễn Du có những khám phá, thể hiện riêng độc đáo. Nguyễn Du đã góp phần làm nên một truyền thống [nội dung] trong thi ca Việt Nam, khơi mở nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ sau này.
  •  Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Du luôn khiến người đọc yêu mến, trân trọng.

Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10

Bài làm văn mẫu

Với các nhà nhân đạo chủ nghĩa, người phụ nữ luôn là một trong những để tài lớn, khơi gợi cho họ nhiều cảm hứng sáng tạo. Hình ảnh người phụ nữ đã đi vào sáng tác của rất nhiều nhà.thơ, nhà văn, trở thành hình tượng nghệ thuật đậm giá trị thẩm mĩ, gây nhiều ấn tượng trong lòng người đọc Trong văn học trung đại, có một nhà thơ rất say mê với đề tài này, đặc biệt đến ông hình tượng người phụ nữ được khám phá một cách sâu sắc toàn diện. Nhà thơ đó chính là Nguyễn Du.

Nguyễn Du viết rất nhiều về người phụ nữ. Sáng tác quy mô, đổ sộ nhất của ông – Truyện  Kiều là sáng tác viết về người phụ nữ. Ngoài ra chúng ta còn có thể kể đến các bài ca, bài thơ khác như Long Thành cầm giả ca, Độc Tiểu Thanh kí, Sở biến hành.. Và cũng như các tác giả của ca dao dân ca trước, cũng như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm – những nhà thơ cùng thời, viết về người phụ nữ Nguyễn Du luôn luôn trân trọng ngợi ca nhan sắc cũng như sự tài hoa ở họ. Ông rung động trước những bài thơ dang dở [“phần dư”] của nàng Tiểu Thanh, một người con gái tài sắc vẹn toàn. Ông say mê tiếng đàn tuyệt kĩ của cô ca nữ ở Long Thành:

– Tiếng khoan thoảng thông ngàn gió thổi.

Tiếng trong như học gọi xa xăm

Mạnh như Tiến Phúc sét gầm

Buồn như tiếng Việt, Trạng nằm rên đau.

Và với Thúy Kiều – nhân vật trung tâm của Đoạn trường tân thanh – Nguyễn Du đã đành những câu thơ tuyệt bút để ca ngợi nàng:

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Trước khi tả Thúy Kiều, nhà thơ đã cho người đọc được chiêm ngưỡng  bức chân dung tuyệt đẹp của Thúy Vân – em gái Thúy Kiều:

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Nhưng rõ ràng so sánh về đẹp của hai chị em, Kiều có phần hơn hẳn. Đôi mắt nàng long lanh như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Chỉ gợi thôi và chỉ bằng một câu thơ thôi, tác giả đã làm nổi bật ở Thúy Kiều một đẹp về sắc sảo mặn mà, say đắm, một. vẻ đẹp khiến thiên nhiên tạo vật cũng phải nổi lòng đố kỵ hờn ghen.

Thúy Kiều không chỉ đẹp mà còn rất tài hoa. Cầm, kì, thi, hoạ, môn nào nàng cũng sành, cũng giỏi: .

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Người con gái nhan sắc, đa tài ấy cũng là người luôn luôn khao khát một tình yêu lứa đôi tự do, thủy chung trọn vẹn. Chính nàng đã táo bạo xé rào đêm tối — cũng chính là rào cần ràng buộc tình yêu nam nữ đã ngự trị hàng ngàn năm phong kiến — chủ động sang nhà Kim Trọng để bày tỏ lòng yêu: Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình. Chính nàng, chưa cần đến ưng thuận của cha mẹ đã cùng chàng Kim hẹn thê, đính ước:

Vừng trăng vằng vặc giữa trời,

Định ninh hai miệng một lời song song

Tóc tơ căn vặn tấc lòng,

Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.

Và cũng chính nàng, khi phải trao duyên cho em để làm tròn chữ “hiếu” trước, đã đau đớn đến xé lòng bởi lỗi hẹn với người yêu:

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!” .

Tiếng khóc của Thúy Kiều cũng chính là tiếng khóc của biết bao phụ nữ trong xã hội phong kiến thể hiện sâu sắc, day dứt một khát khao hạnh phúc, khát khao yêu đương cháy bỏng.

Những người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du đẹp là thế, tài hoa là thế, khát khao hạnh phúc là thế nhưng cuộc đời, số phận họ lại quá đỗi truân chuyên. Trải qua hai chục năm biến thiên dâu bể, người gảy đàn ở thành Thăng Long lặng lẽ xuất hiện như dấu tích đáng thương của thời đại:

Cuộc thương hải tang điền thấm thoát

Cõi nhân gian thành quách đổi đời

Tây Sơn cơ nghiệp đâu rồi

Mà lùng ca uũ một người còn trơ.

Đâu còn một cô cảm Xuân độ ấy đương hỏi ba bảy, Ánh hồng trang lộng lẫy mặt hoa nữa. Đâu còn tiếng đàn một thời làm nao nức lòng người, thay vào đó chỉ là vài âm sắc tàn tạ, lạc loài, cô lẻ.

Trong Độc Tiểu Thanh kí, chúng ta cũng bắt gặp một nhan sắc, tài hoa bị hủy hoại đến kiệt cùng:

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư,

Chi phấn hữu phần liên từ hậu

Văn chương vô mệnh lụy phần dư.

[Cảnh đẹp ở Tây Hồ đã thành gò hoang cả rồi,

Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.

Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết,

Văn chương không có thân mệnh mà cũng bị đốt dở.]

Nguyễn Du không trực tiếp kể lại cuộc đời và số phận Tiểu Thanh nhưng qua hình ảnh nhất chỉ thư [mảnh giấy] và hai câu thực, ta có thể hình dung được về một thân kiếp mong manh, bé nhỏ, bị chà đạp, vùi dập phũ phàng. Chi phấn [son phấn] và văn chương biểu trưng cho vẻ  đẹp hình sắc và cái đẹp tâm hồn. Son phấn có thần nên vẫn phải ôm hận  kể cả sau khi chết, văn chương không có thân mệnh cụ thể nhưng phải chịu sự hành hạ, phải mang luy. Vậy là cái đẹp nói chung đều phải chịu sự chà đạp không thương tiếc. Nhân vật Thúy Kiều trong thiên tiểu thuyết bằng thơ Truyện Kiều cũng không nằm ngoài quy luật “tài hoa bạc mệnh” đó.

Xem thêm các bài viết của tác giả Nguyễn Du

Mười lăm năm lưu lạc với bao nhiêu gió dập sóng dồi [Tố Hữu], Kiều đã phải trải qua những nỗi đau đớn ghê gớm nhất của một con người trở thành một vật bị trao đi bán lại. Hai lần bị bán vào nhà chứa, hai lần làm con ở và không biết bao nhiêu lần bị tra tấn, hành hạ uốn lưng thịt đổ dập đầu máu ra, không biết bao nhiêu lần Kiều ê chề, tủi hổ, quay quắt với kiếp đời bạc bẽo của mình, những tưởng một người con gái mảnh mai, yếu đuối như nàng không thể vượt qua nổi. Xây dựng hình tượng nhân vật Thúy Kiều Nguyễn Du đặc biệt đi sâu miêu tả bi kịch tinh thần trong nàng. Đó là lúc Kiều đau đến xé lòng khi phải dứt tình với mối tình đầu:

“Bây giờ trán gãy,gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng!

Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang! ,

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Mỗi lời nói của Kiều là một tiếng khóc nấc nghẹn, là tiếng kêu đứt ruột cho mối tình nàng đã dày công vun xới. Nỗi đau đớn cứ tăng lên mãi, đau đớn cho “phận bạc như vôi”, càng đau đớn do “phận bạc” nên đã phụ tình người mình yêu. Đó là lúc Kiều bàng hoàng giật mình, mình lại thương mình xót xa:

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?

Khi những cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm tạm lắng, khi tỉnh rượu tàn canh, khi một mình đối diện với chính mình là lúc Kiều giật mình  xa xót, bẽ bàng, tủi hổ hơn khi nào hết về sự đổi thay thám hại của thân phận mình. Các câu hỏi tu từ dồn dập cho thấy nỗi niềm thương tiếc khôn cùng cũng như nỗi đau thân phận trong nàng. Nỗi đau đó cứ dày lên theo mỗi lời thầm hỏi. Tưởng chừng như không ai có thể đau đớn, bị kịch hơn nàng nữa:

Người mù đến thế thì thôi,

Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi.

Viết về những người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh, hơn một lần Tố Như không thể giấu những giọt nước mắt đồng cảm, xót thương:

 Đau đớn thay phận đàn bà

Lẽ nào phận đàn bà trong xã hội phong kiến xưa lại bi thảm đến thế?

Trước Nguyễn Du, chúng ta đã bắt gặp những phận đèn.bè trong ca dao, trong truyện thơ. Họ cũng xinh đẹp, giỏi giang nhưng đúng là cũng lắm nỗi truân chuyên:

Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như giếng giữa đàng,

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

– Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa,

Bằng con chẫu chuộc thôi.

Cùng thời với Nguyễn Du cũng có rất nhiều nhà thơ viết hay về người phụ nữ, như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm.. Nhưng nếu như Hồ Xuân Hương chỉ quan tâm đến những người phụ nữ bình dân, Nguyễn Gia Thiều chỉ viết về người cung nữ trong cung cấm, Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm chỉ hướng đến người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến thì Nguyễn Du lại khóc cho hết thảy kiếp phận đàn bà, đặc biệt là những người con- gái hồng nhan bạc mệnh. Viết về người phụ nữ, nhà thơ luôn bày tỏ một tình cảm yêu mến, trân trọng, ngợi ca không đứng ngoài nhìn vào rồi khóc thương mà Nguyễn Du luôn nhập thân vào những nỗi đau đớn mà người phụ nữ phải chịu đựng.

Bởi thế nên tiếng thơ Nguyễn Du là tiếng khóc hết sức chân thành, sâu sắc,Nguyễn Du viết rất nhiều và viết hay về người phụ nữ. Tiếp nối một đề tài hấp dẫn trong ca dao dân ca, Nguyễn Du cùng những nhà thơ đương thời đã làm nên một truyền thống trong thi ca Việt Nam, khơi mở nguồn cảm hứng bất tận cho nhà văn, nhà thơ sau này. Và với người đọc, với những ai yêu mến Nguyễn Du, thì những Thúy Kiều, Đạm Tiên, Tiểu Thanh, cô cầm ở Long Thành… sẽ mãi là những nhân vật được yêu mến.

Video liên quan

Chủ Đề